Minh bạch và bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp – Bài cuối: Đừng để trái phiếu thành trái đắng!
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng nhanh, với khối lượng mua trái phiếu riêng lẻ của các nhà đầu tư có xu hướng ngày càng tăng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp bộc lộ rất nhiều bất cập, “vàng thau lẫn lộn”, thì cùng với việc đồng bộ các giải pháp chấn chỉnh từ phía các cơ quan quản lý, sự tỉnh táo và chuyên nghiệp hóa của nhà đầu tư là yếu tố quan trọng để trái phiếu không trở thành… trái đắng!
Cơ quan cảnh sát điều tra có mặt tại Trụ sở Tân Hoàng Minh tại phố Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội làm nhiệm vụ. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Sau khi có quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hủy bỏ 9 lô trái phiếu đã phát hành, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã ra thông báo khẳng định: “đang tích cực tìm kiếm các đối tác để kịp thời bán tài sản được phép và thu xếp nguồn tài chính nhằm sớm hoàn trả tiền cho khách hàng”. Liên tiếp từ ngày 12 đến ngày 14/4, nhiều nhà đầu tư đã tập trung tại trụ sở Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại phố Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội để hỏi lộ trình trả tiền mua trái phiếu theo “lời hứa” của Tập đoàn này.
Tuy nhiên, một nhà đầu tư chia sẻ, mặc dù đúng hẹn theo lịch thì 5 ngày phía Tân Hoàng Minh có lộ trình trả tiền khách hàng, nhưng khi đến làm việc, từ nhân viên cho đến lãnh đạo đều đưa ra những lời hứa chung chung và chưa có văn bản nào gửi cho khách hàng cụ thể về lộ trình trả tiền nhà đầu tư mua trái phiếu. Trong bối cảnh vụ án mới ở giai đoạn điều tra ban đầu, còn vướng một số vấn đề pháp lý, phải chờ ý kiến của cơ quan chức năng, lộ trình “bán dự án để trả nợ cho nhà đầu tư” Tân Hoàng Minh đưa ra cũng không thể nhanh chóng thực hiện và người mòn mỏi đợi chờ vẫn là các trái chủ.
Trên thị trường hiện nay, nhà đầu tư đang mua trái phiếu doanh nghiệp theo 3 cách. Cách phổ biến nhất là mua từ các đơn vị tư vấn hoặc phân phối trái phiếu. Ở hình thức này, trái phiếu được doanh nghiệp phát hành riêng lẻ cho khách hàng tổ chức và cho chính các công ty tư vấn, sau đó họ thực hiện phân phối lại ra thị trường. Cách thứ hai là nhà đầu tư mua trực tiếp qua hình thức được chào bán rộng rãi ra công chúng. Cách thứ ba, mặc dù không phổ biến nhưng một số nhà đầu tư có thể mua trực tiếp thông qua đàm phán với chính đơn vị phát hành.
Mỗi hình thức mua trái phiếu sẽ có những ưu nhược điểm riêng khi xem xét và đánh giá rủi ro. Với hình thức mua lại từ các đơn vị phân phối (chủ yếu là công ty chứng khoán), các đơn vị này sẽ hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá và tập trung quản lý tài sản thế chấp cũng như giám sát dòng tiền trả nợ, nhưng đổi lại, nhà đầu tư phải chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn so với mức mà doanh nghiệp phát hành trả cho đơn vị tư vấn và phân phối.
Chuyên gia môi giới tài chính cho biết, không phải tất cả nhà đầu tư đều không nghĩ đến rủi ro, mà đôi khi họ hiểu sai về rủi ro. Chẳng hạn như họ thấy rằng trái phiếu được ngân hàng bảo lãnh, nhưng không phân biệt được giữa bảo lãnh phát hành và bảo lãnh thanh toán. Nếu là bảo lãnh phát hành thì không có ý nghĩa gì với nhà đầu tư, bởi ngân hàng sẽ không đứng ra trả nợ thay cho tổ chức phát hành nếu như xảy ra vỡ nợ. Trong khi đó trên thực tế, ngay chính nhân viên bán trái phiếu không rõ là vô tình hay cố ý, cũng lập lờ trái phiếu có bảo lãnh nhưng không nói rõ bảo lãnh như thế nào khiến người mua nhầm lẫn.
