Minh Vương – “công thần” hôm nay của Việt Nam: Mất cha từ nhỏ, từng thiệt thòi ngồi trên ghế dự bị nhìn Công Phượng – Xuân Trường đá chính
Trần Minh Vương có lẽ là cái tên sáng nhất hôm nay khi làm nức lòng người hâm mộ bóng đá Việt Nam đến tận những giây cuối cùng.
Tưởng chừng đội tuyển Việt Nam như sẽ có màn thua đậm 0-3 trước đội tuyển UAE, tuy nhiên, khi Tiến Linh và sau đó là Minh Vương lần lượt “lấy lại phong độ” trước khung thành của UAE, gỡ tỷ số 2-3 ở những phút cuối cùng. Netizen Việt gần như đã thở phào nhẹ nhõm, tuy thua nhưng vẫn ngẩng cao đầu bước vào vòng loại thứ 3 của World Cup 2022.
Trong trận đấu này, chiếm spotlight nhiều nhất có lẽ là cầu thủ Trần Minh Vương, anh đã có 1 pha kiến tạo giúp Tiến Linh ghi bàn, kèm theo đó là bàn thắng riêng cho mình ở những phút cuối cùng của trận đấu. Có thể nói trong trận Việt Nam gặp UAE tối nay, Trần Minh Vương chính là anh chàng “đẹp trai” nhất!
Minh Vương trong trận đấu tối nay của tuyển Việt Nam VS UAE
Trần Minh Vương (28/3/1995), quê tại xã Thụy Chính, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Anh hiện đang thi đấu cho đội tuyển quốc gia Việt Nam với vai trò là một tiền vệ, đồng thời là cầu thủ trẻ nhất được gọi lên đội I của Câu lạc bộ Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai.
Tuy nhiên, ít người biết rằng để có những thành công như ngày hôm nay, Minh Vương đã trải qua không ít sóng gió. Không hiểu vì lí do gì đó, Trần Minh Vương lại nhận được giấy báo nhập học Học viện HAGL Arsenal JMG muộn hơn những đồng đội trang lứa khác như Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh… Vậy nên cầu thủ người Thái Bình đành phải trở thành học viên của đội Năng khiếu – nơi tập hợp các cầu thủ bị loại sau khi lọt vào vòng chung kết đợt tuyển chọn khóa I năm 2007.
Dù Minh Vương may mắn được giữ lại HAGL, tuy nhiên, niềm vui không kéo dài lâu khi cậu nhận được tin buồn về sự ra đi đột ngột của bố. Khi ấy gia đình giấu nhẹm đi chuyện này vì sợ anh sẽ từ bỏ sự nghiệp cầu thủ, sau khi ổn định mới tiết lộ cho nam cầu thủ. Chú bé Trần Minh Vương lúc đó vẫn còn nhỏ tuổi, nhưng nỗi ám ảnh về việc rời xa người bố thân yêu vẫn là nỗi ám ảnh.
Sau khoảng thời gian 6 năm học tập, Trần Minh Vương chính thức đặt một chân vào chơi V.League với vai trò dự phòng vào năm 2013. Đến mùa giải 2014, anh thực sự đã bắt đầu toả sáng. Tuy là học viên ở lớp Năng khiếu, Trần Minh Vương là cầu thủ đầu tiên của lứa 1995 HAGL năm ấy được ra mắt sân chơi chuyên nghiệp. Anh đã giành danh hiệu Cầu thủ trẻ hay nhất V.League 2014.
Video đang HOT
Mùa giải năm đó, Minh Vương thi đấu 15 trận, ghi được 2 bàn thắng
Khó khăn của Trần Minh Vương bắt đầu từ khoảng năm 2015 khi CLB HAGL gây bất ngờ vì loại lứa cựu binh để đôn lứa cầu thủ trẻ tài năng, bao gồm Công Phượng, Đông Triều, Tuấn Anh, Xuân Trường… lên chơi V.League. Khi ấy, một dấu chấm hỏi lớn được đặt ra cho Minh Vương về cơ hội ra sân của anh. Trong năm 2015, anh chỉ được ra sân 7 lần và đa số chỉ ngồi trên ghế dự bị và chỉ ghi được 1 bàn thắng.
Trần Minh Vương từng vô cùng chán nản vì không có cơ hội ra sân
Không chọn cách trốn chạy sang các đội bóng nhỏ khác để thi đấu, Minh Vương vẫn chọn cách ở lại HAGL, chơi hết mình giữa lúc khó khăn vây quanh. Khi bộ ba Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh lần lượt sang nước ngoài thi đấu, Minh Vương được trở lại đá chính. Anh thi đấu bùng nổ hơn. Mùa giải năm 2016 kết thúc khi Trần Minh Vương ghi được 8 bàn thắng.
