MIT phát triển AI có khả năng phát hiện và tạo ra các hình ảnh giả mạo
Việc kết xuất và chỉnh sửa hình ảnh kỹ thuật số có thể phải mất đến nhiều giờ liên tục, nhưng các nhà nghiên cứu đến từ MIT và IBM muốn thay đổi điều đó.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã huấn luyện AI cách tạo ra những bức ảnh chụp từ con số 0 và chỉnh sửa những vật thể có mặt trong bức ảnh đó một cách thông minh. Dù AI này sẽ mang lại những ưu thế cho các họa sỹ và nhà thiết kế, nó còn cho chúng ta thấy được phương thức các mạng lưới thần kinh nhìn nhận và học hỏi bối cảnh, và nhóm nghiên cứu hi vọng có thể nâng tầm công cụ này thành một sản phẩm có khả năng phát hiện ra những bức ảnh giả mạo hay đã qua chỉnh sửa.
Được đặt tên là GANpaint Studio, công cụ này hiện có bản demo cho phép tải về tại đây. Thay vì tự mình thêm một cái cây vào ảnh, bạn có thể ra lệnh cho công cụ đặt vật thế vào vị trí bạn muốn, và nó sẽ thêm cái cây phù hợp nhất với bối cảnh của bức ảnh. Bạn còn có thể xóa các vật thể, như xóa một chiếc ghế khỏi bức ảnh chụp phòng bếp chẳng hạn. Dù vẫn còn nhiều thứ phải hoàn thiện, nhưng nhóm nghiên cứu hi vọng GANpaint Studio một ngày nào đó sẽ có khả năng chỉnh sửa cả các video clip, để các nhà biên tập phim có thể dùng AI để thêm một yếu tố quan trọng nào đó đã bị bỏ lỡ khỏi khung hình trong khi quay.
GANpaint Studio
Một điều khá thú vị là trong quá trình phát triển GANpain Studios, các nhà nghiên cứu đã vô cùng ngạc nhiên khi khám phá ra rằng hệ thống đã học được những quy tắc đơn giản về mối quan hệ giữa các vật thể – như một cánh cửa thì không thể đặt giữa bầu trời được. Bởi GANpaint Studio sử dụng GAN – một tập hợp các mạng thần kinh được phát triển để cạnh tranh lẫn nhau – nó buộc phải thể hiện những lý lẽ của mình đối với các quyết định đưa ra, như tại sao lại không thể đặt một đám mây lên bãi cỏ… Thông tin đó có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn các mạng thần kinh học về bối cảnh như thế nào, và những gì chúng suy nghĩ theo lý lẽ thông thường.
Dù GANpain Studios giúp tạo ra những bức ảnh giả mạo dễ dàng hơn, nó còn giúp các nhà khoa học máy tính phát hiện ra được ảnh giả mạo. “ Bạn cần biết đối thủ trước khi có thể chống lại nó” – Jun-Yan Zhu, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Theo GenK
Huawei: Trang web về hệ điều hành HongMeng là giả mạo
Không lâu sau khi xuất hiện thông tin về website của hệ điều hành HongMeng OS với địa chỉ: https://hmxt.org/, các nhân viên của Huawei đã lên tiếng bác bỏ thông tin này và khẳng định đây là địa chỉ giả mạo.
Cách đây không lâu, truyền thông Trung Quốc đưa tin về một website có địa chỉ https://hmxt.org/. Theo đó, website được cho là nơi cung cấp thông tin về hệ điều hành HongMeng OS của Huawei.
Theo trang Gizchina, trang web này giới thiệu các tính năng cũng như tin tức liên quan đến hệ điều hành Huawei HongMeng nhưng có nội dung khá cũ và cũng chưa được đăng ký chính thức.
Ngoài ra, tên miền, truy vấn thông tin và ngôn ngữ của trang web này cũng có vấn đề. Mặc dù vậy, nó đã khiến rất nhiều người yêu thích công nghệ phải tò mò, đồng thời khiến Huawei phải mở một cuộc điều tra và trang web này đã bị gỡ bỏ sau đó.
Cụ thể, theo nhân viên nội bộ Huawei cho biết, trang web trên không phải là website chính thức của hệ điều hành HongMeng và tin tức rằng HĐH sẽ được phát hành vào cuối năm nay là không đúng sự thật. Nhân viên nội bộ Huawei cho biết: "Tôi không biết ai đang làm trang web này nhưng dễ dàng nhận thấy logo hệ điều hành không hề đúng. Đầu tiên, nó biến dạng kéo dài theo chiều ngang và logo của Mảng kinh doanh người tiêu dùng Huawei bị sai lệch".
Bên cạnh đó, Hu Houkun - phó chủ tịch Huawei đã trả lời với giới truyền thông rằng hệ điều hành HongMeng chưa được ấn định thời gian ra mắt. Ngoài ra, ông cũng nói rằng Huawei là một người ủng hộ trung thành của hệ sinh thái Android, các ứng dụng cũng như dịch vụ Google và các smartphone của hãng trên thị trường sẽ không bị ảnh hưởng.
Theo FPT Shop
Ông chủ Facebook cam kết mạnh tay xử lý tin giả bằng... AI Facebook sẽ bắt đầu xử lý nghiêm khắc với những kẻ giả mạo khi tung video và hình ảnh chỉnh sửa lên mạng xã hội lớn nhất thế giới. Mới đây, ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg cho biết Facebook sẽ bắt đầu truy tìm những "deepfakes" - chỉnh sửa ảnh và video giả mạo bằng trí thông minh nhân tạo AI (Artificial...