Mít kho tàu, món ngon dân dã
Có thể nói tất cả các “bộ phận” của cây mít đều có thể dùng được. Theo y học dân gian: Lá mít làm lợi sữa cho các bà mẹ sau khi sinh (thiếu sữa), chữa trị ăn không tiêu, cao huyết áp, chữa hen suyễn… Rễ mít trị tiêu chảy. Nhựa mít chữa nhọt vỡ mủ. Gỗ mít làm thuốc an thần (phơi khô sắc uống).
Mít có thể chế biến thành nhiều món ngon, nhưng lạ nhất ở các vùng quê là mít kho tàu.
Mít lựa trái còn non, dùng dao gọt bỏ vỏ (phần gai xanh), lấy phần da trắng và phần thịt (không cần bỏ cùi), xắt từng khoanh dầy khoảng 2 – 3 cm rồi rửa với nước lạnh nhiều lần cho sạch mủ (nhớ phải xử lý cho thật sạch vì mít non rất nhiều mủ). Phi dầu (mỡ) tỏi cho thơm, rồi cho mít vào chiên vàng hai mặt, múc ra dĩa. Xếp mít đã chiên vào nồi. Đổ nước dừa tươi vào ngập xâm xấp cùng với gia vị (nước tương, muối, bột ngọt…) cho vừa khẩu vị, bắc lên bếp kho với ngọn lửa liu riu, cho đến khi nước dừa rút cạn, mít mềm có màu nâu sẫm là được. Nêm nếm gia vị vừa miệng.
Video đang HOT
Mít kho tàu dùng chung với cơm nóng rất ngon. Vị ngọt ngọt và bùi bùi của mít hòa quyện với mùi thơm đặc trưng của nước dừa ăn rất “bắt”.
Theo PNO
Cháo trắng ăn kèm ba khía được yêu thích ở Sài Gòn
Món ba khía trộn tỏi, ớt ăn kèm cơm nóng hay cháo trắng đều rất ngon và đặc trưng.
Nếu một lần bạn về miền Tây và được thưởng thức món mắm ba khía, chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên được món dân dã mang hương vị đậm đà từ đặc sản vùng sông nước này.
Ba khía sống ở môi trường nước lợ, nơi các cửa sông... có ở các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ... Thoạt nhìn vào bạn sẽ thấy hình dáng con ba khía rất giống cua đồng, nhưng nhỏ hơn, càng dẹp, ại có thêm ba vạch ở trên chiếc mai màu sẫm.
Ba khía thường được chế biến thành nhiều món như ba khía sốt me, chiên bột, luộc sả ăn với muối tiêu chanh... Tuy nhiên, khi nhắc đến ba khía, người ta thường nhớ ngay đến món ba khía làm mắm rồi trộn tỏi ớt để dùng với cơm nóng hay cháo trắng. Đây là món ăn đặc trưng được nhiều người ưa thích.
Ba khía sau khi trải qua nhiều công đoạn chế biến sẽ trở thánh một món ăn ngon. Trước tiên, tách phần mình ba khía ra làm nhiều phần, sau đó thêm vào chanh, ớt, tỏi, đường. Vào mùa me non, bạn có thể giã nhuyễn me, tỏi, ớt để trộn ba khía.
Món ba khía có thể dùng kèm cơm nóng và các loại rau sống như dưa leo, rau thơm, rau răm... Tuy nhiên, ở Sài Gòn, ba khía ăn với cháo là món ăn đang được nhiều người ưa thích. Bạn có thể ghé tại số 174 Nguyễn Tri Phương, quận 5 để thược thưởng thức món ăn đặc trưng này kèm với cháo trắng.
Một tô cháo trắng thơm ngon, bốc khói dùng kèm với món ba khía trộn tỏi ớt cay cay, đậm đà sẽ giúp bạn ấm lòng hơn vào những lúc đói hay những khi trời mưa.
Thư Kỳ
Theo ngôi sao
Canh mít ốc đá lạ lẫm mà thật ngon Trong một lần công tác tại vùng miền núi An Lão (Bình Định), tôi tình cờ "lạc" vào một hội thi ẩm thực. Ở đó, các món chính dự thi không phải là đặc sản miền núi như thịt heo, dê, bò lúc lắc... mà là các món ăn dân dã, rặt chất địa phương. Đặc biệt là món canh mít ốc. Thấy...