Trước khi Việt Nam sang thi đấu tại vòng loại lượt về của vòng 2 World Cup diễn ra tại Dubai, đã có không ít người hoài nghi lí do vì sao thầy Park Hang-seo lại triệu tập Trần Minh Vương. Nguyên nhân vì trước đó, chàng tiền vệ này đã gặp chấn thương, bị đau cơ ở trận giao hữu với U22 Việt Nam trước ngày lên đường sang Dubai.
Và pha kiến tạo cũng như làm bàn của Trần Minh Vương ngày hôm nay đã chứng minh một điều rằng thầy Park Hang-seo đã tin tưởng đúng người, đúng thời điểm. Bản thân Minh Vương cũng là một chàng trai có ý chí, luôn nỗ lực hết mình đáng để chúng ta học hỏi!
Hình ảnh ngoài đời của Trần Minh Vương:
Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn đã học đại học như thế nào?
Vài tháng nữa, những sinh viên Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn, Xuân Trường, Minh Vương, Văn Thanh... sẽ chính thức tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm TDTT TP. HCM.
Trong khi những sinh viên bình thường chỉ mất 4 năm để thành cử nhân thì các ngôi sao sân cỏ của HAGL và đội tuyển Việt Nam phải cần đến... 7 năm để ra trường. Vì sao vậy?
Công Phượng - Bí thư Đoàn
Năm 2014, nằm trong chương trình liên kết đào tạo giáo dục giữa HAGL và trường ĐH Sư phạm TDTT TP. HCM, nhóm các cầu thủ U19 Việt Nam lúc đó, gồm: Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Thanh, Văn Toàn... đã được tuyển thẳng vào trường. Tổng cộng, có 10 cầu thủ trở thành sinh viên, sau đó có thêm một số gương mặt của khóa sau, với tất cả hơn 30 cầu thủ, trong đó có cả trợ lý của câu lạc bộ, thầy của các cầu thủ tại HAGL là HLV Dương Minh Ninh.
Tuy nhiên, khác với các sinh viên khác, phải theo học tại TP. HCM, các ngôi sao bóng đá Việt Nam lúc ấy lại được học ngay tại Hàm Rồng, đại bản doanh của câu lạc bộ HAGL, nơi cũng đặt Văn phòng đại diện của trường ĐH Sư phạm TDTT TP. HCM, để tiện cho việc tập luyện và học tập. Ở lớp học đặc biệt này, trung vệ Trần Hữu Đông Triều được bầu làm lớp trưởng, trong khi ngôi sao Công Phượng là... Bí thư chi Đoàn.
Văn phòng đại diện trường ĐH Sư phạm TDTT TP. HCM tại Gia Lai, cũng là giảng đường của Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường...
Thế là, vào những buổi lên lớp, các cầu thủ chỉ việc tản bộ từ phòng ở đến phòng học chỉ chừng vài chục mét. Mặc dầu gần và thuận lợi vậy, phải mất đến gần 7 năm, những Công Phượng, Văn Toàn, Tuấn Anh... mới chuẩn bị tốt nghiệp.
Những sinh viên đặc biệt
Tiền vệ Minh Vương cho biết, do phải tập luyện và thi đấu thường xuyên, lớp chỉ học được khi rảnh rỗi. Vào mùa giải, khi thi đấu sân khách xa nhà không học được đã đành, ngay cả khi ở sân nhà, cầu thủ cũng phải ưu tiên tập luyện. Chưa kể, một số khác còn ra nước ngoài thi đấu. Trong khi Xuân Trường sang Thái Lan thi đấu, Bí thư Đoàn Nguyễn Công Phượng hết sang Bỉ lại Hàn Quốc thì lớp trưởng Đông Triều lại xuống Bình Dương theo diện cho mượn trong 2 năm.
Những trường hợp này đều phải bảo lưu kết quả học tập theo quy định. Vì vậy, theo lịch, lớp sẽ tốt nghiệp năm 2018 nhưng kéo dài đến tận bây giờ vẫn chưa xong. "Nhà trường và câu lạc bộ vẫn luôn tạo điều kiện cho tất cả cầu thủ hoàn thành chương trình một cách thuận lợi nhất. Mỗi dịp tập trung học, anh em lên lớp rất vui, thấy có không khí giảng đường và trải nghiệm đời sống sinh viên", Minh Vương cho biết.
Xuân Trường, Minh Vương trong một buổi học trực tuyến.
Nơi học tập tại Văn phòng đại diện của trường được trang bị đầy đủ tiện nghi, thoáng mát, đảm bảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập cho các thế hệ cầu thủ là sinh viên của trường. Ngoài những buổi học chuyên môn với các môn: Bơi, bóng ném... Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường... cũng phải hoàn thành hết các môn văn hóa như các sinh viên bình thường.
