Minh Thuận và 2 lần vượt bạo bệnh kỳ diệu như cổ tích
Ca sĩ Minh Thuận từng trải qua 2 lần bạo bệnh, khiến anh mất cả sự nghiệp. Nhưng nhờ nghị lực phi thường, anh đã vượt qua và tiếp tục dành thời gian cho nghệ thuật.
Trước khi thông tin ca sĩ Minh Thuận bị mắc ung thư phổi đến với công chúng, thì ít người biết rằng, trước đó, Minh Thuận đã từng 2 lần mắc bạo bệnh. Nhưng kỳ diệu, cả hai lần anh đều vượt qua được như kỳ tích. Hy vọng, với nghị lực phi thường của mình, ca sĩ Minh Thuận một lần nữa sẽ vượt qua chứng bệnh nan y này, để trở lại với công chúng yêu nghệ thuật bằng tài năng thiên bẩm của mình.
Minh Thuận từng muốn buông xuôi vì bị điếc
Minh Thuận thời đỉnh cao của nghề hát
Ca sĩ Minh Thuận sinh năm 1969, anh tham gia ca hát từ nhỏ, 5 tuổi được mẹ dẫn vào tham gia ca hát trong ca đoàn nhà thờ, nhưng sự nghiệp của anh thật sự bắt đầu vào năm 1984 tại Nhà Văn hóa Quận 5.
Nhưng người hâm mộ biết đến Minh Thuận từ năm 1992, khi anh kết hợp song ca cùng ca sĩ Nhật Hào. Cặp song ca với phong cách trẻ trung và những điệu nhảy đồng bộ hết sức đặc trưng cùng với mái tóc dài tinh nghịch đã gây cơn sốt đặc biệt đến khán giả đưa đôi song ca đến đỉnh cao nhất của sự nghiệp và xuất hiện với hầu hết các chương trình sân khấu ca nhạc lớn nhỏ. Có đêm cả hai đã chạy show 22 điểm trong một đêm diễn trong thành phố Sài Gòn và đến nay chưa có ca sĩ nào vượt qua được kỷ lục này.
Đến năm 1996, khi Nhật Hào sang Mỹ định cư, Minh Thuận bắt đầu sự nghiệp so lo của mình. Bằng tài năng và sự cố gắng, Minh Thuận đã dần dần khôi phục sự nghiệp đơn ca, trở thành một trong những ca sĩ hot nhất thị trường những năm 90 đầu năm 2000.
Tuy nhiên, khi đang ở đỉnh cao nhất của sự nghiệp thì một biến cố lớn đã sảy ra với Minh Thuận vào năm anh 31 tuổi. Minh Thuận chia sẻ về quãng thời gian này: “Năm tôi 31 tuổi, show diễn về nhiều như lá đổ chiều thu. Có tin được không, tôi chạy show 13 ngày liên tục khắp Nam chí Bắc, thời gian nghỉ ngơi duy nhất là trên xe. Ăn trên xe, ngủ trên xe, đến địa điểm là luyện tập và… hát. Hát xong ở Hà Nội, tôi bay ngược vô Sài Gòn. Hát xong Sài Gòn, tôi lên xe du lịch về Rạch Giá (Kiên Giang) hát tiếp. Chào khán giả ở Rạch Giá xong, tôi ngồi máy bay ra thẳng Huế. Vừa kết thúc ở Huế, lại ngược ra Hà Nội. Tôi làm việc như ngày mai mình không còn cơ hội để đứng trên sân khấu nữa. Và rồi, tôi đã trả giá. Một cái giá rất đắt. Kiệt sức, tôi đột quị. Nằm trong phòng cấp cứu, tôi được bác sĩ cho biết dây thần kinh thính giác của tôi đã bị virus ăn mòn, nên tôi sẽ bị điếc cả hai tai.” Minh Thuận cho biết đây chính là thời điểm hoảng sợ nhất trong cuộc đời anh.
Anh là một nghệ sĩ đazinăng
“Tôi hoàn toàn không nghe thấy được nhịp đời xung quanh mình, chỉ có nỗi chán chường và cảm nhận hàng đống thuốc truyền vào cơ thể mình.”, Minh Thuận chia sẻ.
