Mitsubishi và Subaru cuộc đua của ‘con nhà giàu’
Mitsubishi Lancer Evolution hay Subaru WRX hay hơn là chủ đề tranh cãi không ngừng suốt thập niên 90, 2000.
Fan của mỗi dòng tất nhiên luôn nghĩ rằng xe của mình là số một. Nhưng nếu là những tay đua và giới điệu mộ trung lập, lựa chọn tốt nhất nếu có thể, là có cả hai.
Chiến tranh
Gần một thế kỷ, trước khi ngành công nghiệp ôtô Nhật Bản mới ở thuở sơ khai, những chiếc chiến đấu cơ Mitsubishi đã gầm rú trên bầu trời và các chiến hạm của họ đã quần thảo khắp các đại dương. Chúng trở thành lực lượng tấn công của quân đội Nhật Bản trong Thế chiến II. Đồng đội của Mitsubishi trên bầu trời khi đó không ai khác, chính là người đồng hương – công ty máy bay Nakajima thành lập năm 1918, một trong những hãng chế tạo máy bay hàng đầu phục vụ Chính phủ.
Năm 1950 theo đạo luật chống Zaibatsu (những tập đoàn quá lớn thúc đẩy nước Nhật trước đó nhưng không còn phù hợp với thời đại sau chiến tranh bởi sự độc quyền và kiểm soát nền kinh tế) đã khiến Nakajima phải chia nhỏ thành 12 công ty con. 5 trong số này sau đó hợp thành Fuji Heavy Industries – công ty mẹ của Subaru sau này.
Cũng giống Nakajima, Mitsubishi buộc phải tách thành những công ty có quy mô nhỏ hơn, tuy vậy chúng vẫn là những gã khổng lồ trong từng lĩnh vực tham gia, bao gồm các thành viên chủ chốt: Ngân hàng Mitsubishi UFJ, Tập đoàn Mitsubishi và Mitsubishi Heavy Industries cùng các công ty khác. Năm 1970, phân nhánh ôtô được tách ra từ Mitsubishi Heavy Industries (MHI) chính thức lấy tên gọi là Mitsubishi Motors (MMC), hoạt động như một công ty xe hơi độc lập. Ngày nay MHI chỉ nắm giữ khoảng 10,7% cổ phần trong MMC.
Chiếc xe đầu tiên
Mitsubishi Model A. Ảnh: Mitsubishi
Mitsubishi được thành lập năm 1870 bởi Iwasaki Yataro – nhà công nghiệp và tài chính cấp tiến thuộc thời kỳ Thiên Hoàng Minh Trị. Tới đầu thế kỷ 20, nó đã trở thành một trong tứ đại Zaibatsu chi phối toàn bộ nền kinh tế, quốc phòng Nhật Bản cùng với Mitsui, Sumitomo và Yasuda. Lĩnh vực hoạt động của tập đoàn này trải dài từ công nghiệp tàu thủy, chế tạo máy bay, hóa chất, sắt thép, nhiên liệu cho tới dịch vụ tài chính, ngân hàng. Năm 1917, công ty tàu thủy Mitsubishi giới thiệu chiếc Mitsubishi Model A. Được coi là chiếc ôtô được lắp ráp theo quy mô hàng loạt đầu tiên của nước Nhật, tuy nhiên Model A nhanh chóng dừng sản xuất chỉ sau 22 chiếc bởi giá thành quá đắt đỏ so với những chiếc xe Mỹ và Châu Âu cùng thời.
Sau Thế chiến II, cả nước Nhật gồng mình từ đống tro tàn. Kenji Kita khi đó là CEO của Fuji Heavy Industries muốn công ty mới tái cấu trúc này tham gia vào lĩnh vực chế tạo ôtô thật nhanh chóng. Phân nhánh ôtô chính thức ra đời năm 1953, Kita chọn một cái tên mà ông hằng ấp ủ: Subaru – cụm sáu ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Kim Ngưu. Subaru 1500 sản xuất năm 1954 là mẫu xe đầu tiên nhưng chỉ có 20 chiếc được sản xuất do thiếu linh kiện trong giai đoạn khó khăn đó.
Tăng tốc tới vinh quang
Video đang HOT
Lịch sử suốt 42 năm qua của cuộc đua khốc liệt nhất hành tinh Dakar Rally vẫn tồn tại hai kỷ lục thuộc thể thức xe hơi: 12 lần vô địch và 7 lần vô địch liên tiếp. Cả hai kỷ lục đó thuộc về Mitsubishi cùng mẫu Pajero Evolution (được phát triển dựa trên nền tảng mẫu SUV Pajero từ năm 1982). Đóng góp cho thành công vô tiền khoáng hậu đó ngoài những tay lái huyền thoại còn có sự trợ giúp của công nghệ kỹ thuật.
