Mít tinh tại Mexico phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép
Viện Hữu nghị và Hợp tác Mexico-Việt Nam đã tổ chức mít tinh đồng thời ra tuyên bố phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
ảnh minh họa
Ngày 25/6/2014, Viện Hữu nghị và Hợp tác Mexico – Việt Nam đã tổ chức cuộc mít tinh trước trụ sở Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Mexico để phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ban lãnh đạo và khoảng 100 thành viên của Viện cùng 8 cơ quan truyền thông và một số tổ chức chính trị – xã hội của Mexico đã tham gia cuộc mít tinh, phất cao quốc kỳ hai nước Việt Nam và Mexico, giương hàng chục biểu ngữ với nội dung đòi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, rút ngay giàn khoan và tàu bè hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, ủng hộ hòa bình và công lý.
Tại cuộc mít tinh, sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Virgilio Caballero, nguyên Hạ nghị sĩ Liên bang Félix Castellanos, Chủ tịch danh dự Viện Hữu nghị và hợp tác Mexico Việt Nam đọc bản “Tuyên bố của Viện Hữu nghị và Hợp tác Mexico – Việt Nam trước hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, tố cáo Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 từ ngày 2/5/2014, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, triển khai và duy trì lượng tàu lớn, trong đó có nhiều tàu và máy bay quân sự ở vùng biển này, ngăn cản và tấn công các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam nhằm bảo vệ hành động trái phép trên, nghiêm trọng hơn là còn đâm chìm một tàu đánh cá có 10 ngư dân Việt Nam vào ngày 26/5/2014 vừa qua.
Tuyên bố có đoạn viết: “Các hành động trên cũng đã vi phạm nghiêm trọng Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản trong việc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển được ký kết giữa Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam vào tháng 10/2011, đi ngược lại với Tuyên bố về Ứng xử của các bên liên quan trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký kết với ASEAN năm 2002, đồng thời, phớt lờ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; chúng tôi khẳng định lập trường đấu tranh vì hòa bình và sự tôn trọng vô điều kiện đối với chủ quyền của các dân tộc trên thế giới.
Theo đó, chúng tôi kêu gọi các Nhà chức trách cao nhất của Trung Quốc tôn trọng các thỏa thuận đã ký kết với Việt Nam và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các thỏa thuận cam kết giải quyết bất đồng bằng con đường hòa bình; kêu gọi Chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan dầu khí nói trên cùng toàn bộ tàu hộ tống đang triển khai trong vùng biển của Việt Nam, đồng thời chấm dứt các hành động đâm va tàu nhằm giảm căng thẳng ở khu vực và thúc đẩy bầu không khí hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia.”
Trong bản tuyên bố, Viện Hữu nghị và Hợp tác Mexico – Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ Mexico đặc biệt là Bộ trưởng Ngoại giao José Antonio Meade, gửi Công hàm Ngoại giao tới Chính phủ Trung Quốc, nêu rõ các nguyên lý cơ bản, các công ước và thỏa thuận về hòa bình đã ký kết trong khuôn khổ Liên hợp quốc, cũng như các hiệp ước và hiệp định quốc tế tái khẳng định chủ quyền của các quốc gia; đề nghị Thượng viện Mexico gửi thông điệp tới các Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam với lời kêu gọi gìn giữ hòa bình tại khu vực này; kêu gọi toàn thể xã hội dân sự Mexico tham gia chiến dịch “Vì hòa bình và chủ quyền của Việt Nam” được Viện Hữu nghị và Hợp tác Mexico-Việt Nam phát động để chuyển thông điệp tới Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Sau cuộc mít tinh, Ban lãnh đạo Viện chuyển bản Tuyên bố trên cho Đại sứ quán Trung Quốc ở Mexico.
