MMOARPG: Cơ hội nào giữa làng game Việt?
Giữa làng game Việt, nơi một người bạn nước ngoài của tôi mô tả là “thiên đường auto”, thì liệu rằng cơ hội cho niềm hy vọng game online nhập vai hành động của game thủ Việt Nam lớn tới đâu?
MMOARPG (Action RPG), nếu định nghĩa bằng tiếng Việt, thì đây là một biến thể của game onlinenhập vai. Trong đó, một vài những khác biệt cơ bản đã biến chúng đến gần hơn với một tựa game hành động. Dĩ nhiên, sở hữu những điểm khác biệt, đồng nghĩa với việc những MMO nhập vai hành động cũng có sức hút rất riêng với cộng đồng game thủ, bên cạnh những tựa game nhập vai kiểu truyền thống.
Và rồi, những diễn biến trên thị trường game online Việt Nam thời gian vừa qua đã chứng minh cho một điều, sức hút của những game online nhập vai hành động cũng đang lớn dần trong cộng đồng game thủ. Từ những cái tên như Sát Thát Truyền Kỳ hay Dragon Nest (mặc dù chỉ là private server), một bộ phận cộng đồng game thủ Việt đã và đang có mong muốn làng game Việt sẽ quay trở lại những ngày tháng tuyệt vời, khi game đáng chơi, và nhà phát hành thì không sử dụng những webgame cùng cash shop để “làm tiền” game thủ.
Thế nhưng, giữa làng game Việt, nơi một người bạn nước ngoài của tôi, hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam mô tả là “thiên đường auto”, thì liệu rằng cơ hội cho niềm hy vọng kể trên của game thủ Việt Nam lớn tới đâu?
ARPG: Khác gì nhập vai truyền thống?
Nhìn chung, một tựa game nhập vai hành động sẽ sở hữu một số điểm khác biệt so với một MMORPG, từ mức độ quan trọng của trang bị, những dãy combo đẹp mắt đến cả môi trường trong game…
Khác biệt lớn nhất giữa một game ARPG và một game RPG chính là chỉ số của hệ thống vật phẩm cũng như chỉ số sức mạnh của nhân vật. Đúng, những chỉ số đó vẫn đóng vai trò quan trọng cho mỗi nhân vật ảo trong bất kỳ một tựa game nhập vai hành động nào, tuy nhiên thứ đóng vai trò quan trọng hơn những dãy số mô tả chỉ số cộng vào nhân vật, đó chính là kỹ năng của chính người chơi, cũng như những chuỗi combo dành cho mỗi lớp nhân vật.
Video đang HOT
Và khi nói đến combo, thì hầu như vấn đề luôn xoay quanh chuyện lớp nhân vật nào thì combo đẹp mắt, rút máu nhanh, hỗ trợ đồng đội hay, v.v… Nếu trong những MMORPG truyền thống, những chuỗi đòn đánh dài được thi triển chỉ với một mục đích duy nhất: Đem lại hiệu ứng hình ảnh, thì trong những game nhập vai hành động, đôi khi việc game thủ có khuất phục được một con quái vật, một con boss hay không lại phụ thuộc vào chính dãy combo đó.
Một số game nhập vai hành động, thay vì sử dụng hệ thống điều khiển nhân vật kiểu point n’ click thông thường, lại chọn cách điều khiển nhân vật giống một tựa game bắn súng góc nhìn thứ ba, với vai trò quan trọng hơn từ chuột (điều khiển góc nhìn nhân vật cũng như thao tác một vài chiêu thức). Điều này đã khiến cho một số MMOARPG trở nên cuốn hút hơn hẳn, với trải nghiệm gameplay mới lạ.
Cơ hội nào giữa “thiên đường auto”?
Quay trở lại thị trường game online Việt Nam, thực trạng đáng buồn mà rất nhiều bài viết trước đây đã khai thác, chính là căn bệnh thích ăn sẵn của game thủ Việt Nam. Việc những webgame hỗ trợ người chơi đến mức tối đa, thậm chí là tự động dò tìm đường, tự động đánh quái, tự động làm nhiệm vụ đã khiến cho làng game Việt Nam biến thành một nơi mà… “game chơi người chứ không phải người chơi game nữa” (nguyên văn câu nói của một người làm trong ngành công nghiệp game online Việt).
Chính vì căn bệnh này, mà vô tình cơ hội để những tựa game MMOARPG chiếm lĩnh thị trường game online Việt Nam cũng trở nên tương đối khó khăn. Sau vài năm webgame cũng như auto xuất hiện, thói quen chơi game của phần lớn game thủ trong nước đã khác rất nhiều với game thủ nước ngoài.
Đến đây, chắc hẳn sẽ có không ít game thủ bày tỏ ý kiến phản đối và cho rằng, vẫn có người này người kia, làm sao có thể áp đặt được thói quen chơi game không hay của game thủ cho cả cộng đồng?
