Mình có con sau khi ba lần bị hư thai
Mình rất sợ không sinh con được nữa, sợ sức khỏe tệ thêm vì mỗi lần sảy, uống thuốc phá thai đều ảnh hưởng tới gan, thận.
Lần đầu mình có bầu rất khỏe, mãi tới 42 tuần bé vẫn chưa ra. Mình vào bệnh viện Từ Dũ, bác sĩ cho khám và xét nghiệm mọi thứ nhưng vẫn không đau bụng. Đến 2h chiều, bác sĩ cho đặt túi nước và 5h30, mình vào phòng sinh. Mình rất bình tĩnh và không phải chích thuốc giảm đau, còn nhìn các mẹ khác khóc lóc, rên rỉ và đẻ nữa. 8h55 mình mở 10 cm và bé ra đời trong sự hạnh phúc của mình. Mẹ tròn con vuông, bé trai nặng 3,6kg.
Sau đó 3 năm, mình lại mang thai và liên tiếp bị hư 3 lần: lần 1 bị bóc tách và lưu sau khi có tim thai (8 tuần), lần 2 cũng sau 8 tuần chết lưu, lần 3, do mình chủ quan nên chưa có kinh lại dính bầu và thai không có tim thai (phụ nữ chắc khổ nhất là chuyện mang thai, hic, mình rất thích có con gái nhưng thấy làm con gái rất tội khi sinh nở, sau này chắc mình rất thương con dâu mình – nếu nó tốt với mình).
Sau 3 lần hư thai đó, mình rất sợ hãi, sợ không sinh con được nữa, sợ sức khỏe của mình tệ thêm vì mỗi lần sảy thai, uống thuốc phá thai đó sẽ ảnh hưởng tới gan, thận. Nhưng mình rất cố gắng, mặc dù bị mọi người ngăn cản. Mình đã theo một bác sĩ nam ở bệnh viện Từ Dũ để dưỡng thai, sau 6 tháng hư thai lần trước và rất cố gắng. Bác sĩ cho mình khám, xét nghiệm tất cả mọi thứ và phát hiện mình bị Thalasemia beta nhẹ. Bệnh này mình chưa hề biết trước kia – đó là dạng thiếu máu di truyền nhẹ từ bố mình. Vì thể nhẹ nên mình không cần chọc ối nhưng phải đi theo dõi ở viện huyết học hàng tháng.
Ảnh minh họa: Inmagine.
Nghỉ ngơi liên tục, 12 tuần đầu cũng qua, mỗi tuần 1 mũi thuốc. 35 tuần, mình được chỉ định nằm ở nhà vì thai tụt. 38 tuần, mình ra nước hồng, vào bệnh viện nằm, một ngày sau bác sĩ bảo chưa có dấu sinh và mình cũng hết đau bụng nên cho về và “phán” một câu: “Con quý vì hư ba lần. Nên sinh thường vì thiếu máu di truyền. Siêu âm bé nặng 3,9 kg”. Ngày hôm sau mình về nhà lại thấy ra dịch nhầy, vào viện khám, bác sĩ bảo chưa sinh được và cho về tiếp.
38 tuần 5 ngày, mình đi khám, bác sĩ bảo rỉ ối nên cho nhập viện lúc 19h. Mình nhập viện, vào phòng sinh đợi tới hôm sau vẫn chưa có dấu hiệu sinh. Tới 1h, bác sĩ truyền nước kích đẻ và mình bắt đầu đau đẻ. Mình rất cố gắng để không phải chích thuốc giảm đau, nhắm tránh đau lưng về sau. 4h30 ngày 4/9/2012, mình được đẩy vào phòng sinh. Nằm trên bàn đẻ, mình thấy rất lạnh mặc dù đã được bao chân rồi, cảm giác của mình cứ như chuẩn bị đi đâu rất xa, không có người thân. Mình cố gắng rặn. Đúng 5h30, con trai thứ hai của mình chào đời nhưng không phải 3,9 kg mà tới 4,3 kg. Mình nhìn con mà thở phào nhẹ nhõm vì cả hai mẹ con vẫn còn sống nhưng nổi da gà vì bé nhà mình to quá.
Bé nằm dưỡng nhi mấy ngày để theo dõi vì cân nặng quá cao, trộm vía bé không bị nghiêm trọng nhưng bị gãy xương đòn trái do bác sĩ đè bé lôi ra. Sau 2 tuần nẹp vai, con mình trở về bình thường và hiện nay bé đã được gần 10 tháng, cân nặng 9,5kg, rất khỏe mạnh và ngoan hiền.
Video đang HOT
Mình thầm cảm ơn trời Phật đã cho mình hai đứa con xinh xắn và khỏe mạnh, sau bao nỗ lực của bản thân. Mình muốn nhắn nhủ tới các bạn, nếu như mình thì hãy cố gắng, một ngày ông trời cũng ban cho. Cảm ơn tất cả những gì đã đến với mình tới thời điểm hiện tại.
Theo VNE
Lợi ích ít biết của vận động với mẹ bầu
Dễ đẻ, giảm đau nhức, dễ ngủ... là những lợi ích tuyệt vời mà thể dục thể thao mang lại cho mẹ bầu.