Video đang HOT
Theo Dantri
Đừng vì những khẩu súng mà bắt chúng ta phải nhớ ơn!
Trước việc Trung Quốc lấy cớ từng giúp Việt Nam trong quá khứ để gây hấn ở biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, đừng vì những khẩu súng giúp nhau trong thời chiến tranh mà bắt ta phải nhớ ơn. Việt Nam mang ơn thì có cách trả ơn, chứ Trung Quốc không được áp đặt.
Sáng 26/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM (đơn vị số 1) khoá XIII đã có buổi tiếp xúc với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố.
Tại buổi tiếp xúc, đông đảo các ý kiến đều bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề chủ quyền quốc gia, hành động Trung Quốc gây hấn, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền trên biển Đông của Việt Nam. Các nhân sĩ, trí thức cũng bày tỏ tâm tư, tình cảm, đánh giá về kết quả của kỳ họp Quốc hội cũng như kiến nghị đối với các hệ thống luật để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện với nhân sĩ, trí thức sáng 26/6 tại TPHCM
Ủng hộ khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm đã nói rất nhiều về mối quan hệ thân tình giữa Việt Nam - Trung Quốc và hành xử của "láng giềng" trong suốt thời gian qua. Ông Lâm cho rằng, nên thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá lại tình đồng chí, tình láng giềng, tình bạn bè với Trung Quốc.
"Trung Quốc luôn tìm cách đưa lửa gần đến chúng ta với suy nghĩ lửa xa không cứu được lửa gần. Họ ép chúng ta không nên quan hệ với Nhật, Mỹ và Châu Âu. Họ nói chúng ta quan hệ như vậy là đi từ sai lầm này đến sai lầm khác rồi đến đại sai lầm", ông Lâm nói.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho rằng, ông cũng như bao người dân khác cảm thấy buồn khi rất nhiều dự án, hàng hóa... trên thị trường hiện nay đều có yếu tố Trung Quốc. Ông thắc mắc tại sao thương lái Trung Quốc về đến tận các vùng quê để làm lũng đoạn nền nông nghiệp mà không có biện pháp ngăn chặn. "Một tấc đất, một tấc sông của Tổ quốc là không thể bán. Ai bán, sẽ lãnh hậu quả rất lớn. Thế kỷ 21 này chúng ta có nhiều hướng. Chúng ta phải làm sao thoát ra lệ thuộc. Dẫu có đau đớn nhưng rồi cũng vượt qua", ông Lâm nói.
Ông Huỳnh Tấn Mẫm cho rằng, tình hình gây rối ở Bình Dương vừa qua cho thấy công an, chính quyền yếu quá. Công ty bị đốt thì không thấy xe chữa cháy đến, bị đập phá thì không thấy công an can thiệp. Ông Mẫm đề nghị phải kỷ luật Đảng Ủy tỉnh này qua sự vụ nêu trên.
Ông Mẫm cũng đánh giá cao đối với các ý kiến phát biểu của TPHCM tại kỳ họp Quốc hội. Tuy nhiên, ông cảm thấy tiếc nuối khi kỳ họp này không ra được nghị quyết liên quan đến việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
"Rõ ràng, hữu nghị là không còn. Nói là anh em khắng khít như môi với răng thì không thể cư xử như vậy. Chúng ta chơi bình đẳng. Tôi đề nghị kiện Trung Quốc ra tòa án", ông Mẫm nói.
Nhìn nhận lại vụ gây rối ở Bình Dương, ông Trần Ngọc Hổ đồng tình với ý kiến của ông Huỳnh Tấn Mẫm khi cho rằng, lãnh đạo các cấp không chỉ có lời xin lỗi là xong mà đáng bị cách chức. Ông Hổ cho rằng, kỳ họp Quốc hội thành công nhưng sẽ tốt đẹp hơn nếu có các chất vấn dành cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Ông Hổ bức xúc phản ánh việc xây sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất. Một số người người khoác áo quân đội, công an, đeo quân hàm cho oai để... chia đất. "Sân bay Long Thành (Đồng Nai), trước đây Mỹ không dám xây, Việt Nam xây là liều mạng. Đằng sau dự án này là gì mà sao bất chấp vậy?", ông Hổ bức xúc.
Ông Đặng Văn Khoa (Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM) mong muốn cần có Luật Biểu tình để người dân có cơ hội biểu lộ tình cảm của mình với đất nước, thể hiện dân chủ lên tầm mới chứ không phải dân chủ bao cấp.
Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp TPHCM cho rằng, hiện nay luật vẫn bất cập đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất, xuất khẩu. "Chúng tôi không sợ luật vì luật ngày càng tiến bộ nhưng sợ các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật. Luật mong sao càng ngày càng cụ thể, chi tiết để tinh giảm các hướng dẫn thi hành", ông Bé nói.
Nhân sĩ, trí thức TPHCM ủng hộ việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế
Không áp đặt mang ơn
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chia sẻ rất thẳng thắn, cởi mở các vấn đề mà không chỉ nhân sĩ, trí thức mà cả dân tộc đều quan tâm. Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam không lệ thuộc bất cứ vào nước nào khác. Quan điểm này xưa nay vẫn vậy, là nhất quán. Có chăng, là chỉ làm sâu sắc hơn, hiện thực hóa hơn đường lối này.
Với Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào, Việt Nam luôn thể hiện là quốc gia yêu chuộng hòa bình, hữu nghị trên cơ sở bình đẳng. Hòa bình, hữu nghị vốn là truyền thống tốt đẹp của 2 dân tộc có tự muôn đời. Việt Nam luôn quý trọng những gì Trung Quốc giúp đỡ trong thời gian qua. Nhưng, anh giúp tôi, tôi giúp anh. Chúng ta bình đẳng, tôn trọng.
Chủ tịch nước cho rằng, Việt Nam là nước nhỏ nhưng có trí tuệ và kiên định đường lối độc lập tự chủ chứ không ai chỉ dẫn. Nhờ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ nên kinh tế Việt Nam thay da đổi thịt từng ngày.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, ông đọc rất kỹ công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên, không có câu chữ nào cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.
Về biển Đông, Chủ tịch nước khẳng định, cái gì của chúng ta, có lịch sử, có luật pháp quốc tế công nhận thì đó là của chúng ta. Đời chúng ta đòi không xong thì đời con cháu chúng ta cũng đòi cho bằng được. Chủ tịch khuyên mọi người phải hết sức bình tĩnh, đừng để bị ai khiêu khích.
Về việc Trung Quốc nói từng giúp đỡ Việt Nam trong các giai đoạn khó khăn, trong quá trình giành độc lập, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Đảng và nhân dân Việt Nam không quên sự giúp đỡ nghĩa tình đó. Tuy nhiên, không vì sự giúp đỡ này mà áp đặt.
"Ta không quên ơn bội nghĩa nhưng đừng vì những khẩu súng giúp nhau trong thời chiến tranh mà bắt ta phải nhớ ơn. Họ cũng phải cảm ơn ta, nếu ta không chống xâm lược thì giặc cũng tràn vào họ. Không nên hành xử mang tính chất áp đặt. Mang ơn thì có cách trả ơn chứ không áp đặt", Chủ tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh.
Công Quang
Theo Dantri
Bằng chứng trên Biển Đông và câu trả lời kiểu Tần CốiTrung Quốc vẫn tiếp tục lối hành xử ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam; những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói. Trong khi Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đang ở Hà...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tiếng kêu thất thanh sau khi ô tô lao xuống ao, lật ngửa khiến người phụ nữ tử vong

Vì sao thực phẩm giả, kém chất lượng bán tràn lan tại TP.HCM?

TP.HCM: Xe đạp điện dựng trước kho hàng chuyển phát nhanh phát nổ, cháy ngùn ngụt

Thông tin mới vụ dầu gội, kem chống nắng của công ty chồng Đoàn Di Băng

Vụ sụt lún đường dẫn cầu Hòa Bình: Khảo sát không phát hiện túi bùn?

Đoàn kiểm tra bị 'nhốt' khi kiểm tra cơ sở chữa bệnh bằng nước

'Ngân 98' đến Sở An toàn thực phẩm TP.HCM trình bày những gì?

Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hết mái dột lại tới sàn lộ khe hở 'bẫy' hành khách

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
Thế giới
22:44:14 22/05/2025
Chàng trai gây sốt vì hát quá giống Mạnh Quỳnh
Tv show
22:37:11 22/05/2025