Sau khi xuất viện, Minh Thuận chỉ có một ước muốn là trở lại được bình thường, bằng bất cứ giá nào. Rồi như một cái duyên hạnh ngộ, có người cứ nằng nặc muốn gặp Minh Thuận. Người này dắt Minh Thuận đến gặp vị giám đốc một doanh nghiệp gốc Việt, quốc tịch Singapore. Vị giám đốc nói, anh biết thông tin về chứng bệnh của Minh Thuận. Anh có nhã ý muốn giúp tôi điều trị từ A đến Z chứng bệnh này và anh cũng biết một bác sĩ người Đức điều trị về thính giác rất giỏi. Còn 3 tuần nữa là Minh Thuận sang Đức để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật, giấy tờ, visa… đều đã xong. Bệnh viện ở Đức cử chuyên gia sang Việt Nam, kiểm tra thính lực của anh lần cuối trước khi xuất cảnh. Thì bất ngờ, tai Minh Thuận lại phục hồi được 50% khả năng nghe. Năm 2007, tai phải của Minh Thuận đã nghe tốt được khoảng 70%. Có thể nói, đây là kỳ tích trong y khoa.
Minh Thuận kinh hoàng về thời điểm bị liệt dây thần kinh
Minh Thuận với vai Lâm caro trong “Cô gái xấu xí”
Video đang HOT
Sau thời gian bị điếc, Minh Thuận đã hạn chế hơn trong việc ca hát. Anh chuyển sang làm những công việc tĩnh hơn, nhưng vẫn liên quan đến nghệ thuật. Minh Thuận sau đó làm casting, tham gia sản xuất các bộ phim, diễn kịch… Năm 2008, Minh Thuận tham gia vai Lâm caro trong bộ phim truyền hình “Cô gái xấu xí” và lập tức gây được ấn tượng. Thậm chí, đến tận bây giờ, nhiều người vẫn gọi anh là Lâm caro.
Sau nhiều năm vắng bóng trên các sân khấu ca nhạc cũng như không cho ra bất kỳ một sản phẩm âm nhạc nào, năm 2014, Minh Thuận bất ngờ xuất hiện trong chương trình Gương mặt thân quen. Nam ca sĩ cho biết lý do duy nhất khiến anh nhận lời chính là ý nghĩa của chương trình. Một thí sinh đoạt giải nhất trong đêm thi đồng nghĩa với việc nghệ sĩ ấy đã có trong tay 50 triệu đồng để làm từ thiện.
Minh Thuận trong chương trình Gương mặt thân quen
Ít ai biết Minh Thuận từng phải xin Ban tổ chức cho mình rút khỏi danh sách tham dự khi mắc căn bệnh liệt dây thần kinh ngoại biên vào cuối năm 2013, đây cũng thời điểm anh vừa đồng ý nhận lời mời tham dự chương trình.
Minh Thuận cho biết vào tháng 11/2013, một hôm ngủ dậy, anh bỗng thấy cơ mặt hoàn toàn bị liệt, không cử động được. “Sau khi đi khám bác sĩ thông báo rằng tôi bị liệt dây thần kinh ngoại biên, phải chữa trị gấp và chỉ có thể bình phục lại 90% sau 1 tháng điều trị”.
Nam ca sĩ chia sẻ, cảm giác của anh lúc đó vừa tuyệt vọng, vừa đau khổ. Có thể đối với nhiều người, họ luôn cho rằng phát hiện bệnh sớm, chữa trị được là điều vui mừng nhưng đối với một diễn viên như anh, đây lại là một điều kinh hoàng vì “nghề này đòi hỏi phải diễn xuất nhiều trên gương mặt” – anh nói.
Trong quá trình điều trị bệnh, Minh Thuận chỉ chia sẻ với một số người thân trong gia đình và ca sĩ Phương Thanh vì anh cũng không có nhiều bạn trong giới showbiz để tâm sự.
Trong chương trình này, anh xuất sắc giành ngôi vị Á quân
Trước khi chương trình Gương mặt thân quen quay hình, Minh Thuận được chữa trị khỏi hoàn toàn. Sau lần mắc bệnh, anh luôn dặn mình phải sống hết mình nên trong mỗi phần thi Minh Thuận luôn cố gắng chuẩn bị chỉn chu để cháy trên sân khấu, vì không biết còn được đứng dưới ánh đèn đến ngày nào.