Thầy Nguyễn Thanh Đề, giảng viên chủ nhiệm của lớp cho biết, các cầu thủ sẽ lên giảng đường vào các ngày đầu tuần từ thứ Hai đến thứ Năm hoặc thứ Sáu, tùy vào lịch thi đấu trên sân nhà vào thứ Bảy hoặc Chủ Nhật được ưu tiên để thi đấu, đều đặn như vậy trong nhiều năm qua. Các môn học được dạy và thi theo kiểu "cuốn chiếu". Do đặc thù của vận động viên nên buổi tối là lúc để các cầu thủ học tập các môn lý thuyết, những ngày nghỉ là những ngày các chàng trai phải tranh thủ thời gian để hoàn thành những môn học thực hành để đảm bảo hoàn thành hết tất cả các nội dung học của nhà trường.
Mùa giải 2021 là lần đầu tiên sau nhiều năm, các cầu thủ này tập hợp đông đủ trở lại, cũng là năm học thuận lợi.
Là những cầu thủ nổi tiếng trên sân cỏ, chuyện đi học của những sinh viên đặc biệt này được cổ động viên quan tâm sát sao. Trên Fanpage của trường ĐH Sư phạm TDTT TP. HCM còn ghi lại câu chuyện những buổi học trực tuyến các môn lý thuyết khi dịch COVID-19 bùng phát. Sau một ngày tập luyện vất vả, Xuân Trường, Minh Vương trả lời giảng viên qua màn hình: "Chúng em tranh thủ ăn cơm xong rồi vào học chứ sợ trễ giờ, không đảm bảo đầy đủ nội dung bài giảng". Riêng Công Phượng thì: "Thầy ạ, em học xong rồi mới ăn cơm tối ạ!".
Sinh viên Nguyễn Công Phượng trong buổi học trực tuyến.
Những buổi học các môn bắt buộc như bơi, bóng ném hay thể dục đồng diễn... của lớp luôn diễn ra rất sôi nổi và đầy tiếng cười. Công Phượng ít khi để "sổng" cơ hội trước khung thành nhưng với bóng ném lại dễ dàng dứt điểm... bật xà ở khoảng cách... 2m khiến tất cả cười ồ. Hay Minh Vương cầm bóng, chạy đà và bật nhảy rất chuẩn nhưng đưa tay lên là... rớt luôn trái bóng. ThS Hồ Đắc Nam Trân - Phó khoa Thể dục, giảng viên trực tiếp hướng dẫn các cầu thủ học môn Thể dục đồng diễn kể, ông ấn tượng khi các sinh viên đặc biệt này thực hiện màn ráp chữ "HAGL" trên nền nhạc "Việt Nam ơi". Theo thầy Nguyễn Thanh Đề, dù có phần trắc trở nhưng đa số sức học của các cầu thủ đều rất khá, thậm chí có thể đạt loại Giỏi khi tốt nghiệp. Trong dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập trường vừa qua, những Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Thanh, Minh Vương còn được đích thân PGS. TS Châu Vĩnh Huy - Hiệu trưởng nhà trường đến thăm và trao tặng huy hiệu kỷ niệm.
PGS. TS Châu Vĩnh Huy - Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm TDTT TP. HCM (thứ tư từ trái qua) thăm các sinh viên Văn Thanh, Văn Trường, Tuấn Anh, Xuân Trường tại Gia Lai.
Theo thầy Huy, nhà trường đang nỗ lực để các cầu thủ hoàn tất chương trình đào tạo các môn và chắc chắn sẽ tốt nghiệp trong năm nay, đúng dịp kỷ niệm 20 thành lập Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai (2001 - 2021) và hướng tới chức vô địch lần thứ 3 tại V-League 2021. Nếu điều đó thành hiện thực, đó sẽ là "chức vô địch" lớn và ý nghĩa nhất mà những Công Phượng, Văn Toàn... có được. Với tấm bằng đại học Sư phạm TDTT, họ sẽ không chỉ là các cầu thủ mà còn chính thức đủ điều kiện chuyên môn để trở thành các nhà giáo.
Công Phượng cafe tán gẫu với Văn Toàn, Đặng Văn Lâm bình luận một câu nghe thấy thương Lâu lắm mới thấy đôi bạn thân Công Phượng và Văn Toàn đưa nhau "lên sóng". Nhưng hình ảnh hậu trường càng khiến fan cười lăn. Tối 3/3, tiền đạo Nguyễn Công Phượng chia sẻ trên Fanpage chính thức của mình bức ảnh tận hưởng buổi tối thảnh thơi bên ly trà cùng cậu bạn thân Văn Toàn. Khá lâu rồi fan mới...