Mình chia tay xong; làm bạn được không?
Hầu hết ai trong chúng ta cũng đều ít nhất một lần từng yêu và từng chia tay người yêu, rồi khái niệm “người yêu cũ” mở ra.
Nếu từ tận sâu trong lòng bạn nhen nhóm ý định “ làm bạn” là để…”tình cũ không rủ cũng tới”, thì tôi nghĩ là không nên
Nếu như mọi chuyện hẹn hò trên đời này đều đơn giản như vầy: chúng ta gặp gỡ ai đó, đổ cái oạch, yêu nhau thắm thiết, rồi cưới, rồi sinh con để cái, và cuộc sống cứ thế tiếp diễn – thì sẽ chẳng có cuộc chia tay buồn bã nào, chẳng có những kỷ niệm day dứt nào.
Nhưng mà cuộc sống thì không có chữ “nếu” hoàn hảo đó. Hầu hết ai trong chúng ta cũng đều ít nhất một lần từng yêu và từng chia tay người yêu, rồi khái niệm “người yêu cũ” mở ra. Và câu hỏi: liệu có thể làm bạn sau khi chia tay? – sẽ khiến ta bối rối.
Theo tôi, câu trả lời là được và không được, tùy thuộc vào:
Cách mà chúng ta kết thúc cuộc tình
Nếu cuộc tình đó kết thúc trong êm đẹp, nghĩa là đến một ngày hai người nhận ra họ không còn yêu nhau nhiều như trước, rằng những kết nối tuyệt vời khi xưa đã lỏng lẻo, rằng những đam mê đã không còn nồng nhiệt, rằng những kế hoạch tương lai đã không còn bóng dáng của người kia, vậy nên họ quyết định dừng cuộc tình đó lại.
Dù là người chia tay, hay người bị chia tay thì cả hai đều hiểu rằng cuộc tình của họ đã đi vào ngõ cụt và quyết định chia tay dù buồn nhưng nó sẽ tốt cho cả hai. Trong trường hợp này, nếu hai người chia tay nhau một cách văn minh, chia tay nhưng vẫn tôn trọng nhau, vẫn quan tâm đến nhau – thì chuyện giữ lại một tình bạn đẹp là điều hoàn toàn có thể.
Video đang HOT
Bởi vì từng yêu nhau, từng ở bên nhau nên người yêu cũ là một trong số ít những người trên thế gian này hiểu ta nhiều nhất, và ta cũng hiểu họ nhiều nhất. Sau khi chia tay, hai người từng rất hiểu nhau nhưng không còn mong muốn hay lý do để sở hữu người còn lại – thì tình bạn sẽ đẹp và ý nghĩa.
Bản thân tôi cũng từng trải nghiệm cảm giác này, khi không hẹn trước mà tôi và người yêu cũ cùng tình cờ gặp lại nhau ở châu Âu. Chúng tôi chuyện trò như hai người bạn cũ, hỏi thăm nhau về quãng thời gian đã qua, về những câu chuyện hiện tại, về cả những dự định tương lai. Anh thậm chí còn giúp đỡ tôi nhiều trong thời gian tôi ở châu Âu lạ nước lạ cái. Thân thiết nhưng chừng mực, đồng điệu nhưng trong giới hạn – đó là điều đáng quý mà tôi trân trọng. Suy cho cùng, ông bà ta vẫn dạy chúng ta nên thêm bạn bớt thù, đúng không?
Còn nếu như cuộc tình đó kết thúc trong lừa dối, ngán ngẩm, sợ hãi, mệt mỏi…thì rất khó để làm bạn sau khi chia tay. Nguyên nhân có thể là do có sự tham gia của người thứ ba, của bạo lực, của tiền bạc, của những lời khó nghe, của những thất vọng sâu sắc, của những nỗi buồn dai dẳng, của những ghen tuông triền miên, của sự không tôn trọng và tin tưởng nhau…
Khi những mối quan hệ theo tôi là “độc hại” này kết thúc, ta nên ăn mừng, và đừng mong làm bạn với người cũ. Bởi nó có thể dẫn tới một kiểu tình bạn kỳ cục và không lành mạnh. Tình bạn đó thậm chí còn có khả năng làm ta đau đớn hơn bởi những ký ức buồn bã cũ sẽ luôn quay về vì “người bạn” đó cứ sờ sờ ra đấy.
Yếu tố này cũng rất quan trọng trong việc quyết định bạn có thể làm bạn với người cũ không. Nếu như hai bạn chỉ hẹn hò nhau trong một thời gian ngắn và nhanh chóng nhận ra người kia không phải là một nửa phù hợp với mình rồi quyết định dừng lại, thì khả năng làm bạn sau khi chia tay sẽ khá cao. Vì dù sao thì mọi chuyện cũng chưa quá sâu sắc, những cam kết chưa thực sự ý nghĩa, những nỗi buồn sau chia tay cũng không quá khổ sở và dai dẳng.
Còn nếu hai bạn đã ở bên nhau một thời gian dài, có thể là nhiều năm trời, cùng nhau trưởng thành, cùng nhau đi qua bao buồn vui, thì việc làm bạn sau khi chia tay sẽ vô cùng khó khăn. Bởi khi những kết nối đã trở nên vô cùng sâu đậm bỗng một ngày đứt gãy, khi những thói quen của thời yêu nhau bỗng một ngày bạn phải bỏ, khi tương lai mà bạn ao ước bỗng một ngày không còn là tương lai của bạn nữa – tất cả sẽ khiến bạn thấy buồn đau, tủi thân và chạnh lòng nhiều hơn nếu cứ cố làm bạn với người yêu cũ.