Nhà đầu tư có thể cũng không hiểu rõ về tài sản bảo đảm. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp nhỏ, không tên tuổi, phát hành trái phiếu có tài sản bảo đảm là chính cổ phiếu của công ty đó thì nếu công ty không trả được nợ, giá cổ phiếu có thể không còn giá trị, do cổ đông là người nhận được quyền lợi sau cùng nếu chẳng may doanh nghiệp phá sản. Hoặc như tài sản bảo đảm là nhà xưởng đặc thù nhiều khi cũng rất khó bán, bởi thường chỉ bán được cho một số công ty cùng ngành.
“Mua trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh thanh toán, không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm không có ý nghĩa, doanh nghiệp phát hành không được xếp hạng tín nhiệm thì không khác gì đi mua bong bóng”, chuyên gia này cho biết.
Doanh nghiệp huy động vốn thông qua trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ. Nhà đầu tư cũng phải tự đánh giá rủi ro và tự chịu trách nhiệm về việc mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Trong khi đó, các nhà đầu tư cá nhân thường thường thiếu khả năng phân tích, tiếp cận thông tin, dễ bị lợi nhuận che mắt.
Vì vậy, nhằm tránh việc nhà đầu tư ham lãi cao bất chấp mọi thứ, Bộ Tài chính đã nhiều lần ra khuyến cáo và Chính phủ cũng hạn chế rủi ro bằng cách ban hành Nghị định 153 chỉ cho phép nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được mua, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Video đang HOT
Sau cơ chế này, tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh. Trong nửa đầu năm 2021, các nhà đầu tư cá nhân mua gần 11 nghìn tỷ đồng trên thị trường sơ cấp, chỉ bằng 47% của cùng kỳ năm 2020.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện hành vi lách quy định để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với mục đích mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Ngoài ra, còn hiện tượng tổ chức cung cấp dịch vụ (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại) chào mời, phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư cá nhân.
Trên thực tế, suốt từ năm 2021 đến nay, Bộ Tài chính đã liên tục phát đi các thông tin cảnh báo những rủi ro đối với nhà đầu tư khi tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Bộ Tài chính khuyến cáo nhà đầu tư cần hết sức lưu ý là lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao, do đó phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu.
Không mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ như công ty chứng khoán khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Trái phiếu cần được đánh giá, phân tích trên các khía cạnh về lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp phát hành, tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn, chất lượng tài sản đảm bảo cũng như các điều kiện, điều khoản của trái phiếu.
Theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, hiện có rất nhiều cơ hội đầu tư như bỏ tiền ra mua trái phiếu, gửi tiền tiết kiệm, mua vàng, mua bất động sản… Để đưa ra quyết định, nhà đầu tư phải tự hiểu về bản thân, phải có bức tranh về tình hình tài chính cá nhân của mình để tránh trường hợp “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.
Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo mang rủi ro rất lớn. Các nhà đầu tư cá nhân nên xem xét khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp nên chọn mặt gửi vàng. Các doanh nghiệp có báo cáo tài chính minh bạch, có kiểm toán độc lập thì nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư. Mặt khác, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng khuyến cáo, nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp không chỉ đặt mục tiêu lãi suất cao ở hiện tại, mà phải tìm “lối thoát” cho những năm sắp tới.
Bộ Tài chính cũng khuyến nghị khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cần thận trọng, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá rủi ro trái phiếu trước khi có quyết định đầu tư và không phải chỉ nhìn vào mức lãi suất cao hay thấp. Việc chỉ quan tâm tới lãi suất cao dẫn tới có thể sẽ bị mất khoản đầu tư khi doanh nghiệp, dự án đó gặp khó khăn.
