Mình cùng buông tay anh nhé!
Buông tay để biết rằng mình không hối hận khi đi bên cạnh nhau mà cả hai không cùng nhìn về một hướng.
Anh à!
Khi đặt bút viết những dòng này cho anh, em đã khóc rất nhiều, em bỗng nhận ra trái tim mình yếu đuối, nhói đau khi buộc phải nói hai từ “chia tay”.
Chắc giờ này anh cũng đang buồn như em, em biết anh đã thức mấy đêm liên tiếp để để nhìn lại những kỉ niệm mà hai đứa mình đã từng đi qua, để đưa ra những quyết định cho hiện tại và suy nghĩ về tương lai, khi mà cả hai rồi sẽ rẽ hai con đường khác nhau.
Em chưa bao giờ hối hận khi đã yêu anh, với em đó là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời bởi em đã yêu và được yêu.
Mối tình đầu khi ấy thật đơn sơ, giản dị.
… Là những lần hai đứa lê la những quán cóc ven đường, anh nhìn em ăn ngon lành mà ngập tràn hạnh phúc.
Là những lần anh cùng em dạo bước trên con đường rợp xác phượng ban trưa và mùi hoa sữa đâu đó thoảng qua
Là những lần anh dạy em thả con diều bay lên bầu trời cao vút, em giả vờ giận dỗi… bắt đền anh mỗi khi diều đứt dây, anh luống cuống làm lành sao đáng yêu đến lạ…
Là những lần hai đứa mình gấp thuyền giấy thả trôi sông, chiếc thuyền nhỏ xíu nhưng chở đầy ước mơ cháy bỏng.
Là những buổi chiều đạp xe trên những triền đê gió lộng, em ngồi sau xe anh cười khúc khích… và em vẫn thích mỗi lần được ôm anh từ phía sau.
Là những ngày học bài ôn thi vất vả, em ngủ gật bị anh cốc đầu mắng nhẹ… em phụng phịu kêu đau, bắt anh phải dỗ dành như trẻ nhỏ.
Video đang HOT
Là những lần em được anh cõng trên lưng dọc bãi biển quê mình, sóng biển vỗ bờ dào dạt, hai đứa mình hì hục xây lâu đài trên cát… để rồi thủy triều lại cuốn phăng đi… em tiếc hoài và em hiểu được thế nào là “dã tràng xe cát”.
Đó còn là những giận hờn con nít, những lời yêu thương vụng dại, là những cái nắm tay siết chặt và nỗi nhớ vô bờ khi anh đi học xa nhà… Em mong manh đợi chờ và hy vọng.
… Đó là lý do mình nên buông tay để biết đâu còn thổn thức khi nghĩ về nhau.
Rồi quê mình phất lên nhờ quá trình đô thị hóa, nhà nào cũng lên đời nhờ bán đất, bán ruộng. Nhà anh cũng bỗng chốc trở thành tỉ phú của một vùng quê nghèo khó, quanh năm chân lấm tay bùn. Anh được gia đình trang bị đầy đủ tiện nghi, không thiếu thứ gì. Anh bắt đầu thay đổi cách ăn mặc, xe cộ, cách đi đứng nói năng, anh ít về quê hơn và tình cảm với em cũng bắt đầu có khoảng cách…
Sau đó, em cũng lên thành phố học Sư phạm, nuôi ước mơ sau này sẽ về quê làm một cô giáo làng, còn anh thì chẳng muốn trở về quê, anh nói đã quen với phố xá xa hoa, náo nhiệt, anh muốn ở lại thành phố lập nghiệp.
Anh vẫn ở bên em… nhưng em dường như không còn hiểu được tâm tư tình cảm của anh, em nhận ra những lần anh nói dối, anh bắt đầu trễ hẹn và thưa dần những lời yêu thương với em. Em đủ tinh ý để nhận ra anh không còn là anh của những ngày lam lũ ở quê mình thời ấy.
Dường như anh ở bên em chỉ như một thói quen, mà phàm là thói quen thì khó lòng từ bỏ. Anh quan tâm em chỉ còn là nghĩa vụ, em hiểu những hành động của anh, cho dù anh không nói lời chia tay thì em biết em đang dần mất anh.
Nếu chỉ là gắng gượng để đi tiếp cùng nhau trên con đường tình thì cả hai sẽ không hạnh phúc đâu anh, thật khó để nói lời chia tay bởi cả hai đứa mình đã có biết bao nhiêu kỉ niệm, những tháng ngày ấy biết bao giờ em mới có thể quên?
Em vẫn muốn hai đứa mình vẫn có thể mỉm cười vui vẻ khi gặp lại nhau, có thể trở thành những người bạn thân thiết, bởi vậy mình cùng buông tay anh nhé.
Buông tay để biết rằng mình không hối hận khi đi bên cạnh nhau mà cả hai không cùng nhìn về một hướng.
… Buông tay để khẳng định rằng sự quan tâm mà anh dành cho em chỉ là một thói quen từ ngày còn thơ dại.
