Mitsubishi sẵn sàng bán nhà máy với giá 1 EUR
Với điều kiện bên mua phải đồng ý duy trì công ăn việc làm cho 1.500 nhân viên tại nhà máy của Mitsubishi ở Hà Lan.
Hôm thứ hai vừa qua, đích thân ông Osamu Masuko, chủ tịch hãng Mitsubishi, đã khẳng định sẵn sàng bán nhà máy ở Hà Lan với giá chỉ 1 EUR nếu bên mua đồng ý giữ lại 1.500 nhân viên. “Nếu 1.500 nhân viên nhà máy giữ được việc làm, chúng tôi sẽ bán toàn bộ tài sản với giá 1 EUR”, ông Masuko cho biết.
Đây là phát biểu sau quyết định ngừng sản xuất xe tại nhà máy đặt ở Hà Lan của Mitsubishi vào cuối năm 2012. Bản thân nhà máy đặt ở Hà Lan cũng là cơ sở sản xuất xe Mitsubishi duy nhất tại Châu Âu.
Nguyên nhân khiến hãng Mitsubishi quyết tâm rút chân khỏi làng chế tạo xe lục địa già chính là điều kiện vận hành khó khăn vì khủng hoảng nợ Châu Âu. Tuy nhiên, thông qua một chương trình phát sóng trên radio, ông Maxime Verhagen, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Hà Lan, đã gọi đây là một “lời thổi phồng không thể tin được”.
Trong khi đó, các hiệp hội thương mại Hà Lan dùng từ “thảm họa” khi nhắc đến kế hoạch ngừng sản xuất xe của Mitsubishi. Theo họ, khu vực phía nam Hà Lan hiện nay đang có tỷ lệ thất nghiệp rất cao. Quyết định của Mitsubishi chẳng khác nào “đổ thêm dầu vào lửa”.
Từ trước đến nay, nhà máy của Mitsubishi tại Hà Lan chịu trách nhiệm lắp ráp mẫu xe subcompact Colt và ôtô thể thao đa dụng Outlander. Tuy vậy, nhà máy lại đóng góp 5% tổng sản lượng toàn cầu của hãng Mitsubishi, tính đến tháng 3 năm ngoái.
Hiện nay, các hãng xe đang phải đối mặt với tình trạng buôn bán ế ẩm tại thị trường Tây Âu. Do đó, không ít hãng đã nghĩ tới việc chuyển hướng tập trung sang khu vực Đông Âu và những thị trường đang nổi khác.
Video đang HOT
Theo Mitsubishi, hãng sẽ tiếp tục cung cấp xe cho thị trường Châu Âu từ Nhật Bản và Thái Lan. Hiện nay, Mitsubishi đang xây dựng một nhà máy mới tại Thái Lan và nghiên cứu kế hoạch tăng sản lượng ở Trung Quốc cũng như Brazil. Đây là những thị trường hứa hẹn mang về doanh số bán hàng cao hơn các quốc gia đã phát triển.
Theo Autopro
Trung Quốc hạn chế đầu tư nước ngoài vào sản xuất ô tô
Trung Quốc sẽ ngừng khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất ô tô để tạo sự phát triển lành mạnh cho thị trường.
Bắc Kinh đã thay đổi danh sách các lĩnh vực công nghiệp và công nghệ mà họ muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài; theo đó sẽ giảm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ô tô và tăng sự tập trung vào các lĩnh vực mới nổi và các công ty trong nước.
Bà Jenny Gu, chuyên gia thị trường cấp cao của công ty nghiên cứu LMC Automotive ở Thượng Hải, cho biết, sự thay đổi này sẽ chấm dứt 7 năm ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất ô tô, gồm giảm thuế đối với trang thiết bị máy móc nhập khẩu phục vụ nhà máy ô tô.
Các quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 30/1/2012.
Theo công bố của Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia cũng như Bộ Thương Mại Trung Quốc, đầu tư nước ngoài vào việc phát triển xe thân thiện với môi trường sẽ vẫn được khuyến khích.
Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, đã thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư xây dựng nhà máy và hoạt động nghiên cứu của các nhà sản xuất ô tô nước ngoài.
GM, Volkswagen, Toyota và nhiều nhà sản xuất ô tô khác đã hoạt động tại Trung Quốc từ nhiều năm nay thông qua các liên doanh với doanh nghiệp nội địa. Các tập đoàn này đang phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về tăng trưởng và lợi nhuận, vì các thị trường Bắc Mỹ và châu Âu đã bão hòa.
Bà Gu cho biết, trong tương lai, các nhà sản xuất ô tô có thể khó xin được giấy phép xây dựng nhà máy mới, trừ phi họ đầu tư phát triển xe sử dụng năng lượng mới.
GM, nhà sản xuất ô tô nước ngoài lớn nhất tại Trung Quốc, cho biết, họ hy vọng chính sách mới này sẽ chỉ có tác động tiêu cực rất nhỏ đến các kế hoạch tương lai của tập đoàn tại Trung Quốc.
Lãnh đạo Volkswagen và Ford hiện từ chối bình luận về những thay đổi chính sách này của Trung Quốc đối với hoạt động của họ tại đây. Cả hai đều cho biết các khoản đầu tư của họ không bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, Ford cho biết vẫn trung thành với Trung Quốc.
Lãnh đạo Daimler và Toyota chưa có phản hồi về việc này, còn ông Akihiro Nakanishi, người phát ngôn của Nissan tại Quảng Châu, cũng từ chối đưa ra bình luận.
Thương hiệu trong nước chật vật
Mặc dù các công ty nước ngoài buộc phải liên kết với một công ty nội địa nếu muốn sản xuất tại Trung Quốc, nhưng các nhà sản xuất ô tô nước này vẫn chật vật phát triển.
Trung Quốc hiện có hơn 70 nhà sản xuất ô tô, nhưng 55 trong số đó chỉ chiếm 11% tổng doanh số, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.
"Volkswagen sẽ vẫn triển khai các kế hoạch phát triển tại Trung Quốc, trong đó có việc sản xuất xe chạy điện và xe sử dụng năng lượng mới, đồng thời sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm và công nghệ thân thiện với môi trường," Volkswagen cho biết trong bản thông cáo báo chí.
Trong khi đó, ông Kevin Wale, Chủ tịch GM Trung Quốc, trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây của kênh truyền hình Bloomberg cho biết tập đoàn dự kiến tăng 25% công suất trong vòng hai năm tới.
GM kỳ vọng sẽ vẫn là một "trụ cột" của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc.
Sự thay đổi về chính sách nói trên của chính phủ Trung Quốc có vẻ như sẽ đem lại nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất ô tô hàng đầu của nước này.
Giá cổ phiếu của Tập đoàn công nghiệp ô tô Thượng Hải (SAIC), doanh nghiệp ô tô lớn nhất niêm yết trên sàn chứng khoán Trung Quốc, đã tăng 4,1% lên 13,88 tệ/cp tại sàn Thượng Hải hôm 30/12/2011, mức tăng cao nhất trong gần hai tuần trở lại đây.
Tiêu thụ ô tô các loại tại Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2011 đã tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, tiêu thụ xe du lịch tăng 5,3% lên 13,1 triệu chiếc, theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Năm 2010, tiêu thụ ô tô của Trung Quốc tăng kỷ lục 32%.
Nhật Minh
Theo dân trí
5 sự kiện ô tô, xe máy đáng chú ý trong năm 2010 Năm 2010 sắp qua đi, đọng lại nhiều vấn đề cần suy ngẫm về thị trường ô tô, xe máy Việt Nam. Trước thềm năm mới 2011, hãy cùng Dân trí điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất liên quan đến lĩnh vực ô tô, xe máy tại Việt Nam trong năm 2010 vừa qua: 1- Thị trường ô tô trong...