Cùng với đó, để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, đánh giá được đầy đủ rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, không nên mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu.
Quy định hiện hành chỉ cho phép nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Theo đó, mọi hành vi gian lận để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp không chỉ khiến nhà đầu tư chịu nhiều rủi ro, tổn thất khi mua trái phiếu, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.
Thực tế thị trường chứng khoán cũng từng có thời kỳ cổ phiếu trên sàn phi chính thức (OTC) được giao dịch rất nhiều, nhu cầu mua rất cao nhưng thông tin không đầy đủ, rất rủi ro. Dần dần các cổ phiếu tốt lên sàn chính thức càng ngày càng nhiều và tình hình “bát nháo” trên sàn OTC dần được khắc phục bởi nhà đầu tư có nhiều lựa chọn tốt hơn và minh bạch hơn trên các sàn chứng khoán chính thức, đồng thời các nhà đầu tư cũng ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn sau quá trình tham gia thị trường.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng như thị trường chứng khoán, cần được đặt trong một hệ thống quản trị chặt chẽ, mang tính công khai, minh bạch cao ngay từ đầu. Đó chính là cách kiểm soát để giảm thiểu rủi ro cho cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và nền kinh tế. Những “sự cố” cổ phiếu và trái phiếu xảy ra vừa qua khởi động cho quá trình làm “trong sạch hóa” môi trường kinh doanh của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm của Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc xây dựng một hệ thống thị trường bậc cao đúng nghĩa, lành mạnh, minh bạch và bền vững, góp phần bảo đảm ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế hiệu quả nhất.
Nắn chỉnh cho vay trái phiếu, nhà đầu tư thêm cẩn trọng
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả cho doanh nghiệp, giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển quá nhanh của thị trường trái phiếu đang phát sinh những rủi ro.
Trụ sở Tân Hoàng Minh tại phố Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Chào lãi suất "khủng"; mập mờ phát hành thông qua ngân hàng
Ham lãi cao ngất ngưởng, nhiều nhà đầu tư đã mua trái phiếu theo phong trào dù Bộ Tài chính đã liên tục cảnh báo sẽ gặp không ít rủi ro.
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, nhà đầu tư N.N.Huy, phố An Dương, quận Tây Hồ cho biết: "Nhiều người được chào mua TPDN với lãi suất tốt hơn nhiều so với gửi tiết kiệm, thậm chí tăng gấp 2 lần. Bên cạnh đưa ra lãi "khủng", khách hàng còn được giới thiệu trái phiếu do tổ chức phát hành, công ty chứng khoán tư vấn phát hành, quản lý có uy tín để tăng tính an toàn".
Theo chia sẻ của bà T.T.Tuyến, phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, khi làm thủ tục về khoản tiền gửi đáo hạn 3 tỷ đồng, bà Tuyến được nhân viên ngân hàng chào mua trái phiếu với lãi suất hấp dẫn nhưng bà Tuyến từ chối.
"Tôi không nắm được kỹ sức khỏe tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Liệu các tổ chức tín dụng (TCTD), công ty chứng khoán phân phối TPDN có đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu?", bà Tuyến băn khoăn.
Liên quan đến 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ của nhóm công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) hủy kết quả mới đây do công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ, đại diện VietinBank cho biết: Ngân hàng thực hiện cung ứng dịch vụ quản lý tài khoản và quản lý tài sản cho các đợt phát hành trái phiếu của Công ty CP Đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty CP Đầu tư BĐS Ngôi Sao Việt và Công ty CP Cung điện Mùa Đông thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh với tổng số tiền 6.530 tỷ đồng. Tuy nhiên, VietinBank không bảo lãnh phát hành, không bảo lãnh thanh toán, không thực hiện dịch vụ phân phối các lô trái phiếu trên.