Mỗi lần nhớ lại những ngày điều trị căn bệnh liệt dây thần kinh, nam ca sĩ cho biết, anh không tránh được cảm giác rùng mình. Dù vậy, anh luôn cố gắng tạo cho mình sự lạc quan trong cuộc sống và công việc. Minh Thuận cho rằng: “Bây giờ tôi mới thấy được nghị lực là điều quan trọng như thế nào, chỉ cần có nghị lực là tôi có thể làm được bất cứ điều gì”.
Theo giadinhvietnam.com
Kỳ diệu sông băng trong sa mạc Iran
Ẩn sâu trong những sa mạc rộng lớn ở Iran là những bí ẩn bất ngờ về địa lý mà không phải ai cũng biết tới.
Núi Zard-Kuh, dãy núi cao 4.200 m giáp sườn phía tây của sa mạc trung tâm Iran, ẩn chứa một bất ngờ thú vị: ngay rìa của sa mạc nóng rẫy là một dãy các dòng sông băng cận nhiệt đới.
"Phần lớn các du khách châu Âu tới Iran đều sống ở những đất nước có nhiều núi cao, vì vậy tôi phải rất khó khăn mới có thể thuyết phục được họ tới chiêm ngưỡng núi Zard-Kuh. Đến nay, tôi chỉ mới đưa 3 đoàn du khách tới đây, nhưng tất cả họ đều cho rằng đây chính là điểm nhấn của chuyến đi" - anh Farshid Zandi hướng dẫn viên của Công ty lữ hành Zandi Tours, chia sẻ.
Sông băng trong sa mạc Iran. Ảnh: Ian Lloyd Neubauer.
Ban đầu, anh Ian Lloyd Neubauer đến Iran để chiêm ngưỡng những nhà thờ Hồi giáo, cung điện, quảng trường và các khu vườn thanh lịch đã truyền cảm hứng cho câu tục ngữ có từ thế kỷ 17: Isfahan là một nửa của thế giới. Vì vậy, anh đã rất ngạc nhiên khi được anh Zandi đề nghị đến thăm núi Zard-Kuh để gặp bộ lạc du mục Bakhtiari sống gần những dòng sông băng.
Khởi hành từ 8 giờ sáng, một nửa hành trình của họ đi qua những sa mạc bán khô hạn vòng quanh TP Isfahan. Rất nhanh sau đó, những đỉnh núi phủ màu trắng dần xuất hiện cùng với các mảng cỏ xanh.
Quang cảnh tuyệt đẹp trên đường đi. Ảnh: Ian Lloyd Neubauer.
Phần lớn mọi người không biết rằng Iran có rất nhiều tuyết và đường trượt tuyết đẳng cấp thế giới. Mặc dù những nơi phổ biến nhất nằm ở dãy núi Alborz, thủ đô Tehran nhưng ngôi làng Chelgre, nơi anh Neubauer đang đến, cũng là một khu nghỉ mát khá tốt.
Thác nước Sheikh Khan, nằm cách làng Chelgre 9 km, là một trong vô số thác nước được tìm thấy ở dãy Zard-Kuh. Đứng trước dòng thác, du khách có thể cảm nhận được mùa xuân đang tràn ra từ khắp các vách núi của sa mạc. Theo anh Neubauer, nước tại đây trong lành đến nỗi có thể uống ngay lập tức mà không cần đun sôi.
Thác nước Sheikh Khan trong vắt. Ảnh: Ian Lloyd Neubauer
Đi qua ngọn thác, họ bắt gặp một gia đình du mục thuộc bộ lạc Bakhtiari đang chăn dê dọc con đường. Trước đây, Bakhtiari là một bộ tộc chuyên săn bắn thú rừng như sói, cáo, linh cẩu và báo tại vùng núi Zard-Kuh. Tuy nhiên, đến khi người Bakhtiari và những bộ lạc khác tại Iran bắt đầu sử dụng vũ khí hiện đại, các loài động vật hoang dã ở vùng núi này giảm dần theo thời gian. Đến năm 1973, khu vực trên trở thành vùng được bảo tồn và cấm săn bắn.
Tộc người Bakhtiari dành 8 tháng trong 1 năm sống ở tỉnh Khuzestan phía nam Iran. Đến cuối tháng 4, họ di cư đến vùng núi Zard-Kuh để tránh cái nóng thiêu đốt của mùa hè có khi lên tới 50 độ C và ở lại đến giữa tháng 9.
Cuộc di cư thường niên này từng là một hành trình khắc nghiệt kéo dài 1 tuần khi người Bakhtiari buộc phải đi bộ xuyên qua sa mạc và gió tuyết. Ngày nay, họ di chuyển bằng xe hơi và xe tải.
