MINUSMA hồi hương trên 3.300 nhân viên tại Mali
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali ( MINUSMA) ngày 30/9 cho biết trên 3.300 nhân viên của họ đã rời khỏi quốc gia châu Phi này kể từ khi tiến trình rút lui của Phái bộ bắt đầu, và phải kết thúc trước ngày 31/12/2023.
Binh sĩ thuộc Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại Mali (MINUSMA) tuần tra tại Fafa, gần Gao, Mali. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
MINUSMA nêu rõ, cho đến nay, 2.680 nhân viên của Phái bộ và 596 thành viên của Cảnh sát Liên hợp quốc (UNPOL) đã hồi hương.
Tổng cộng, 3.276 nhân viên của MINUSMA đã rời Mali kể từ khi quá trình rút quân bắt đầu. Hoạt động này không chỉ giới hạn ở quân đội và cảnh sát, khi có tổng cộng 91 nhân viên dân sự đã rút lui khỏi quốc gia châu Phi này, bao gồm 81 nhân viên quốc tế và 10 tình nguyện viên Liên hợp quốc.
Thông qua việc đóng cửa doanh trại Ménaka vào ngày 25/8, MINUSMA đã khép lại giai đoạn đầu tiên rút quân khỏi Mali. Ngoài Ménaka, Phái bộ trên cũng đã đóng cửa các căn cứ ở Ogossagou (Mopti), Ber và Goundam (Timbuktu). MINUSMA vẫn còn khoảng 10 căn cứ cần đóng cửa, bao gồm các căn cứ ở Kidal, Aguelhok và Tessalit (vùng Kidal), Sévaré, Douentza (ở miền Trung Mali), Gao, Timbuktu (ở phía Bắc Mali) cũng như 2 căn cứ ở thủ đô Bamako.
Nghị quyết 2690 của LHQ, được Hội đồng Bảo an thông qua ngày 30/6/2023, quy định “việc rút quân MINUSMA một cách phối hợp, có trật tự và an toàn, phải hoàn thành trước ngày 31/12/2023 và việc giải thể Phái bộ bắt đầu vào tháng 1/2024″. Theo người đứng đầu MINUSMA, ông El-Ghassim Wane, điều này tạo nên “thách thức to lớn”, với thời hạn “rất ngắn”, chỉ là 6 tháng cho việc giải thể một phái bộ đa chiều, chưa tính đến bối cảnh các cuộc cuộc tấn công khủng bố ngày càng gia tăng.
Kể từ khi bắt đầu quá trình rút quân vào ngày 1/7, MINUSMA đã ghi nhận nhiều cuộc tấn công nhằm vào các đoàn xe khác nhau của họ.
LHQ khẳng định hỗ trợ Mali điều tra các vụ tấn công
Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) đã cực lực lên án vụ tấn công sáng 22/4 nhằm vào doanh trại của lực lượng vũ trang sở tại ở miền Trung Mali.
Binh sĩ thuộc Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) làm nhiệm vụ tại Timbuktu, Mali, ngày 8/12/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, người đứng đầu phái bộ trên El-Ghassim Wane nhấn mạnh: "Thủ phạm gây ra vụ tấn công này phải được xác định nhanh chóng và đưa ra xét xử trước pháp luật. Vì mục tiêu này, MINUSMA sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ thiết yếu cho chính quyền Mali để tiến hành cuộc điều tra cần thiết".
Trong thông báo tối 22/4, Chính phủ Mali xác nhận 10 dân thường thiệt mạng và 61 người khác bị thương trong vụ tấn công nhằm vào khu vực sân bay Sevare ở thị trấn Mopti. Ngoài ra, lực lượng an ninh đã tiêu diệt 28 phần tử khủng bố.
Nằm ở khu vực Tây Phi, Mali đã phải đối mặt với một cuộc nổi dậy của lực lượng Hồi giáo cực đoan tại miền Bắc đất nước trong suốt thập kỷ qua. Các lực lượng phiến quân có quan hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda và tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã chiếm một vùng lãnh thổ đáng kể, khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa.
Bên cạnh đó, từ năm 2020 đến nay, Mali đã phải đối mặt với hai cuộc chính biến, khiến tình hình càng thêm phức tạp.
HĐBA LHQ thảo luận về tương lai của MINUSMA Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 27/1, trong một cuộc họp thảo luận về cách phát triển Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA), nhiều thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhấn mạnh đến việc không thể duy trì "nguyên trạng" Phái bộ này. Binh sĩ thuộc Phái...