Bạn muốn gì từ việc “làm bạn với người cũ”
Vâng, hãy thành tâm trả lời câu hỏi này trước. Bạn thật sự mong muốn điều gì từ tình bạn đó?
Nếu tất cả những điều bạn muốn là một tình bạn đẹp đẽ và trong sáng, bởi vì người ấy là một người tốt và bạn không có lý do gì để ngoảnh mặt với người ta cả. Nếu làm người yêu không thành thì giữ lại làm bạn. Mọi chuyện nhẹ nhõm, trong lành và đáng quý.
Tuy nhiên, nếu từ tận sâu trong lòng bạn nhen nhóm ý định “làm bạn” là để…”tình cũ không rủ cũng tới”, thì tôi nghĩ là không nên. Một khi bạn vẫn còn tình cảm, thì không thể gọi là bạn được. Tình bạn kiểu này có thể sẽ khiến bạn thất vọng nhiều hơn, bởi nếu như người yêu cũ có người yêu mới, mà giờ đây với tư cách bạn bè bạn sẽ không có quyền tức tối. Đó là chưa kể làm bạn với người yêu cũ kiểu này sẽ ít nhiều ngăn cản bạn tìm kiếm tình yêu thật sự của mình với người tiếp theo.
Tóm lại, làm bạn hay không làm bạn cũng không phải là vấn đề quá lớn. Nếu làm bạn được thì tốt rồi. Còn nếu không thì cũng đừng nặng lòng quá. Người yêu cũ không thể làm bạn với ta, nhưng họ cũng đâu nhất thiết là kẻ thù của ta. Chuyện gì đã qua hãy để cho nó thật sự trôi qua, đừng để trong lòng nữa.
Những lỗi lầm nào có thể tha thứ thì hãy tha thứ. Tha thứ xong rồi thì quên đi thôi, và tiếp tục sống cuộc đời của mình. Người yêu cũ, họ cũng đã trưởng thành, họ sẽ biết cách tự lo cho bản thân họ.
Theo TNO
Chiếc khuy áo bật ra là kết thúc cuộc tình?
Anh là người mở khuy, còn tôi lại là kẻ lủi thủi tự cài vào... Cảm giác ấy thật tồi tệ.
Cuộc tình vẫn tốt đẹp cho đến ngày chiếc khuy áo mở (ảnh minh họa)
Ba năm yêu nhau, tôi và anh ấy chưa một lần đi quá giới hạn nhưng chuyện tò mò về cơ thể nhau thì không tránh được. Tôi cũng thế và anh cũng vậy.
Có lẽ, điểm yếu lớn nhất của tôi là quá nhạy cảm nên nhiều lúc không rõ đánh giá của mình là đúng hay sai.
Tôi ở trọ cùng hai đứa bạn, còn anh thì sống cùng em trai. Chúng tôi ít khi có không gian riêng ở phòng mà tôi lại nhất định không chịu bước chân vào nhà nghỉ nên chỉ còn cách ra công viên "tâm sự".
Thì trong lúc ôm hôn nhau, anh cũng tò mò cho tay vào trong áo tôi, rồi lần mò mở khuy áo ngực. Lạ một điều, lúc "xong việc" rồi anh không bao giờ giúp tôi cài lại khuy áo. Một mình tôi lủi thủi, xoay sở, luống cuống và đến khi cài xong, quay sang thì đã thấy anh cắm mặt vào điện thoại.
Tôi rất tủi thân. Để anh khám phá cơ thể mình tôi đã cảm thấy... có gì đó mất mát rồi, anh lại hờ hững như thế... Có phải như thế là vô trách nhiệm và thiếu tôn trọng mình?
Mà tôi nghĩ, việc ấy cần sự nhạy cảm, tinh tế và chủ động của bạn trai chứ nếu để tôi nhắc: "Anh cài lại cho em!" thì lại là câu chuyện khác rồi.
Sự hờ hững ấy của anh khiến tôi không muốn hẹn hò, không muốn gần gũi anh nữa. Mỗi lúc hai đứa cãi vã, tôi lại nghĩ đến cảnh mình lủi thủi tự chỉnh trang quần áo rồi thêm cáu giận, thậm chí nói chia tay...
Liệu tôi có quá nhạy cảm không? Mới thế này mà anh ấy đã hờ hững, liệu khi tôi trao hết rồi thì anh ấy còn vô tâm thế nào nữa? Tôi nghe vài người bạn kể chuyện, lúc yêu nhau được người yêu đối xử tốt nhưng khi "bước xuống giường" rồi mọi thứ lại khác hẳn.
Người đàn ông tốt hay xấu, có trách nhiệm hay không chỉ khi trải qua "chuyện đó" rồi mới lộ rõ bản chất, liệu điều này có đúng?
Theo 24h
Chia tay, làm bạn từ bạn sao nghe chua xót đến đau đớn như vậy? Hãy để từ bạn quay về đúng nghĩa của bạn, đừng mang nó làm bình phong che chắn cho những tiếc nuối, níu kéo để rồi làm tổn thương người khác, anh à! Người ta vẫn nói, không yêu thì vẫn có thể là bạn, nhưng với em, cái định nghĩa này sao xa vời và không thực tế đến vậy. Liệu có...