Một người phụ nữ thuộc bộ lạc Bakhtiai đan len để may quần áo. Ảnh: Ian Lloyd Neubauer
Sau khi đi khoảng 20 km qua thác nước Sheikh Khan, đoạn đường nhựa kết thúc và một con đường đất xuất hiện. Không khí ở đây khá mát mẻ - một điều bất thường trong mùa hè tại Iran - trong khi quang cảnh xung quanh đẹp đến đáng kinh ngạc.
Tại đây có dòng sông Zayandeh Rood (Dòng sông sự sống) chảy xuyên qua thung lũng. Đây là một trong những dòng sông dài nhất ở Iran, có khả năng cung cấp hàng tỷ lít nước từ tuyết tan cho các thành phố sa mạc như Isfahan và Yazd.
Dòng sông Zayandeh Rood chảy qua thung lũng. Ảnh: Ian Lloyd Neubauer
Sau khoảng 3,5 tiếng đi đường, anh Neubauer đặt chân đến Chama Qar Yakhi, một trong các khu dân cư lớn nhất núi Zard-Kuh với khoảng 100 người Bakhtiari sinh sống. Vùng đất này vốn thuộc sở hữu của họ từ nhiều thế hệ qua mặc dù bộ tộc này rất yêu thích phong cách sống nay đây mai đó. Người Bakhtiari không phải trả thuế, sống theo quy tắc của riêng họ và tự cung tự cấp. Dù vậy, phong cách sống du mục không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng.
Vài năm trước đây, nguồn thu nhập chính của anh Reza Abdullah, một người thuộc tộc Bakhtiari, đến từ việc bán thịt, sữa và len cho các nhà buôn địa phương. Nhưng gần đây, anh và những người Bakhtiari khác đã có cơ hội tăng thêm thu nhập bằng cách nấu ăn cho các nhóm du khách Iran đến núi Zard-Kuh cắm trại.
Thịt nướng tại đây được làm từ những con cừu mới được giết mổ là loại ngon và mắc tiền nhất.
Được nướng trên than hồng, món kebab truyền thống của Iran rất mềm và đậm vị. Ảnh: Ian Lloyd Neubauer
Sau khi ăn trưa, anh Neubauer được Ahmed, một người dân địa phương, dẫn đi xem nhữngdòng sông băng. Cái gần nhất nằm ở chân một hang động với dòng nước màu trắng chảy từ phía trên xuống. Dòng sông bị bụi che phủ nhiều đến mức chỉ có thể phân biệt được nó thông qua một khối băng phía trên.
Một dòng sông khác lớn hơn nằm sâu bên trong hang động với chiều dài khoảng 100 m kéo lên phía trên núi. Khi nhìn sang khung cảnh sa mạc xung quanh, dòng sông kỳ diệu này khiến người ta có cảm giác nó chỉ là ảo ảnh chứ không phải sự thực.
Theo mô tả của anh Neubauer, mặc dù phần đá khá mềm giống như một cục tuyết được vo lại nhưng dòng sông vẫn rất trơn. Ahmad dẫn họ đi chậm sang rìa của dòng sông và đứng trên một tảng đá cuội, phía dưới là dòng nước lạnh thấu xương. Tại đây, họ nhìn thấy một khoảng trống đang dần hình thành giữa sông băng và dòng nước.
Ahmed giải thích rằng đến tháng 8, một đường hầm đủ lớn để đi vào sẽ được hình thành bên dưới dòng sông băng. Cái tên Chama Qar Yakhi (có nghĩa là "hang động băng" trong phương ngữ Bakhtiari) vốn xuất hiện từ hiện tượng này.
Một hang động được hình thành giữa sông băng và dòng nước bên dưới. Ảnh: Ian Lloyd Neubauer
Theo Người Lao Động
Những ngôi nhà cổ tích có thực giữa đời thường ở châu Âu Nhiều du khách cho biết, họ cảm giác như mình là Alice và đang lạc vào thế giới thần tiên khi chiêm ngưỡng những ngôi nhà ở vùng Scandinavia. Công trình bao phủ bởi cỏ tuyệt đẹp này thuộc về một nhà thờ nhỏ ở khu vực Oaefi, Iceland, được xây dựng vào năm 1884. Nhiều du khách đã miêu tả, nơi đây...