Subaru 1500. Ảnh: Response
Xuất phát từ việc sản xuất xe địa hình theo hợp đồng cho Chính phủ Nhật Bản trong chiến tranh, Mitsubishi hiểu rõ cách tạo ra một chiếc SUV giúp nó sống sót và chiến thắng trên sa mạc. Pajero là mẫu xe đầu tiên của Nhật Bản cho phép chuyển từ chế độ dẫn động một cầu sang 2 cầu chủ động ở tốc độ tới 80 km/h mà tài xế không cần dừng lại. Cùng với các khóa vi sai, hệ thống cho phép chiếc xe 4WD hoạt động như một mẫu SUV AWD thực thụ. Công nghệ này chính là Super Select 4WD được hãng xe áp dụng từ Pajero thế hệ thứ 2. Di sản rực rỡ ở Dakar Rally thúc đẩy mạnh mẽ và đưa tên tuổi Pajero thành công lớn về mặt thương mại trong hai thập kỷ từ những năm 1990.
Subaru không tham gia Dakar Rally như Mitsubishi nhưng từ năm 1965, hãng xe đồng hương đã định hình mình là một tay chơi thể thao khi giới thiệu Subaru 1000, đánh dấu cột mốc cho sự xuất hiện của động cơ Boxer được trang bị cho hầu hết các mẫu xe trên 1.500 phân khối của công ty này.
Như sự sắp đặt của lịch sử, năm 1992 cả Mitsubishi và Subaru đều bắt tay chế tạo một mẫu xe hiệu suất cao với giá thành vừa phải để thỏa mãn mục tiêu duy nhất: dành chiến thắng. Vậy là Lancer Evolution (thường được gọi với tên Evo) và WRX ra đời. Kể từ đó, trận thư hùng giữa hai thế lực bắt đầu, ở cả những cuộc đua bất hợp pháp trên khắp các đường phố châu Á cho tới giải đua danh giá bậc nhất World Rally Championship (WRC).
Trong suốt một thập kỷ so kè tại WRC, Evo chiến thắng 4 lần, con số đối với WRX là 3. Nhưng nếu lấy tỷ số 4-3 để nói rằng Evo hay hơn WRX thì thật không công bằng. Trong cuộc đối đầu này, điều thú vị nhất không phải việc phân thắng bại. Jeremy Clarkson – người dẫn chương trình tạp chí Top Gear trong cuộc so tài giữa 2 mẫu xe này 7 năm trước bình luận: “cả hai đều tinh xảo, cả hai đều đến từ Nhật Bản, cả hai đều 4 chỗ, cả hai đều tăng áp, cả hai đều dẫn động 4 bánh, cả hai đều sinh ra trong thế giới để đua, cả hai đều 0-100 km/h dưới 5 giây và cả hai đều vút lên tốc độ tối đa 250 km/h”.
Liệu như vậy đã đủ thuyết phục người lái khỏi cần phải phân vân Evo hay WRX chưa?
Hướng về tương lai
Lancer Evo và WRX đời 2015. Ảnh: Motor Trend/Robin Trajano
Sự cạnh tranh và thói quen tiêu dùng toàn cầu thay đổi khiến Mitsubishi gặp khó ở chính những mẫu xe làm nên tên tuổi của họ trong các cuộc đua. Lần lượt Pajero và Lancer đều không còn phù hợp với thị hiếu mới, ở đó yếu tố vận hành và bền bỉ nhường chỗ cho công nghệ và thiết kế. Tất nhiên vẫn còn tập khách hàng trung thành, nhưng con số khiêm tốn không đủ giúp các sản phẩm như vậy tiếp tục thành công về mặt thương mại. Cũng giống Land Cruiser phải ngừng kinh doanh tại thị trường Mỹ, mẫu Pajero cuối cùng kết thúc vòng đời năm 2021.
Hậu duệ của “ông vua sa mạc” một thời vẫn còn là một ẩn số trong tương lai. Ít nhất hiện tại, khách hàng vẫn có thể lựa chọn mẫu SUV cỡ trung Pajero Sport mang chút tinh thần của đàn anh. Với làn sóng điện hóa, thậm chí nhiều người không biết vào năm 2010, i-MiEV từng là mẫu xe điện đầu tiên được sản xuất hàng loạt đủ khả năng chạy trên cao tốc. Chỉ tiếc rằng Mitsubishi đã không thể nắm bắt được cơ hội của người tiên phong.
