Minh bạch là quan trọng chứ không phải ai đứng ra cấp GPLX
Năm 1995, việc đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX) từ ngành công an được chuyển về Bộ GTVT. Nhiều khả năng, việc này lại được chuyển lại cho ngành công an.
Trước năm 1995, Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX). Từ 1995, công tác này được chuyển sang ngành giao thông vận tải quản lý.
Trong bối cảnh phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh, bùng nổ nhu cầu đi lại, việc đào tạo, sát hạch cấp GPLX đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
Năm 1995 cả nước chỉ hơn 3,9 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, đến năm 2019 con số này là hơn 66 triệu xe.
Phương tiện tăng nhanh theo tỷ lệ tăng dân dân số, nhưng tai nạn giao thông liên tiếp giảm cả 3 tiêu chí (số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương) nhờ công tác sát hạch đào tạo lái xe không ngừng được nâng cao, hoàn thiện.
Đánh giá của Tổng cục Đường bộ VN cho thấy, số người chết do tai nạn giao thông theo tỷ lệ trên 100.000 GPLX giảm 44,06 lần. Cụ thể, năm 1995 là 661 người thì đến năm 2019 còn dưới 15 người.
Số người chết trên 10.000 phương tiện đường bộ cũng giảm 12,27 lần. Cụ thể, năm 1995 là 13,9 người, năm 2020 là 1,29 người.
Trải qua 25 năm công tác đào tạo cấp GPLX qua các giai đoạn, không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Từ 127 cơ sở đào tạo lái xe năm 1995 đến nay đã có 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô, 339 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, nhờ thực hiện chủ trương xã hội hóa, hệ thống cơ sở đào tạo lái xe.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN nhìn nhận, công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX đã có bước tiến rõ rệt khi chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao.
Siết đào tạo lái xe, giám sát cả thời gian tập lái trên đường
Hệ thống giáo trình, nội dung chương trình đào tạo đang dần được quy chuẩn hoá đổi mới theo hướng hiện đại hoá GPLX theo thông lệ quốc tế để tăng cường hội nhập. Hiện nay GPLX của Việt Nam đã được công nhận sử dụng trên 85 nước.
Video đang HOT
Tuy nhiên, quá trình đào tạo sát hạch lái xe cũng có những hạn chế nhất định. Nội dung chương trình đào tạo có một số cơ sở quản lý chưa chặt. Không ít lần Thủ tướng Chính phủ phải yêu cầu rà soát lại việc cấp GPLX, cũng như việc đào tạo sau những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Đảm bảo giám sát công khai, minh bạch
Ông Quyền đánh giá thêm, hiện nay toàn bộ công tác sát hạch, đào tạo lái xe trên toàn quốc đã được kết nối về các Sở GTVT và Tổng Cục đường bộ.
Các cơ quan quản lý trên toàn quốc có thể giám sát qua hệ thống kết nối. Người dân cũng có thể giám sát qua màn hình cơ quan sát hạch.
Việc giám sát trong quản lý xử phạt vi phạm giữa lực lượng công an và Tổng cục Đường bộ cũng đã hoàn thiện theo hướng công khai, minh bạch.
Tổng cục Đường bộ đã phối hợp với Cục CSGT trong việc tra cứu, quản lý vi phạm của người lái xe, nên đã hạn chế các trường hợp GPLX bị tước quyền sử dụng, bị tạm giữ nhưng người lái xe lại giả khai báo mất để xin cấp lại.
Theo cơ chế phối hợp hiện nay, trên hệ thống dữ liệu GPLX, Tổng cục Đường bộ cung cấp địa chỉ truy cập, tổng đài nhắn tin để lực lượng CSGT truy cập, tra cứu họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, hạng GPLX, ngày cấp, nơi cấp, ngày hết hạn, số phôi, ảnh người lái xe… Như vậy ngành công an có thể kiểm soát việc cấp GPLX cho các trường hợp bị thu giữ.
