Minh bạch tài sản mà không phát hiện “sếp” công ích nhận lương khủng
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhân đinh, lãnh đạo doanh nghiệp công ích nhận lương đến 2,6 tỷ đồng/năm nhưng qua kê khai, minh bạch tài sản không phát hiện được, cho thấy tính hình thức của biện pháp phòng ngừa tham nhũng nay.
Trong thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, được Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện trình bày trước Quốc hội sáng 22/10 chỉ rõ, biện pháp phòng ngừa tham nhũng thực hiện còn hình thức, hiệu quả thấp.
Nương nhẹ xử lý tham nhũng
Trong năm 2013, các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng đạt được kết quả tốt hơn so với những năm trước. Một số vụ án tham nhũng lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước đã được các cơ quan chuyên trách ở trung ương phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, có tác động tích cực đến viêc củng cố niềm tin của nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước đang quyết tâm thực hiện.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện báo cáo trước Quốc hội
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, theo ông Hiện, công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế. Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm. “Việc xử lý hành vi tham nhũng có biểu hiện nương nhẹ, vẫn còn tình trạng lạm dụng để xử lý kỷ luật, hành chính, không khởi tố vụ án, đình chỉ vụ án, bị can, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm; việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt hiệu quả rất thấp”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nói.
Ủy ban Tư pháp cho rằng, số vụ việc tham nhũng được phát hiện chủ yếu là các vụ tham nhũng nhỏ, gây thiệt hại không lớn về tiền, tài sản của Nhà nước với đối tượng phạm tội chủ yếu là cán bộ cấp xã hoặc ở thôn, làng, bản. Trong khi đó, số vụ tham nhũng lớn, xâm phạm nghiêm trọng tài sản, vốn của Nhà nước ít được phát hiện. Tình hình tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại một số doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa có dấu hiệu giảm, nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Video đang HOT
Ngoài ra, vấn đề Ủy ban Tư pháp đề cập đến đó là việc xử xử lý trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng còn lúng túng, có biểu hiện không nghiêm minh. Chỉ xử lý trách nhiệm một số trường hợp người đứng đầu có liên đới hoặc đồng phạm với người có hành vi tham nhũng. Một số nơi cấp ủy, chính quyền địa phương còn nể nang trong việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng.
Kiểm soát giao dịch công chức để ngăn rửa tiền
“Thực tế cho thấy, mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng, song tham nhũng vẫn nghiêm trọng, phức tạp và chưa có dấu hiệu giảm mà ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư Pháp Nguyễn Văn Hiện nói.
“Thời gian qua, có nhiều trường hợp lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích được nhận lương hàng tỷ đồng/năm, có nơi đến 2,6 tỷ đồng/người/năm và kéo dài nhiều năm nhưng qua công tác kê khai, minh bạch tài sản không phát hiện được cho thấy tính hình thức của biện pháp phòng ngừa tham nhũng”, ông Hiện dẫn chứng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên được Ủy ban Tư pháp cho là chưa có cơ chế khả thi để kiểm soát tính chính xác của việc kê khai tài sản. Chưa có biện pháp xử lý đối với tài sản có giá trị lớn tăng lên bất thường mà người kê khai không chứng minh được tính minh bạch, hợp pháp của tài sản tăng thêm.
Hơn nữa, việc kê khai tài sản, thu nhập mới chỉ dựa vào sự tự giác của người phải kê khai. Trong khi đó, việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi cán bộ, công chức thường xuyên công tác chưa được thực hiện đồng bộ hoặc chưa phát huy tác dụng, vì cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan rất khó biết được thực chất số lượng tài sản của người có chức vụ, quyền hạn và thông thường, vì sợ bị trù dập nên họ rất ngại tố cáo trong trường hợp biết được lãnh đạo kê khai tài sản, thu nhập không đúng.
“Ý kiến một số thành viên Ủy ban Tư pháp cho rằng, cần phải sớm tiến tới việc quy định các giao dịch của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn có giá trị lớn phải được thực hiện qua ngân hàng để kiểm soát, ngăn ngừa giao dịch bất hợp pháp, rửa tiền, tham nhũng”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nêu.
