Misophonia: Hội chứng “sợ hãi” âm thanh
Hội chứng Misophonia là một dạng rối loạn thần kinh trung ương, khiến cơ thể phản ứng bất thường với những âm thanh bình thường, cụ thể.
Misophonia là thuật ngữ tiếng Anh nói về một bệnh lý thần kinh. Người bệnh khi nghe những âm thanh bình thường như tiếng nhai thức ăn, tiếng gõ bút hoặc tiếng cót két của một cánh cửa, có thể dẫn đến cảm giác tức giận, lo lắng hoặc hoảng hốt.
Hội chứng Misophonia là một dạng rối loạn thần kinh trung ương, khiến cơ thể phản ứng bất thường với những âm thanh bình thường, cụ thể.
Nguyên nhân, triệu chứng Misophonia
Nghiên cứu khoa học cho biết, khoảng 29% người mắc hội chứng này, có xu hướng trở nên nóng nảy khi nghe tiếng ồn họ không thích và 17% số khác tỏ ra tức giận với các đồ vật. Một vài trường hợp mắc Misophonia cũng phản ứng với những âm thanh khó chịu, như tiếng thở nhẹ hoặc thì thầm, khiến họ dễ bị kích ứng do không thể bỏ qua những loại âm thanh ấy. Từ đó, họ bắt đầu xa lánh các cuộc giao lưu trong đời sống thường nhật cũng như các mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Một số âm thanh khác dễ gây kích hoạt Misophonia, phổ biến nhất là tiếng hơi thở nặng hoặc âm thanh của mũi, gây ảnh hưởng khoảng 64,3%. Âm thanh trong ăn uống ảnh hưởng khoảng 81%. Tiếng của ngón tay hoặc bàn tay ảnh hưởng khoảng 59,5%.
Một số hoạt động thể chất ảnh hưởng khoảng 11,9%. Bệnh còn bị ảnh hưởng bởi tiếng hắng giọng, chép môi, tiếng viết lách, tiếng giấy xào xạc, tiếng tíc tắc của đồng hồ, tiếng đóng sầm cửa xe, tiếng chim hót, dế hoặc các động vật khác.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra liệu Misophonia có phải do các bệnh lý tâm thần hoặc thể chất khác, như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn ăn uống, ù tai hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương hay không. Một số bệnh lý khác cũng liên quan đến Misophonia, nhưng không phải tất cả có thể lý giải các biểu hiện của Misophonia. Vì thế, Misophonia được xem là một bệnh lý khác biệt và độc lập.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm kích ứng và căm ghét, chuyển thành tức giận, thể hiện sự gây hấn bằng lời nói hoặc các tác động vật lý đối với các đồ vật và người đối diện. Có cảm giác lo lắng, áp lực ở ngực, tăng huyết áp, co thắt cơ, tăng nhiệt độ cơ thể và nhịp tim.
Chẩn đoán và kiểm soát
Không có cách cụ thể nào để chẩn đoán Misophonia, vì đôi khi có thể nhầm lẫn với rối loạn ám ảnh cưỡng chế, lo lắng hoặc rối loạn lưỡng cực. Điều này thường gây khó khăn cho bác sỹ trong việc chẩn đoán đúng bệnh. Hội chứng Misophonia không thể chữa khỏi, nhưng có thể kiểm soát bằng những cách như: Tư vấn với bác sỹ để có thể giúp kiểm soát rối loạn. Sử dụng liệu pháp kiểm soát ù tai (TRT) dành cho những người không thể chịu đựng được tiếng ồn. Trong liệu pháp, người bệnh được nghe những điệu nhạc hoặc âm thanh dễ chịu, giúp họ tạo ra mối liên kết tích cực với âm thanh, thông qua thực hành và tư duy có chủ ý.
Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) kết hợp với liệu pháp TRT, hỗ trợ thay đổi những liên kết tiêu cực từ những âm thanh kích hoạt Misophonia. Đây là liệu pháp hiệu quả trong việc kiểm soát hội chứng Misophonia, nhờ chủ yếu tập trung vào suy nghĩ, hành vi, cảm xúc của người bệnh để xác định các kiểu mẫu không lành mạnh và thay thế chúng. Ngoài ra, còn có những liệu pháp khác như nói chuyện, thay đổi lối sống như tập thể dục, ngủ đúng cách, tránh căng thẳng.
Misophonia thường phổ biến ở nữ giới. Một số người có các dấu hiệu của hội chứng này chủ yếu ở độ tuổi 9-13. Chứng này xuất hiện bất ngờ, có thể không xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân tác động nào từ tâm lý người bệnh hay hoàn cảnh khách quan. Hội chứng Misophonia có thể nhẹ hoặc nặng.
- Trường hợp nhẹ: Lo lắng. Khó chịu. Chán ghét. Muốn tránh khỏi đám đông huyên náo.
- Trường hợp nặng: Sợ sệt. Giận dữ. Phẫn nộ. Đau khổ. Thù ghét. Hoảng loạn.
Phương pháp chẩn đoán hình hình ảnh thường được sử dụng cho những người mắc Misophonia, để phân tích não. Nhằm phát hiện những âm thanh kích hoạt tạo ra các phản ứng trong vùng vỏ não trước trán – đây là một phần của não chịu trách nhiệm xử lý cảm xúc.
Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: Những điều cần lưu ý
Trên thế giới cứ 3 giây lại có 1 người mắc sa sút trí tuệ. Có 60-80% người sa sút trí tuệ mắc bệnh Alzheimer - căn bệnh không thể chữa khỏi và là nguyên nhân thứ 6 dẫn đến tử vong.
Căn bệnh này không chỉ gây gánh nặng về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.
Ảnh minh họa
Hiện nay, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, kéo theo những chuyển dịch về gánh nặng bệnh tật. Sa sút trí tuệ là một trong những bệnh điển hình nhất mà người cao tuổi ở Việt Nam thường mắc phải.
Sa sút trí tuệ gây nên gánh nặng lớn cho bản thân người bệnh cũng như người thân và xã hội. Các nguyên nhân chính gây ra sa sút trí tuệ gồm: Do bệnh Alzheimer (chiếm 60-80%); Do rối loạn thần kinh và chấn thương như chấn thương sọ não... Do bệnh nhồi máu cơ tim, viêm não, xuất huyết não; Do sự rối loạn nội tiết như bị mắc đái tháo đường, suy giáp...; Do việc lạm dụng các chất kích thích, sử dụng thuốc không hợp lý
Để phòng ngừa sa sút trí tuệ, người cao tuổi cần thực hiện các khuyến cáo sau của bác sĩ:
Thường xuyên hoạt động trí não như đọc sách báo, tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng; Người cao tuổi phải thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng...; Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ; Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy; Khi sử dụng các thuốc bổ não, dưỡng não cần có sự chỉ định và tư vấn của các chuyên gia y tế; Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và cần được thăm khám sớm khi có các triệu chứng; Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Chính vì vậy việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh nên thực hiện sớm tại các cơ sở y tế uy tín.
Theo BSCKII. Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng Phòng Tâm thần người cao tuổi, BV Bạch Mai
Uống thay ăn, giải pháp giảm cân mùa hè hay tự đầu độc cơ thể? | Mùa hè, nắng nóng khiến cơ thể mệt mỏi, ngại ăn, nhiều người lựa chọn việc uống thật nhiều thay ăn để vừa hạ nhiệt vừa giảm cân. Mùa hè nóng nực, cơ thể tự điều chỉnh nhiệt bằng cách tiết mồ hôi. Trong mồ hôi, thành phần nước chiếm 98%, chỉ có 2% còn lại là muối (natri) và sản phẩm...