Kỳ thực, giữa một thị trường với con số người chơi game lên đến 8 chữ số như ở Việt Nam, thì vài trăm, thậm chí vài nghìn bình luận trong mỗi bài viết, mỗi topic về game trong những diễn đàn trên internet e rằng chỉ mô tả một bộ phận thiểu số game thủ Việt Nam, những người đáng được coi là những người dám cháy hết mình vì tựa game họ yêu thích.
Khó, không có nghĩa là không thể
Nói một cách ngắn gọn, mặc dù chỉ là một bộ phận gamer thiểu số, tuy nhiên nếu được đặt đúng môi trường, cũng như các nhà phát hành có được chiến lược hợp lý cho những tựa game họ phát hành tại Việt Nam, thì cơ hội để những game nhập vai hành động vươn lên và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, một trong những thị trường game online đầy tiềm năng trong khu vực.
Theo GameK
Cận cảnh Panzar Game hành động chặt chém hấp dẫn
Hiện tại Panzar cho phép người chơi thưởng thức game một cách miễn phí và không giới hạn IP của bất kỳ quốc gia nào.Mới đây, GameK đã có dịp giới thiệu với các bạn độc giả những thông tin sơ bộ về tựa game nhập vai hành động hiện đang gây sốt tại thị trường Nga cũng như châu Âu, Panzar. Trong bài viết lần này, hãy cùng GameK điểm qua những nét chính khiến cho tựa game trở nên hấp dẫn với không ít các game thủ.
Ngắn gọn mà nói, thì Panzar không hề có một cốt truyện cụ thể nào cả. Người chơi sẽ mặc định trở thành một chiến binh giữa thời kỳ loạn lạc và phải chọn một trong hai phe &'Xanh' hoặc &'Đỏ' để tham gia mỗi trận đấu. Việc chọn lựa trận đấu cũng như sắp xếp đội hình đều được server đảm nhiệm hoàn toàn. Game thủ chỉ việc bấm nút Play, chờ đợi chút xíu là đã có thể sẵn sàng lâm trận.
Như đã giới thiệu trước đây, bốn chủng tộc trong game tạo ra 8 lớp nhân vật riêng biệt. Tộc Orc đóng góp hai lớp nhân vật Berserker và Tank, một chú trọng về tấn công, trong khi nhân vật còn lại có cả khiên để đỡ đòn. Những chiến binh human có thể trở thành Inquisitor (sử dụng hai kiếm) hoặc Paladin (pháp sư hồi máu cho team).
Những game thủ thích phép thuật có thể lựa chọn hai class Sister of Fire hoặc Ice Witch, một tấn công tầm xa, một hỗ trợ tầm gần của loài Elf. Còn lại, tộc người lùn đóng góp vào game hai nhân vật Sapper (sử dụng rìu) và Gunner (sử dụng búa). Cả hai nhân vật tộc dwarf đều có thể sử dụng công cụ để tạo ra những cỗ máy như súng máy hoặc hệ thống teleport cho đồng đội. Mỗi nhân vật đều sở hữu một bảng kỹ năng riêng biệt, cũng như những chế độ tấn công khác nhau.
Ở thời điểm hiện tại, Panzar chỉ sở hữu một chế độ chơi duy nhất là phòng thủ cứ điểm. Mỗi map sẽ có một cứ điểm, và nhiệm vụ của người chơi rất đơn giản: Phòng thủ được vị trí đó. Một team càng có nhiều game thủ đứng phòng thủ cứ điểm, thì điểm số sẽ càng tăng cao. Thêm vào đó, mỗi khi người chơi của một đội hạ gục được đối phương, thì đội đó sẽ có thêm điểm, trong khi đội còn lại sẽ mất điểm. Cuộc chiến sẽ kết thúc khi hết thời gian, hoặc một trong 2 đội chạm tới ngưỡng 500 point.
Hệ thống 11 map trong game khá đa dạng, cũng có đủ 2, 3 hoặc nhiều hơn số lane để game thủ triển khai thế trận, mặc dù hiện tại game thủ chỉ có thể lên đến level 5 là tối đa. Sau những trận chiến, mỗi người chơi sẽ được thưởng EXP, vàng và một số món đồ. Những món đồ này rất quan trọng với nhân vật vì sau này, việc craft đồ, từ những bình máu đến vật phẩm là rất quan trọng.
Đồ họa của game cũng cực kỳ ấn tượng. Nhờ vào việc sử dụng CryEngine 3 nên vật thể, bối cảnh cũng như chuyển động của nhân vật vô cùng đẹp mắt. Tuy rằng không thể so sánh với hàng "chính chủ" là Crysis 3 ra mắt cách đây ít lâu, thế nhưng nếu so với Crysis 3, đồ họa của Panzar nhẹ hơn rất nhiều.
Theo GameK
Nạn ngộ nhận về game MOBA tại Việt Nam Nếu không có sự nhận định đúng đắn của những game thủ về game MOBA, thì một ngày nào đó, khái niệm MMORPG client hay webgame nhập vai chưa biết chừng sẽ bị bóp méo bởi chính những chiêu bài PR của các nhà phát hành game. Kể từ khi những map DotA đầu tiên xuất hiện cho đến nay, chỉ nói riêng...