Chúng ta đều biết thể dục thể thao rất quan trọng đối với mỗi người, tuy nhiên với bà bầu thì còn có những lợi ích vô cùng tuyệt vời hơn mà không phải mẹ bầu nào cũng biết. Nếu bạn được bác sĩ kết luận là có sức khỏe thai kỳ hoàn toàn bình thường thì đừng lười nhác, ngại ngùng mà hãy đứng lên và bắt đầu tập luyện thôi. Thời gian đầu có thể sẽ hơi khó khăn bởi bạn không quen với việc tập luyện và khiến bạn đau nhức cơ nhưng chỉ kiên trì 1-2 tuần, bạn sẽ cảm nhận thấy cơ thể có những chuyển biến tích cực, khác biệt hơn.
Và nếu bạn vẫn còn chần chừ, hãy đọc 7 lợi ích của việc vận động khi mang bầu dưới đây để có động lực luyện tập thể thao mỗi ngày:
Tăng năng lượng
Cũng giống như bất cứ một người bình thường nào, tập luyện thể thao sẽ giúp mẹ bầu có thêm năng lượng để làm việc, vượt qua cảm giác mệt mỏi, ốm nghén... Hãy nhớ rắng nếu cảm thấy quá mệt hãy dừng tập và nghỉ ngơi. Điều quan trọng nữa nếu bạn chưa từng tập luyện thì hãy tập từ từ, luôn mang theo bên mình một chai nước để uống sau mỗi bài tập.
Giúp mẹ linh hoạt hơn
Việc mang thai đặt nhiều áp lực lên khớp và cơ bắp của chị em. Khi khối lượng máu, tình trạng giữ nước trong cơ thể tăng lên cũng khiến các khớp lỏng lẻo. Vì vậy để tăng sức mạnh của cơ bắp, các mẹ cần chăm chỉ vận động. Đi bộ, tập yoga sẽ giúp mẹ cảm nhận được sự khác biệt trong cơ thể.
Dễ đẻ, giảm đau nhức, dễ ngủ... là những lợi ích tuyệt vời mà thể dục thể thao mang lại cho mẹ bầu. (ảnh minh họa)
Giảm sưng phù
Sưng phù bàn chân, tay, mắt cá chân, thậm chí cả ở mặt... là triệu chứng phổ biến khi mang thai, đặc biệt 3 tháng cuối. Tập thể dục đều đặn sẽ làm gia tăng lưu lượng oxy trong máu và cải thiện quá trình lưu thống máu trong cơ thể. Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập luyện sẽ cải thiện tình trạng sưng phù đáng kể.
Tránh tăng cân quá nhiều
Tăng cân quá nhiều khi mang thai chưa bao giờ là tốt đặc biệt là ngày nay cuộc sống vật chất đầy đủ khiến các mẹ thường có xu hướng tăng cân vượt chuẩn. Tăng cân quá nhiều không những khiến mẹ bị béo phì, tiểu đường, khó đẻ mà còn làm mẹ khó lấy lại được vóc dáng sau sinh.
Để tăng cân đúng chuẩn trong 9 tháng, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế tinh bột, đồ ngọt và luyện tập thể thao đều đặn.
Giảm táo bón
Táo bón là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Triệu chứng này không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho mẹ bầu. Mẹ chăm chỉ đi bộ, hoạt động thể chất sẽ giúp kích thích hoạt động đường ruột. Cùng với việc uống nước nhiều, bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ giúp mẹ giảm bớt tình trạng ốm nghén.
Táo bón là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Triệu chứng này không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho mẹ bầu. (ảnh minh họa)
Dễ dàng sinh nở
Tập thể thao như yoga rất có lợi cho vùng sàn chậu đồng thời giúp mẹ có thể sức mạnh để chiến đấu với những cơn đau chuyển dạ. Mẹ tập thể dục đều đặn cũng sẽ tăng khả năng chịu đau và sớm phục hồi sau sinh.
Cải thiện giấc ngủ
Nhiều phụ nữ mang bầu cho biết từ lúc có thai, họ thấy rất khó ngủ. Trong khi những người thường xuyên luyện tập thể dục lại nói rằng việc vận động thể thao giúp họ ngủ ngon hơn, và khi thức dậy họ cảm thấy người thư thái hơn rất nhiều.
Nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh
Lợi ích tuyệt vời nhất của thể thao với mẹ bầu là giúp chị em nhanh lấy lại được vóc dáng sau sinh. Mẹ càng tập thể dục thường xuyên khi mang thai, thì cơ thể bạn càng mau hồi phục. Đặc biệt, việc lấy lại vóc dáng thuở con gái của mẹ cũng dàng hơn rất nhiều, chị em sẽ nhanh chóng được "gặp lại" những chiếc quần jean hoặc bộ váy bạn phải "tạm chia tay" khi còn vác chiếc bụng bầu nặng nề.
Theo Khám Phá
3 lần chồng đi ngoại tình ngay lúc vợ mang bầu và sinh nở Trong thời gian đang mang bầu và sau sinh nở, tôi vô cùng đau đớn, nhục nhã vì đã 3 lần phát hiện chồng ngoại tình. Trong quãng thời gian tôi bầu bí và sinh nở, anh liên tiếp 3 lần ngoại tình. Chào Hoài Phương với nỗi niềm: " Căng thẳng tột độ vì bị mẹ chồng ' bạo hành' suốt thai...