Sau nhiều nốt trầm hơn một thập kỷ qua, hãng xe Nhật Bản dần tái cấu trúc tập trung cho cho các mẫu xe gầm cao có thiên hướng phù hợp đô thị hơn như Outlander hay Eclip Cross. Thiết kế từng được cho nhàm chán của xe Mitsubishi dần lột xác với sự khởi đầu của Outlander thế hệ mới vừa ra mắt. Trong cuộc cách mạng xe điện, Airtrek hiện là đại diện duy nhất của hãng xe 3 viên kim cương sắp được giới thiệu tại Trung Quốc.
May mắn hơn đối thủ Lancer Evolution, WRX vẫn được Subaru duy trì cho tới ngày nay. Tinh thần thể thao trong dòng máu hãng xe Nhật chưa từng phai mờ. Vẫn những đặc sản từ động cơ Boxer và hệ truyền động danh tiếng Symmetrical AWD, Subaru phát triển dải sản phẩm dựa trên thế mạnh vận hành của mình. Cùng với Porsche, Subaru là hãng xe hiếm hoi còn cung cấp động cơ Boxer trên xe hơi. Tuy vậy, thiết kế xe Subaru hiếm khi hợp lòng số đông khách hàng, đặc biệt tại châu Á. Từ năm 2017, công ty mẹ Fuji Heavy Industries chính thức đổi tên gọi thành Subaru Corporation trong nỗ lực đẩy mạnh hơn nữa hình ảnh Subaru tới khách hàng toàn cầu.
Đại lý rao bán Mitsubishi Lancer Evolution cuối cùng của cuối cùng: Giá gấp 3 lần niêm yết, mới không tì vết
Chiếc sedan thể thao Mitsubishi Lancer Evolution cuối cùng được rao bán trong bối cảnh xe được đồn đoán chuẩn bị có "người kế nhiệm tinh thần" ở phân khúc... SUV.
Chiếc xe đang được đại lý Baywest Mitsubishi tại Ontario, Canada rao bán thuộc phiên bản Final Edition cuối cùng chia tay Mitsubishi Lancer Evo với đồng hồ mới chỉ 99 km do quá trình vận chuyển. Đây là một trong 350 chiếc Final Edition được phân bổ cho thị trường Canada và thuộc 3.100 xe cuối cùng thuộc series Mitsubishi Lancer Evolution được sản xuất.
Điểm đặc biệt nhất của chiếc xe đang được rao bán, theo đại lý trên, là đây là chiếc cuối cùng thuộc phiên bản cuối cùng, đồng thời xe được bảo quản cực kỹ trong garage chuyên dụng của đại lý từ khi được hãng bàn giao tới nay với máy sưởi riêng đồng thời được chăm chút, bảo dưỡng thường xuyên.
Ngoại thất xe sử dụng tông trắng chủ đạo với một số điểm đặc biệt như huy hiệu độc quyền trên nắp cốp, mâm BBS, cánh gió cỡ lớn, hốc gió lớn hơn thường, cặp phanh Brembo đỏ...
Nội thất xe nhìn chung khá tiêu chuẩn với biển hiệu chứng minh xuất xứ "cuối cùng của cuối cùng" 350 trên 350, chỉ khâu đỏ trên ghế/cửa/táp lô...
Động cơ Mitsubishi Lancer Evolution Final Edition sử dụng là loại 2.0L I-4 tăng áp nâng cấp nhẹ công suất lên 303 mã lực, mô-men xoắn 414 Nm (bản gốc lần lượt là 291 và 407 đơn vị) được hộp số sàn 5 cấp kết nối với cả 4 trục.
Giá xe được đại lý rao bán ở mức 118.230 USD - con số cao gấp 3 lần giá gốc xe được Mitsubishi công bố vào thập kỷ trước.
Chiếc Mitsubishi Lancer Evo cuối cùng ở Canada đắt ngang Porsche 911 Chiếc cuối cùng trong số 350 xe Mitsubishi Lancer Evo Final Edition tại thị trường Canada đang được rao bán với giá gần 120.000 USD. Một trong những chiếc Mitsubishi Lancer Evo gần như mới toanh còn sót lại trên thế giới đang hiện diện tại Canada. Đây là model cuối cùng trong tổng số 350 chiếc Mitsubishi Lancer Evo Final Edition được...