"Việc cung ứng dịch vụ được thực hiện trên cơ sở Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 và Giấy phép hoạt động số 142/GP-NHNN ngày 3/7/2009 của NHNN cấp cho VietinBank. Theo đó, VietinBank được phép thực hiện cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản và quản lý tài sản", đại diện VietinBank cho biết.
Đối với quản lý tài sản, VietinBank chỉ có trách nhiệm quản lý hồ sơ tài sản bảo đảm, kiểm tra, theo dõi tình trạng tài sản bảo đảm và đại diện cho các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu xử lý tài sản bảo đảm theo Hợp đồng quản lý tài sản bảo đảm.
Vụ việc xảy ra tại Tân Hoàng Minh là bài học lớn đối với giới đầu tư TPDN. Để thu hút người mua, lãi suất trái phiếu của 3 đơn vị thành viên thuộc Tân Hoàng Minh đã đưa ra mức 11,5 - 12%/năm, cao hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành bất động sản. Trong khi lãi suất tiết kiệm VNĐ của hệ thống ngân hàng hiện khá thấp, chỉ từ 5,5 - 6,0%/năm, lãi suất tiền gửi USD cũng thấp, vàng là kênh đầu tư nhiều rủi ro nên TPDN được xem là khá hấp dẫn.
Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) cho rằng: "Người mua trái phiếu phải quan tâm rất kỹ công ty phát hành là đơn vị nào? năng lực ra sao và sẽ dùng tiền vào kinh doanh gì? Trái phiếu có tài sản đảm bảo không? Nhiều doanh nghiệp bán trái phiếu thường quảng cáo lập mờ là phát hành thông qua ngân hàng lớn khiến khách hàng lầm tưởng là "ngân hàng đứng sau lưng". Công ty chứng khoán cũng chỉ lưu ký để phát hành, giữ chức năng lưu ký để quản lý trái phiếu thôi.
Đưa ra các khuyến nghị đối với nhà đầu tư tham gia thị trường TPDN, đại diện Bộ Tài chính chiều 8/4 nhấn mạnh: "Các nhà đầu tư không nên mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu".
Bộ Tài chính cũng lưu ý nhà đầu tư hiểu rõ việc các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối TPDN không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu. Trường hợp mua trái phiếu thông qua các hợp đồng đầu tư là không có căn cứ pháp lý theo quy định pháp luật về phát hành trái phiếu, nhà đầu tư sẽ không phải là chủ sở hữu trái phiếu và không có quyền lợi đối với trái phiếu theo các cam kết của doanh nghiệp phát hành.
Nhà đầu tư cũng đặc biệt lưu ý, quy định hiện hành chỉ cho phép nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua và giao dịch TPDN riêng lẻ. Theo đó, mọi hành vi gian lận để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp không chỉ khiến nhà đầu tư chịu nhiều rủi ro, tổn thất khi mua trái phiếu (có thể mất toàn bộ tiền đầu tư) mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.
"Chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu, đánh giá đầy đủ và cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư mới nên mua trái phiếu. Không nên vì lãi suất cao, không tìm hiểu mà ngay lập tức đã mua thì nguy cơ rủi ro sẽ rất cao; tham khảo tư vấn của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để xem mình nên mua trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán của đơn vị phát hành nào để đảm bảo vừa có được mức sinh lời phù hợp cũng như là hạn chế được rủi ro", TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị.
Theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA): Trong quý I/2022, đối với thị trường trái phiếu Chính phủ, tổng khối lượng phát hành ước tăng hơn 10% so với kế hoạch đặt ra với hơn 40.000 tỷ đồng, kỳ hạn phát hành chủ yếu là 10 hoặc 15 năm.
"Về TPDN, theo thống kê cũng ước đạt hơn 40.000 tỷ đồng, tăng khoảng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản chiếm trên 40% và của các TCTD chiếm hơn 20%. Đặc biệt, khối lượng phát hành trái phiếu riêng lẻ vẫn chiếm trên 77,8%. Ngoài ra, lãi suất của thị trường trái phiếu Chính phủ và thị trường TPDN quý I/2022 đều có áp lực tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 do lo ngại lạm phát", ông Đỗ Ngọc Quỳnh cho biết.