Quang Phong
Theo Dantri
Làm rõ nơi "ẩn náu" nguồn tiền khổng lồ của cặp vợ chồng siêu lừa
Sau khi khởi tố bị can cặp vợ chồng Chung - Liên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn đang vào cuộc làm rõ nguồn tiền lừa đảo hàng trăm tỷ của cặp vợ chồng siều lừa này đã đi đâu, đồng thời xem xét trách nhiệm một số người liên quan.
Cơ quan CSĐT công an tỉnh Lạng Sơn đã ra quyết định khởi tố vợ chồng Nguyễn Văn Chung (SN 1967) và Tô Bích Liên (SN 1972), trú tại số nhà 33, đường Bà Triệu, phường Hoàng Văn Thụ - TP Lạng Sơn về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cặp vợ chồng siêu lừa này đã dùng thủ đoạn huy động tiền với lãi suất cao để lừa đảo số tiền gần 310 tỷ đồng.
CQĐT đang làm rõ nơi "ẩn náu" nguồn tiền khổng lồ của cặp vợ chồng siêu lừa.
Điều khiến các chủ nợ và dư luận khó hiểu là số tiền khổng lồ ấy đã đượccặp vợ chồng này tẩu tán đi đâu. Bởi ngay đến thời điểm này cặp vợ chồng Chung - Liên bị tạm giữ, trên người họ chỉ còn vài trăm nghìn đồng. Cặp vợchồng này cũng không còn một tài sản gì đáng giá.
Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết cơ quan này đang vào cuộc làm rõ những vấn đề liên quan nguồn tiền lừa đảo hàng trăm tỷ của cặp vợ chồng siều lừa này. Đồng thời cơ quan công an cũng vào cuộc xem xét trách nhiệm một số người liên quan đến việc lừa đảo của vợchồng Chung.
Toàn bộ tài sản đã bị vợ chồng Chung - Liên tẩu tán.
Trong đó vai trò liên đới của bà N, bà X, trú tại TP Lạng Sơn là những người thân cận của cặp vợ chồng Chung - Liên đang được xác minh khi 2 bà này trực tiếp tham gia các giao dịch nhận, chuyển tiền cho vợ chồng Chung.
Đêm 25/7/2013, Cơ quan công an đã bắt giữ ông Chung tại nhà ông Nguyễn Văn N. (SN 1962), ở Đồ Sơn - Hải Phòng. Tuy nhiên, tại cơ quan công an, ông N. lại tố cáo vợ chồng Chung - Liên đang nợ mình hơn 1 tỷ đồng. Công an đang tiếp tục xác minh, làm rõ sự liên quan của ông N. với vợ chồng này dù mới đây ông này đã rút lại đơn tố cáo vợ chồng Chung - Liên.
Hàng chục chủ nợ của vợ chồng Chung - Liên đã tan cửa nát nhà.
Trong số những người đang bị xác minh có một người phụ nữ tên là M. khoảng 40 tuổi, quê gốc TP Lạng Sơn, đang sinh sống tại Hà Nội. Theo một số bị hại đồng thời là hàng xóm của vợ chồng Chung, Bà M khoe quen thân nhiều cán bộ tầm cỡ, đang xúc tiến các dự án lớn ở Lạng Sơn.
Tại cơ quan điều tra, vợ chồng Chung - Liên cho rằng, bà M. đã tạo vỏ bọc tinh vi, chính vì vậy họ đã cho bà M "vay nóng" một khoản tiền lớn là nguyên nhân dẫn đến việc vỡ nợ của cặp vợ chồng này.
Anh Thế
Theo Dantri
Bịt ngay lỗ hổng "công ích" Sau thông tin 4 công ty Nhà nước thuộc khối công ích chi lương lãnh đạo tiền tỷ đang gây ngỡ ngàng và bất bình, dư luận đang nóng lên trước việc TP Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra quỹ tiền lương và phân phối lương của 53 doanh nghiệp công ích 100% vốn Nhà nước trên địa bàn đã phát hiện...