Mitsubishi Eclipse Cross bổ sung động cơ dầu
Khách hàng tại thị trường Nhật Bản có thêm lựa chọn động cơ dầu diesel dung tích 2,2 lít tiết kiệm nhiên liệu hơn cho mẫu xe Mitsubishi Eclipse Cross.
Cũng giống như phiên bản Eclipse Cross chạy bằng xăng, mẫu xe sử dụng động cơ diesel có sẵn tại Nhật Bản với 4 phiên bản trang bị là M, G, G Plus Package và Black Edition. Dòng Eclipse Cross động cơ diesel đã bán ra thị trường Nhật Bản ngày 13.6, với mức giá dao động từ 3.061.800 yen đến 3.424.680 yen, tương đương 28.300 USD – 31.650 USD.
Đã từng được chào bán tại các thị trường châu Âu, động cơ dầu bốn xi lanh tăng áp của Mitsubishi Eclipse Cross 2019 tại Nhật Bản có công suất 143 mã lực ở tua máy 3.500 vòng/phút và mô men xoắn cực đại 380 Nm tại tua máy 2.000 vòng/phút, giảm nhẹ so với mức công suất 146 mã lực và mô men xoắn cực đại 388 Nm trên các phiên bản ở châu Âu.
Mitsubuishi Eclipse Cross sẽ là đối thủ đáng gờm của Honda HR-V và Hyundai Kona
Động cơ diesel 2,2 lít phun nhiên liệu trực tiếp được kết nối với hộp số tự động tám cấp, cùng với chế độ thể thao và hệ dẫn động bốn bánh tiêu chuẩn. Trong cấu hình này, Eclipse Cross được công bố có mức tiêu thụ lượng nhiên liệu trung bình là 14,2 km/lít (tương đương 7 lít/100 km) theo tiêu chuẩn WLTC.
Mitsubishi mô tả động cơ này là loại động cơ “diesel sạch” nhờ có hệ thống nước Urea Selective Catalytic Reduction (SCR) giúp giảm lượng khí phát thảy bằng cách phá vỡ và loại bỏ oxit nitơ (NOx) ra khỏi khí thải, trong khi đó lượng khí thải CO2 trung bình được đánh giá ở mức 182 g/km theo tiêu chuẩn WLTC.
Khoang nội thất rộng rãi là lợi thế của Mitsubishi Eclipse Cross
Ngoài ra, khách hàng có thể lựa chọn loại động cơ khác có sẵn tại thị trường trong nước là động cơ xăng tăng áp 1,5 lít có công suất 148 mã lực tại tua máy 5.500 vòng/phút và mô men xoắn cực đại 240 Nm tại tua máy trong khoảng 2.000 – 3.500 vòng/phút. Động cơ này chỉ đi kèm với hộp số tự động vô cấp CVT và có sẵn ở cả hai hệ dẫn động là hệ dẫn động cầu trước và hệ dẫn động bốn bánh.
Theo Thanhnien
Mazda CX-5 và Subaru Forester đổi mới để cạnh tranh
Phân khúc crossover tầm trung tại Việt Nam tháng 7/2019 sôi động với 2 mẫu xe Nhật Bản ra mắt cùng những thay đổi nhằm tạo lợi thế trong phân khúc vốn đã khá chật chội.
Subaru không là thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) nên doanh số của mẫu xe Forester không được công bố, song có thể thấy mẫu xe này không thường xuyên được bắt gặp trên đường mặc dù đã nhận được khá nhiều đánh giá tích cực về khả năng vận hành.
Mazda CX-5 kể từ khi ra mắt tại Việt Nam thường xuyên là một trong những mẫu xe ăn khách bậc nhất phân khúc. Doanh số của CX-5 trong tháng 6/2019 là 832 xe, tổng doanh số 6 tháng đầu năm là 6.160, chỉ đứng sau Honda CR-V. Vẫn đang "ăn nên làm ra", song với thị trường ôtô đầy biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt, Mazda buộc phải nâng cấp CX-5 để thu hút khách hàng.
Video đang HOT
Subaru Forester nâng cấp và giảm giá, Mazda CX-5 tăng giá
Subaru Forester từng được trình làng tại Triển lãm VMS 2018, song mẫu xe mới ra mắt thị trường được nhập khẩu từ Thái Lan thay vì Nhật Bản, do đó giá bán cũng thấp hơn khá nhiều. Subaru Forester có 3 phiên bản gồm 2.0 i-L, 2.0 i-S và 2.0 i-S EyeSight có giá bán lần lượt là 1,128, 1,218 và 1,288 tỷ đồng.