Hoàn thiện khung pháp lý để "bịt" lỗ hổng
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia tài chính, bên cạnh vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng, một yếu tố khác dẫn tới sự bùng nổ của thị trường đó chính là... quản lý chưa chặt. Đó là, mượn danh ngân hàng để dễ dàng bán trái phiếu; lòng tham của bên mua trái phiếu; kẽ hở tiếp theo là từ các cơ quan quản lý và cũng từ các nhà đầu tư.
"Nghị định 153/2020/NĐ-CP đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới sẽ nâng cấp thị trường trái phiếu của Việt Nam minh bạch, sàng lọc về chất lượng hơn. Về dài hạn chính sách này sẽ hạn chế các rủi ro về trái phiếu cho nhà đầu tư", bà Ngô Thị Thùy Linh - Chủ tịch CTCK Smart Invest (AAS) cho biết.
Theo bà Ngô Thị Thùy Linh, chính sách nên ràng buộc thêm về các tiêu chí liên quan đến đơn vị tư vấn hoặc bắt buộc có đơn vị bảo lãnh nhằm tăng cường chất lượng trái phiếu, đảm bảo được thanh khoản cho trái phiếu đó. Bởi trên thị trường hiện có đến 40% trái phiếu phát hành đến từ các doanh nghiệp bất động sản. Nhưng dòng tiền của doanh nghiệp bất động sản không được ổn định như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. Còn đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất khác thì tài sản đảm bảo của họ cũng hạn chế. Tùy vào khẩu vị của nhà đầu tư nhưng cũng cần nêu cao vai trò của nhà tư vấn phát hành lẫn nhà tư vấn đầu tư để hạn chế các rủi ro cho họ khi tham gia thị trường trái phiếu Việt Nam.
Một số chuyên gia cho rằng, việc xếp hạng tín nhiệm là điều tất yếu và nên có để cho nhà đầu tư có cơ sở để đánh giá được chất lượng tín dụng của doanh nghiệp tốt hay xấu, còn về tổ chức phát hành, họ có một áp lực để có thể chuẩn hóa doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phải tốt và chuẩn hóa được dòng tiền, nguồn vốn. Như vậy sẽ tạo được sân chơi tốt hơn, minh bạch thông tin hơn.
Liên quan tới vụ việc tại Tân Hoàng Minh, đại diện UBCK cho biết: Ủy ban đang phối hợp với các đơn vị có liên quan của Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát hoạt động tư vấn hồ sơ chào bán, đại lý phát hành, báo cáo kiểm toán của các đơn vị trung gian liên quan đến các đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ của các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Để thị trường TPDN phát triển bền vững, hiệu quả, cần sự chung tay của nhiều cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, tổ chức trung gian và cả các nhà đầu tư trên thị trường. "Các doanh nghiệp phát hành (công ty đại chúng và chưa đại chúng), các tổ chức trung gian (tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán, tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu, đại lý phát hành...) vi phạm trong hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ sẽ bị xử lý nghiêm khắc", đại diện UBCK cho biết.
Theo Bộ Tài chính, nếu các doanh nghiệp phát hành sử dụng vốn sai mục đích đã công bố ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ cần tuyệt đối tuân thủ pháp luật trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch, chính xác cho nhà đầu tư, đảm bảo tư vấn để doanh nghiệp phát hành tuân thủ quy định của pháp luật; xác định đúng đối tượng nhà đầu tư chuyên nghiệp mua trái phiếu.
Minh bạch và bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp - Bài 3: Tín hiệu để tương tác bền vững "Chủ động rà soát khung khổ pháp luật, xây dựng các kịch bản ứng phó gắn với việc triển khai quyết liệt các giải pháp ổn định, phát triển thị trường và ổn định tâm lý nhà đầu tư; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, kịp thời cung cấp các thông tin chính thống về tình hình kinh tế vĩ mô và thị...