Buông tay để anh có thể vui vẻ sánh bước cùng một ai đó, dẫu biết rằng trong lòng em chẳng thể nguôi ngoai nỗi đau.
Buông tay để biết rằng mình vẫn còn thổn thức khi nghĩ về nhau.
… và biết đâu buông tay để khi gặp lại mình lại yêu nhau nhiều hơn trước, dẫu em biết điều này chỉ có mình em hy vọng.
Đừng buồn anh nhé, đừng tự trách mình khi con thuyền mình đi không thể cùng cập bến, hãy cứ nghĩ rằng hai đứa mình có duyên không nợ, bởi vậy xa nhau sẽ tốt hơn cho cả anh và em.
Mình cùng buông tay anh nhé. Em hy vọng dù ở nơi nào anh cũng sẽ may mắn và sống hạnh phúc với sự lựa chọn của riêng mình.
Theo VNE
Đàn ông ở rể...
Không chỉ bị người ngoài nhìn vào bàn tán ở rể chẳng khác nào núp váy vợ mà chính những chàng rể cũng cảm thấy khó chịu và gặp nhiều rắc rối vì phải ở nhà vợ.
Khách trọ trong nhà vợ...
Có lẽ chuyện ở rể thời nay là chuyện khá bình thường với nhiều người đàn ông, nhưng với Tiến, nó vẫn là sự gượng ép khó chịu. Ngày yêu Hương, Tiến không tính trước những chuyện xa xôi mà chỉ yêu cô bằng sự chân tình. Hương vốn là con một trong gia đình giàu có, còn Tiến là con út trong gia đình đông anh em, bố mẹ anh chỉ là công chức nhà nước bình thường. Tiến chưa từng ham hố cái gia tài của nhà người yêu nên anh cứ vô tư yêu Hương.
Đến lúc cả hai đã có tuổi và tính chuyện cưới xin thì Hương mới ngỏ lời muốn sau này Tiến về nhà cô ở rể. Mới đầu nghe vậy Tiến giãy nảy lên, anh cho rằng đàn ông ở rể như núp váy vợ, anh có công việc ổn định, thu nhập tốt sao phải ở rể. Vì việc này hai người tranh cãi nhau nhiều, cũng suýt chia tay. Nhưng đến khi Hương có bầu thì Tiến cũng đành đuối thế chấp nhận chuyện ở rể. Vậy là sau đám cưới rình rang, Tiến về ở nhà Hương.
Tiến thấy mình như khách trọ trong nhà vợ (Ảnh minh họa).
Ở nhà vợ, thực sự Tiến không thấy thoải mái mặc dù bố mẹ vợ rất biết ý tứ với con rể. Anh lúc nào cũng nghĩ mình đang sống kiếp ăn nhờ ở đậu, mọi cái đều khách sáo một cách thận trọng. Đôi khi Hương lại cảm thấy Tiến như đang sống ở nhà trọ, anh dửng dưng như một người khách trọ ở trong nhà. Đó là những ngày đầu mới ở nhà vợ. Lâu dần, Tiến thấy nhà vợ cũng khách sáo với mình, thế nên anh sinh ra cảm giác bức bối.
Tan làm, Tiến chẳng muốn về nhà ngay, anh còn rủ rê mấy ông bạn đi ăn nhậu. Có hôm đến tối mịt Tiến mới nhắn tin về cho vợ không ăn cơm nhà, trong khi đó cả nhà vẫn đang ngồi chờ anh về. Để bố mẹ cứ phải chờ cơm chàng rể, Hương cũng thấy ái ngại. Vậy nên vừa thấy mặt chồng vào phòng, cô giận dỗi, nói mát mẻ với chồng. Hai vợ chồng lời qua tiếng lại, sẵn đang bực bội chuyện phải ở nhà vợ, rồi lại có tý men trong người Tiến không kìm chế được quát mắng vợ. Bố mẹ vợ dưới nhà đang xem ti vi thấy vợ chồng con gái cãi nhau thì chạy lên, ông bà chỉ nhắc nhở vợ chồng có gì bình tĩnh nói chuyện, vợ đang mang bầu nên tránh bực tức căng thẳng. Ấy thế mà Tiến vin luôn vào đó nói ông bà vợ khinh anh ở rể, rồi thân anh đi ở rể thì phải biết cam chịu, nhịn nhục....
Đến lúc này, Hương đã nhận ra sai lầm của mình khi nài ép chồng về ở nhà đẻ. Cô mệt mỏi chia sẻ: "Người ta vợ chồng son mặn nồng bao nhiêu thì vợ chồng mình hết cãi vã rồi đến chiến tranh lạnh như cơm bữa, cũng chỉ xoay quanh việc anh ấy tự ti vì phải ở nhà vợ. Khổ nỗi bố mẹ mình có ghê gớm gì đâu, ông bà thương anh còn hơn cả thương mình ý chứ. Mình ở nhà mẹ đẻ mà căng thẳng mệt mỏi chả kém gì đi làm dâu. Mang bầu mà cứ phải suy nghĩ nhiều, thế này em bé sinh ra mà cũng buồn rầu thì mình ân hận lắm".
