Mixel Man – Game mobile “lọt khe” gây nghiện như Flappy Bird
Mixel Man là một game mobile đơn giản nhưng cũng khá là gây nghiện và khó chịu giống kiểu Flappy Bird.
Mixel Man là game mobile 2D mà người chơi điều chỉnh bằng cách chạm vào màn hình để nhân vật có thể chui qua vừa những cái lỗ giữa chướng ngại vật. Game này chỉ tiêu tốn của Ryan Smith 5 tiếng để tạo ra. Anh ấy biết nó đơn giản, anh ấy cũng biết mặt âm thanh và hình ảnh thì quá là đơn giản nhưng không thể nào hạnh phúc khi đây chính là game do mình làm ra.
“Sau 10 tiếng làm việc một ngày, tôi về nhà, với lấy vài lon bia, ép bản thân mình phải viết ra một trò chơi chỉ trong vòng 5 tiếng,” Smith giải thích trên tờ Reddit Post “Tôi hoàn toàn giải phóng bản thân khỏi những suy nghĩ vụn vặt. Tôi chỉ nghĩ đến bản thân mình thôi”, “Đây sẽ là game tệ nhất từng có mặt, nhưng Chúa ơi, nó sẽ phải hoàn thành, và tôi sẽ cho ra mắt nó.”
Ý tưởng về Mixel Man đến với Smith khi anh đang loanh quanh trong phần thiết kế của Photoshop. Khi anh ấy tạo ra Mixel Man và những chướng ngại vật, anh ấy nghĩ đến việc xoay chúng theo chiều dọc cùng với những cái răng cưa nhô ra, và trò chơi thành ra giao diện hiện tại – không giống với những đa số game 2D các nhân vật cứ chạy mãi rồi nhảy qua các chướng ngại vật.
“Khá là lạ vì thường khi phát triển một game nào đó, tôi thường nghĩ tới cách chơi đầu tiên, rồi những thứ xung quanh nó”, Smith nói với Gamezebo. “Với Mixel Man thì lại là một con đường khác ngược lại”.
Video đang HOT
Áp lực về việc phải hoàn thành game trong vòng 5 tiếng khiến Smith phải ép bản thân mình tập trung vào những thứ quan trọng thay vì cứ lan man với những thứ không đâu. Trong lúc khẩn cấp, Smith nảy ra ý tưởng cho hình tượng Mixel Man là một thợ sửa máy. Nếu không có sự thúc giục đó, biết đâu đến giờ Mixel Man sẽ giống y chang với hàng tá trò chạy nhảy 2D ngoài kia. Hóa ra Mixel Man không phải là một game quá tệ. Hiện tại game được đánh giá là 4,3 sao trên Google play.
“Cho đến giờ mọi người có vẻ hứng thú với nó bởi sự mộc mạc, một trò chơi miễn phí để tự thử thách bản thân trong lúc rảnh rỗi.” Smith nói”Cho kế hoạch tương lai, Mixel Man vẫn sẽ như vậy thôi, nhưng tôi đang viết tiếp “phần kết” sẽ có thêm phần mở rộng và giới thiệu một và thử thách mới – và đấy chắc chắn không phải là thứ gì đó được thực hiện vội vàng trong 5 tiếng đồng hồ”.
Trong một thời gian ngắn mà Flappy Bird có thể lên hàng top đầu, một trò chơi có diện mạo như vậy, thì với Mixel Man cũng sẽ đáng để kì vọng rằng trò này sẽ làm nên điều tương tự.
Theo VNE
Vì sao Aiden Pearce là kẻ 'không thể yêu được'
Aiden Pearce là nhân vật ít để lại thiện cảm nhất cho người chơi trong lịch sử Ubisoft nói riêng và lịch sử game nói chung.
Watch Dogs, game hành động thế giới mở trở thành trò chơi bán chạy nhất của Ubisoft, vượt qua cả Assassin's Creed và Far Cry. Theo công bố của hãng, trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi phát hành, Watch Dogs bán được nhiều hơn bất kỳ tựa game nào của Ubisoft trong lịch sử. Một hậu bản kế tiếp chắc chắn sẽ nằm trong kế hoạch lâu dài của công ty, và không sớm thì muộn, Ubisoft cũng sẽ biến Watch Dogs trở thành một game phát hành hàng năm.
Watch Dogs là một game tuyệt vời được kết hợp nhiều ý tưởng thú vị và một hệ thống cài đặt thông minh, nhưng nó cũng mang lại sự mệt mỏi vì việc phối trộn quá nhiều thể loại lại với nhau. Có một số khoảnh khắc tuyệt vời và những tính năng trong Watch Dogs là rất thú vị, nhưng vẫn có đó những điểm lừa khiến cho game thủ mệt mỏi mà những người làm game đáng ra nên để nó lại trong quá khứ.
Và một trong những vấn đề lớn mà Watch Dogs gặp phải ở đây chính là nhân vật của nó - Aiden Pearce. Thông thường, khi nhắc đến game thế giới mở, game thủ sẽ nghĩ đến một trò chơi được thiết kế để lôi kéo game thủ chơi đi chơi lại nhiều lần trong một khoảng thời gian, và Watch Dogs đã được đầu tư kỹ lưỡng, thiết kế đa dạng để có thể đáp ứng cho yêu cầu ấy. Thế nhưng, một kẻ nhạt nhẽo và kỳ dị như Aiden Pearce đã phá vỡ tất cả. Đừng hiểu nhầm, Aiden không hẳn là kẻ vô đạo đức, dù xét ở mặt nào đó, chúng ta có thể xem Pearce là người như vậy. Thế nhưng không ai có thể phủ nhận đây là nhân vật chính đáng ghét nhất từng xuất hiện.