Mazda CX-5 2019 thế hệ mới có 3 phiên bản sử dụng động cơ 2.0L thay vì 1 phiên bản như hiện nay là Deluxe, Luxury và Premium có giá bán lần lượt là 899, 949 và 989 triệu đồng. Phiên bản cao cấp nhất là 2.5L Signature Premium có giá từ 1,019 đến 1,149 tỷ đồng. Phiên bản cao cấp nhất của CX-5 cao hơn phiên bản cũ 126 triệu đồng.
Mặc dù giá bán thế hệ mới của Subaru Forester đã giảm, song vẫn ở mức khá cao so với đối thủ CX-5. Đây là một rào cản giữa ý thích và quyết định "xuống tiền" của khách hàng đối với mẫu xe này.
Kích thước tương đồng, Mazda CX-5 có phần thể thao hơn
Subaru Forester có kích thước tổng thể (dài x rộng x cao) lần lượt là 4.625 x 1.815 x 1.730 mm, chiều dài cơ sở 2.670 mm, khoảng sáng gầm 220 mm. So với CX-5, Forester dài hơn 85 mm, hẹp hơn 25 mm và cao hơn 60 mm, khoảng sáng gầm cao hơn 5 mm.
Subaru Forester được trang bị mâm hợp kim 18 inch 5 chấu dày, khá hầm hố. Mazda CX-5 sử dụng mâm hợp kim đa chấu 19 inch có thiết kế khá giống mâm CX-8, khá thể thao.
Kích thước 2 xe về cơ bản là tương đồng, song ngôn ngữ thiết kế khác nhau khiến CX-5 có phần đầu dài, cái chi tiết bo tròn nên nhìn tổng thể, CX-5 tạo cảm giác "trường" xe và thể thao hơn.
Phần đầu Forester đậm chất châu Âu, CX-5 không đổi mới
Subaru Forester vẫn mang thiết kế hình hộp thực dụng với những thay đổi ở thế hệ mới là viền crom lưới tản nhiệt, hốc đèn sương mù, hệ thống đèn full LED. Các chi tiết ở phần đầu xe khá vuông vắn, mạch lạc, tạo cảm giác khá mạnh mẽ và bền bỉ.
Mazda CX-5 vẫn giữ thiết kế của thế hệ cũ với tản nhiệt dạng lưới, viền mạ crom, cụm đèn pha LED mảnh và dài có chức năng cân bằng góc chiếu và tắt/bật tự động, đèn sương mù LED thiết kế dạng thanh ngang, đèn LED định vị ban ngày thiết kế giống lưỡi kiếm khá bắt mắt.
Có thể thấy CX-5 có thiết kế thể thao và "điệu" hơn Forester. Cả 2 mẫu xe đều có phần đầu không khác biệt nhiều so với thế hệ cũ.
Nội thất Mazda CX-5 sang trọng hơn
Nội thất Forester có thiết kế đơn giản nhưng khá cao cấp với ghế bọc da, ghế lái và ghế phụ chỉnh điện và nhớ vị trí, màn hình cảm ứng 8 inch với cửa gió điều hòa đặt dọc khá "thời thượng". Vô-lăng bọc da tích hợp lẫy chuyển số. Điều hòa tự động với cửa gió hàng ghế sau. Các nút điều khiển trong xe được bố trí khoa học và dễ thao tác.
Nội thất CX-5 không thay đổi nhiều so với thế hệ trước với ghế bọc da cao cấp vô-lăng bọc da tích hợp phím điều khiển chức năng và lẫy chuyển số, điều hòa 2 vùng độc lập với cửa gió cho hàng ghế sau, ghế lái chỉnh điện, nhớ vị trí, màn hình trung tâm 7 inch khá nhỏ chủ yếu phục vụ giải trí, tích hợp sẵn Apple CarPlay/Android Auto, kết nối USB/AUX/Bluetooth. Các phím điều khiển cứng được bố trí hài hòa. Điểm mạnh của CX-5 là được trang bị hệ thống 10 loa Bose cho chất lượng âm thanh được đánh giá khá cao.
Xét về tổng thể, nội thất của CX-5 có nét đơn giản, tinh tế, sang trọng hơn so với nội thất của Forester. CX-5 được trang bị cửa sổ trời trong khi Forester không có trang bị này.