Khốn đốn vì bố mẹ vợ đa nghi
Cũng chịu cảnh đi ở rể như Tiến nhưng Nam lại còn đau đầu hơn khi vừa phải đối phó với bố mẹ vợ, vừa phải "đương đầu" với ông anh đồng hao. Chẳng là bố mẹ vợ Nam có hai đứa con gái là Ngọc - vợ anh và bà chị vợ. Chị vợ lấy chồng mấy năm rồi, nhưng không hiểu ngày đó bố vợ có gì không hài lòng với anh con rể cả nên không bắt ở rể. Và đương nhiên Nam là rể thứ phải về ở với các cụ.
Mới đầu, khi Ngọc đề nghị anh về ở nhà mình, Nam cũng đắn đo suy nghĩ nhiều. Bố mẹ Nam cũng chỉ có con trai là anh, các cụ không đồng tình cho anh đi ở rể, nhưng vì quá yêu Ngọc nên Nam đành cãi lời bố mẹ mà chấp nhận mang tiếng "núp bóng nhà vợ". Cưới nhau xong, Nam về ở nhà Ngọc theo ý cô.
Bố mẹ vợ anh là người khá độc đoán, tính tình lại đa nghi như Tào Tháo nên luôn tỏ ý đề phòng với con rể. Ngay từ đầu, ông bà đã tuyên bố chỉ cho vợ chồng anh ở nhờ, khi nào ông bà mất đi thì gia tài này mới là của hai đứa con gái. Ông bà cũng làm một tờ giấy bắt Nam phải cam kết sẽ không nhòm ngó đến gia sản của ông bà.
Bố mẹ vợ tuyên bố chỉ cho vợ chồng anh ở nhờ (Ảnh minh họa).
Nam vẫn còn ấm ức khi kể chuyện ông bà đưa ra tờ giấy cam kết: "Lúc đó tôi xấu hổ và ức chế vô cùng. Vẫn biết bố mẹ vợ ghê gớm nhưng không ngờ các cụ coi tôi như kẻ trộm hay đào mỏ vậy. Ông bà cứ làm như tôi lấy cô ấy là âm mưu chiếm đoạt tài sản của ông bà. Nếu ngày đó cô ấy không dọa chia tay thì tôi chẳng dại gì ở rể. Tôi là thằng đàn ông, dù thế nào đi nữa thì cũng có tự trọng, ông bà làm thế là chà đạp lên tự trọng của tôi. Bố mẹ tôi biết chuyện này chắc các cụ đau tim mất chứ chẳng đùa. Thú thực, dù rất yêu vợ nhưng đến giờ tôi hối hận việc đi ở rể lắm rồi".
Không những thế, Nam kể anh còn thấy đau đầu mỗi khi ông anh đồng hao tới nhà. Ông anh này vốn cũng là kẻ chẳng ra gì, cứ đến nhà bố mẹ vợ là lại khênh khịa với Nam, lúc thì nói đểu: "Chú cứ như con trai các cụ ý nhỉ", lúc thì tức tối ra mặt: "Chú dì đừng cậy ở cùng ông bà mà nịnh bợ các cụ chia cho phần tài sản nhiều, vợ chồng tôi không để yên đâu", hoặc khi thì rỉ tai với bố vợ: "Con cứ thấy thằng Nam nó gian gian thế nào ấy, bố mẹ phải cẩn thận". Khi những lời này đến tai Nam, anh tức tối hỏi ông anh đồng hao cho ra lẽ nhưng anh ta chỉ cười khẩy: "Anh đùa ấy chứ, chú có tật giật mình à?". Nhiều lúc Nam điên quá, bắt ông anh đồng hao này đến gặp bố mẹ vợ để ba mặt một lời và xin cho ông anh này đến ở rể thay mình thì anh ta mới chịu "im hơi" biết điều một thời gian.
"Quả thực, đối mặt với bố mẹ vợ đa nghi mình đã mệt mỏi lắm rồi, lại thêm ông anh kia có tính xấu hay chơi đểu nữa nhiều lúc mình phát rồ người lên. Mình đã bàn với vợ, có lẽ phải tìm cách sớm dọn ra ngoài sống thôi, chứ cứ kiểu này có ngày mình phải vào... trại tâm thần mất" - Nam tâm sự.
Theo VNE
Tôi ngủ với vợ cũ, chứ đâu có ngoại tình Vợ hai kêu ca phàn nàn khi tôi ngủ với vợ cũ. Tôi thấy cô ta thật quá đáng. Gần 1 tháng nay, cuộc sống của gia đình tôi như địa ngục. Chưa bao giờ tôi cảm thấy chán nản và bế tắc như lúc này. Ngay cả khi tôi ly hôn lần đầu mọi chuyện cũng không khủng khiếp đến thế. Tôi...