Căn nguyên của sự ghét bỏ này có lẽ cũng xuất phát từ những ấn tượng ban đầu mà Pearce đem đến cho mọi người: Một kẻ suốt ngày dán mắt vào điện thoại nhưng gần như chẳng bao giờ dùng nó để liên lạc với người khác. Và có lẽ Aiden cũng là kiểu người chẳng thể tạo được thiện cảm với người xung quanh, thường khi nói chuyện, anh không bao giờ nhìn thẳng vào người đối diện mà chỉ chú ý đến màn hình. Không ai hiểu được Aiden đang làm gì, đang lắng nghe họ hay chơi Flappy Bird. Điều đó vô hình chung đã tạo rào cản giữa anh với mọi người, kể cả ngay với chính Nicole, em gái mình. Có lẽ trong mắt người lạ, Pearce không gì hơn là một kẻ vô nghề ngỗng, lông bông và nghiện công nghệ. Chấm hết.
Nhưng một khi đã quan tâm thật sự đến Aiden Pearce rồi, game thủ mới nhận ra rằng anh là kiểu người không thể hiểu chính xác được. Nếu như nhắc đến GTA IV, người chơi thường nhắc đến hiện tượng Ludonarrative Dissonance (có nghĩa là sự khác biệt giữa bản chất game và bề nổi của nó) thì ở Watch Dogs, hiện tượng này lại xuất hiện lần nữa. Hành động của Aiden Pearce nhiều lúc rất quá đáng khiến người chơi không thể hiểu rốt cục anh là kẻ tốt hay người xấu. Anh có thể sẵn sàng ra tay ngăn chặn một vụ cướp, nhưng chỉ hai phút sau anh sẵn sàng móc hết tiền trong ngăn để găng tay trên xe hay hack tiền của một người nghèo nào đó không may mắn (Ở Mỹ năm 2012 chuẩn nghèo cho một hộ 4 nhân khẩu là 23.050 USD/năm hoặc 1.921 USD/tháng, đối với hộ độc thân là 11.170 USD/năm hoặc 931 USD/tháng).
Vấn đề này càng trở nên kỳ dị hơn khi tập trung vào các nhân vật khác trong game. Trước khi những màn hành động bắt đầu, Pearce và đồng nghiệp của mình, Damien tham gia vào một vụ hack đầy rủi ro tại một khách sạn, một nhiệm vụ mà kết cục của nó là thất bại và gia đình của anh ta bị sát hại một cách dã man. Cô cháu gái, Lena chết trong làn mưa đạn và đó là khởi đầu của một cuộc báo thù điển hình. Với những game có nội dung liên quan đến công nghệ cao, cảm xúc của con người sẽ giúp cốt truyện có cơ hội thăng hoa, đó là một sự lựa chọn thông minh của Ubisoft Montreal. Tuy nhiên, các nhân vật khác trong game lại tỏ ra rập khuôn thiếu sáng tạo, thiếu đi động cơ và tính cách thì đơn điệu. Những tên hacker "trẻ trâu" với khuyên tai? Có. Những nhân vật phản diện già đời? Có. Xã hội đen có cái tên ngu ngốc? Có. Câu chuyện cứ thế trở thành một hỗn hợp của những thứ dễ đoán biết, phủ lên toàn bộ cuộc phiêu lưu là những thứ phi logic. Thế nhưng, vẫn có những mẩu chuyện khá thú vị, chẳng hạn như các vụ án tìm người mất tích, những nhân vật khiến người chơi phải tò mò như Clara, Jordi Chin, T-Bone. Sự tò mò ấy đủ mạnh để khiến họ phải thầm ao ước giá đó là nhân vật chính chứ không phải anh chàng Aiden Pearce.
Watch Dogs không xuất sắc như kỳ vọng. Những hình ảnh Aiden Pearce trong chiếc áo khoác tối màu, gương mặt che kín đầy bí ẩn, chậm rãi thả bộ trên đường phố Chicago... chưa đủ gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người hâm mộ nhưng không vì thế mà chúng ta vội kết luận rằng Ubisoft chưa có đủ cơ sở để phát triển những phiên bản kế thừa trong tương lai, đưa anh chàng hacker này trở thành huyền thoại tiếp theo trong lịch sử phát triển game của hãng. Rất có khả năng ở phần tiếp theo Ubisoft sẽ tập trung khai thác những mảng tối trong cuộc đời của Aiden Pearce, vốn là điều rất nhiều game thủ quan tâm đến.
Theo VNE
3 Lý do nên chơi Game Việt trên smartphone ngay bây giờ Thời cơ để Game Việt lên ngôi đã đến!Có thể nói, chưa bao giờ Game Việt lại "bùng nổ" như năm 2014 này, hàng loạt studio mới xuất hiện sau những thành công chấn động thế giới củaFlappy Bird cùng với sự ra đời của hàng chục game mới đa dạng nhiều thể loại. Ngành Game Việt từ chỗ manh nha xuất hiện...