Subaru Forester có khoang để đồ thể tích gấp đôi CX-5
Subaru Forester có không gian hai hàng ghế rộng rãi, thể tích khoang hành lý 1.003 lít và có thể mở rộng lên 2.155 lít khi gập hoàn toàn hàng ghế sau. Đây là một trong những mẫu xe có khoang chứa đồ lớn nhất phân khúc bởi thiết kế xe vuông vắn, trần xe cao và cách bố trí nội thấy hợp lý, thực dụng kiểu châu Âu.
Dung tích khoang hành lý của Mazda CX-5 chỉ bằng một nửa Forester - 505 lít. Hàng ghế thứ 2 cũng có thể gập hoàn toàn để tăng không gian để đồ. Do thiết kế KODO với phần mui xe dài, do đó khoang xe của CX-5 không thật sự rộng rãi, cộng với trần xe vuốt thấp về phía sau khiến cho khoảng không trong xe càng bị hạn chế.
Xét về tính thực dụng, Forester chiếm ưu thế so với CX-5.
Khả năng vận hành - "vũ khí cạnh tranh" của Subaru Forester
Thế hệ thứ 5 của Subaru Forester được trang bị động cơ 4 xy-lanh nằm ngang, dung tích 2.0 lít cho công suất cực đại 156 mã lực, mô-men xoắn cực đại 196 mm, hộp số CVT và dẫn động 4 bánh AWD. Xe được trang bị nhiều chế độ an toàn hiện đại như cảnh báo chệch làn đường, cảnh báo điểm mù, điều khiển hành trình chủ động. Công nghệ Eyesight trên bản cao cấp nhất có 2 camera nằm ở trung tâm kính lái cho tầm quan sát tốt hơn camera và cảm biến thông thường. Hệ thống có thể tự động điều chỉnh ga và phanh theo tình hình thực tế trên đường ghi nhận được.
Mazda CX-5 thế hệ mới gần như là 1 phiên bản thu nhỏ của người đàn anh CX-8 với việc được trang bị hệ thống an toàn chủ động i-Activsense gồm nhiều công nghệ hỗ trợ người lái như cảnh báo điểm mù, cảnh báo chệch làn, cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi... Theo thông tin như nhà sản xuất, công suất động cơ của CX-5 thế hệ mới cao hơn thế hệ cũ khoảng 15%, như vậy công suất tối đa của động cơ 2.0L khoảng 170 mã lực, mô-men xoắn cực đại khoảng 230 Nm. Hệ thống G-Vectoring Control giúp thân xe ổn định hơn khi vào cua và hạn chế cảm giác bồng bềnh cho hành khách.
Subaru Forester được đánh giá cao nhất ở khả năng vận hành với động cơ bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu và bộ khung gầm chắc chắn. Hệ thống phân bổ lực kéo lên mỗi bánh cũng là đặc sản của Subaru, khiến cho chiếc xe này có thể vận hành tốt trong các cung đường bùn, cát lún hay đường đèo dốc.
Hệ thống an toàn và cảm giác lái của CX-5 được đánh giá là vừa đủ, không xuất sắc nhưng đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người sử dụng.
Mức tiêu hao nhiên liệu của 2 xe cũng khá tương đồng, khoảng 10 lít/100 km đường hỗn hợp.
Đánh giá chung
Với nhiều thay đổi, đặc biệt là giảm giá bán, Subaru Forester hy vọng có thể chiếm thêm thị phần trong phân khúc crossover hạng trung. Đối với các khách hàng đề cao cảm giác lái, sự chắc chắn của khung gầm, thân xe, thích các chuyến dã ngoại offroad trên một chiéc xe 5 chỗ tiện nghi thì Forester là một lựa chọn tốt.
Mazda CX-5 có lẽ sẽ vẫn là 1 trong 2 cái tên đáng gờm nhất phân khúc cùng với CR-V. Việc tăng giá bán khi nâng cấp thêm trang bị là điều bình thường, song CX-5 thời điểm này đã dần trở nên "quen mắt", cần phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa nếu không muốn đánh mất vị thế của mình.
Theo Zing
Cận cảnh mẫu ô tô sở hữu vẻ ngoài cá tính, giá chỉ từ 249 triệu đồng Thị trường xe hơi Trung Quốc vừa đón nhận thêm mẫu ô tô Baojun 510 mới, sở hữu vẻ ngoài cá tính, giá chỉ từ 249 triệu đồng. Baojun 510 là sản phẩm hợp tác của bộ ba liên doanh General Motor-SAIC-Wuling tại Trung Quốc. Chiếc Baojun 510 2019 sở hữu ngoại hình khá bắt mắt với chiều dài tổng thể 4.220 mm,...