Ngược lại Cục CSGT phải cung cấp các dữ liệu về vi phạm của người lái xe như GPLX bị tước quyền sử dụng, GPLX bị tạm giữ để ngành GTVT tra cứu khi cấp lại GPLX cho người báo mất.
Nếu dữ liệu về GPLX (Tổng cục Đường bộ quản lý) và dữ liệu về vi phạm (CSGT quản lý) đầy đủ, được kết nối đầy đủ sẽ kiểm soát chặt chẽ GPLX và các vi phạm của người lái xe.
Phân định rõ nhiệm vụ trách nhiệm bộ ngành
Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP.HCM) Diệp Năng Bình cho rằng, quan trọng nhất trong việc đào tạo sát hạch lái xe là nâng cao chất lượng bằng việc công khai, minh bạch, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật.
Hiện nay, ngành giao thông vận tải quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch và cấp bằng lái; Bộ Y tế ban hành quy định về quản lý sức khỏe tài xế; Bộ Công an kiểm tra, xử phạt vi phạm trên đường. Như vậy, ba bộ đã được phân định rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm.
Cách phân chia này sẽ không có sự chồng chéo. Mọi khâu đã được minh bạch hơn. Vì vậy, cũng không nhất thiết phải chuyển hoạt động sát hạch, cấp GPLX cho ngành công an vì có thể tạo ra nhiều xáo trộn.
Hơn nữa, sẽ thiếu khách quan nếu một đơn vị vừa cấp bằng lái, vừa quản lý, giám sát lại thêm xử phạt.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho rằng, sau 25 năm đào tạo sát hạch lái xe đã được cải tiến rất nhiều.
Bộ GTVT cũng đưa rất nhiều điều kiện, tiêu chuẩn để các Trung tâm đào tạo nâng cao chất lượng cho người học tốt nhất.
Tuy nhiên, cái kém nhất của chúng ta hiện nay là ý thực của người học còn kém và mang tính đối phó.
Khi được hỏi về quan điểm chuyển việc đào tạo sát hạch cấp bằng lái xe sang Luật Đảm bảo trật tự an toàn giao thông để Bộ Công an quản lý thay vì Bộ GTVT như hiện nay. Ông Thanh cho biết: Quyền tối cao là của Chính phủ, của Quốc hội. Nhưng kinh nghiệm thực tiễn cho thấy nên để cho bộ ngành dân sự quản lý đào tạo sát hạch cấp bằng lái xe thay vì lực lượng vũ trang.
Liên quan đến đề quy định GPLX được cấp 12 điểm mỗi năm, Luật sư Diệp Năng Bình cho rằng, hiện nay nếu mắc lỗi nặng có thể bị tước bằng lái vài tháng, điều này sẽ gây khó khăn cho những người kiếm sống bằng nghề lái xe. Do vậy việc trừ điểm vừa mang tính răn đe lại vừa nhân văn hơn khi lái xe còn cơ hội để sửa sai.
Việc “cấp vốn” cho mỗi người 12 điểm trên GPLX mang tính răn đe cao, từ đó tài xế sẽ phải chú ý hơn khi ra đường để không bị trừ điểm. Ai cũng sợ bị tước bằng lái nên sẽ phải rất cẩn thận khi tham gia giao thông. Bởi chỉ cần 2 – 3 lần vi phạm là GPLX coi như hết tác dụng.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là nguyên nhân phát sinh các tiêu cực. Bởi nếu gần hết điểm thì người tài xế lại lót tay, sẽ dẫn đến làm hư “cán bộ”.
Bộ GTVT từ chối doanh nghiệp Mỹ chào hàng sửa mặt cầu Thăng Long
Doanh nghiệp (DN) Mỹ đề xuất giải pháp sửa chữa mặt cầu Thăng Long có tuổi thọ mặt đường 50 năm. Nhưng vì sao Bộ GTVT từ chối?.
Đại diện Tổng cục Đường Bộ VN (Bộ GTVT) cho hay, cuối năm 2019, một DN Mỹ từng chào hàng Bộ GTVT sửa mặt cầu Thăng Long, nhưng qua nghiên cứu Bộ GTVT đã lựa chọn công nghệ Châu Âu.
Cụ thể, Tập đoàn Versaflex (Mỹ) đã làm việc với Công ty CP Xây dựng và công nghệ Việt Mỹ Brothers để giới thiệu về công nghệ lớp phủ tại Việt Nam và đề xuất như một phương án sửa chữa cầu Thăng Long tại Hà Nội.
Theo giới thiệu, ưu điểm của hệ thống lớp phủ phòng nước chất lượng cao (BDM) là cung cấp giải pháp bảo vệ các kết cấu bản mặt cầu (bê tông, thép), tăng tuổi thọ của kết cấu, tăng cường dính bám với lớp bê tông nhựa phía trên.
Công nghệ này có thể thi công trên các bề mặt không đồng nhất.
Mặt cầu Thăng Long đã hư hỏng nhiều lần.
Cục trưởng Quản lý xây dựng đường bộ (Tổng cục Đường bộ VN) Nguyễn Trung Sỹ cho hay, sau khi chào hàng qua tiếp xúc, thấy DN Mỹ chỉ chào mỗi keo dính bám mặt đường, không đủ tin cậy nên Bộ GTVT không thể lựa chọn để hợp tác.
"Thực tế họ chỉ chào bán keo dán trên mặt bản thép, hay nói đúng hơn là dùng chất dán trên mặt bê tông nhựa cho đừng trượt lớp bê tông. Hiện nay công nghệ phát triển nên sử dụng công nghệ dán không còn phù hợp. Qua nghiên cứu thấy không đủ tin cậy nên cuối cùng chúng ta không thể hợp tác được", ông Sỹ nói.
Đại diện Tổng cục Đường bộ cũng thông tin, công nghệ sửa mặt cầu Thăng Long được Bộ GTVT lựa chọn là công nghệ của Châu Âu. Công nghệ này đã được áp dụng nhiều nước trên thế giới.
Tại Việt Nam công nghệ này đã được ứng dụng trong xây dựng dân dụng tại toà nhà Lotte, toà nhà Ngân hàng VietinBank...
Theo công nghệ này, mặt cầu Thăng Long sẽ cào bóc sạch lớp bê tông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép rồi hàn các đinh neo, lắp đặt lưới thép và đổ một lớp bê tông siêu tính năng (UHPC).
Công nghệ sửa mặt cầu Thăng Long sẽ hàn đinh neo với mặt cầu rồi đặt lưới thép và đổ bê tông siêu tính năng lên trên.
GS.TS Trần Đức Nhiệm - Đại học GTVT Hà Nội nói rõ, công nghệ sửa mặt cầu Thăng Long sẽ làm sạch bản thép mặt cầu, hàn đinh neo dài 5cm theo công nghệ hàn Plasma tốc độ nhanh (0,17 giây) để không gây biến tính vật liệu thép.
Sau đó đặt lưới thép lên rồi đổ bê tông siêu tính năng, cường độ tối thiểu 120Mpa, dày tối thiểu 60mm.
Trong quá trình thi công sẽ che chắn cầu Thăng Long để tránh mưa, nắng, đảm bảo nhiệt độ bê tông.
"Các đinh neo và lưới thép sẽ cố định được mặt cầu với bê tông siêu tính năng có hàm lượng cốt sợi kim loại cao, chịu biến dạng tốt.
Vì thế sẽ ngăn được hiện tượng xô trượt bê tông với mặt cầu trong giải pháp phủ bê tông nhựa lên bản thép mặt cầu như trước đây", ông Nhiệm nói.
Bộ Công an sẽ quy định việc cấp bằng lái xe? Bộ Công an thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo Quốc hội hai phương án về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe. Sau khi Chính phủ thống nhất tách Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) ra thành hai dự án luật, bộ trưởng Bộ GTVT và Bộ Công an đã thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo Quốc hội...