MiG muốn bán thêm tiêm kích hạm MiG-29K cho Ấn Độ
Tổng công ty chế tạo máy bay MiG khẳng định hoàn toàn có đủ khả năng cung cấp thêm tiêm kích hạm MiG-29K cho Hải quân Ấn Độ.
Tổng công ty chế tạo máy bay MiG khẳng định hoàn toàn có đủ khả năng cung cấp thêm tiêm kích hạm MiG-29K cho Hải quân Ấn Độ.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Anastasia Kravchenko – Phát ngôn viên Tổng công ty chế tạo máy bay MiG cho hay, MiG hoàn toàn có đủ khả năng thực hiện mọi đơn đặt hàng tiêm kích hạm MiG-29K và MiG-29KUB từ phía Hải quân Ấn Độ dành cho tàu sân bay nội địa INS Vishal của nước này.
Trước đó vào hôm 20/1 truyền thông Ấn Độ đồng loạt đưa tin về việc chính phủ Ấn Độ yêu cầu bộ quốc phòng nước này đề xuất 4 nhà thầu chính cung cấp phi đội tiêm kích trên hạm mới dành cho tàu sân bay nội địa đầu tiên thuộc lớp Vikrant của nước này. Và các nhà thầu này phải đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng sản xuất hơn 50 chiếc.
Tàu sân bay INS Vishal của Ấn Độ dự kiến sẽ được hoàn thiện trong năm 2025.
Video đang HOT
Theo Kravchenko, MiG và Bộ Quốc phòng Ấn Độ cả hai đều là đối tác tin cậy với nhau từ lâu và các hợp đồng quốc phòng giữa hai bên đều thành công tốt đẹp. Dựa trên những yếu tố đó MiG hoàn toàn có đủ tự tin trở thành nhà cung cấp các máy bay tiêm kích trên hạm tiếp theo cho Hải quân Ấn Độ dành cho tàu sân bay INS Vishal.
Nhiều khả năng MiG sẽ đề xuất cho Hải quân Ấn Độ các mẫu tiêm kích trên hạm tương tự như trên tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ hiện tại với những chiếc MiG-29K và MiG-29KUB.
Hiện tại Tổng công ty MiG cũng đang chuẩn bị hoàn tất hợp đồng bàn giao 29 chiếc tiêm kích trên hạm MiG-29K cho Ấn Độ trong năm nay theo một hợp đồng được hai bên ký kết trong năm 2010.
INS Vishal là tàu sân bay nội địa của Ấn Độ do nước này tự thiết kế và đóng mới với sự hỗ trợ từ một số công ty nước ngoài, nó cũng là tàu sân bay đầu tiên thuộc lớp tàu sân bay Vikrant.
Cho tới thời điểm hiện tại Hải quân Ấn Độ vẫn chưa cung cấp bất cứ thông tin cụ thể nào về INS Vishal kể cả việc nó sẽ sử dụng động cơ đẩy thông thường hay hạt nhân.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Nga phủ nhận bàn giao 6 chiến đấu cơ MiG-31 cho Syria
Giám đốc của Tập đoàn máy bay MiG của Nga đã phủ nhận thông tin về việc họ đã bàn giao các máy bay đánh chặn tốc độ siêu âm MiG-31 cho Syria và khẳng định, công ty cũng chưa hề có ý định này trong tương lai.
Mới đây, Giám đốc của Tập đoàn máy bay MiG, ông Sergei Korotkov cho biết: "Chúng tôi không triển khai MiG-31 cho Syria và cũng không có kế hoạch thực hiện việc này".
Vào hôm 17-8, theo hãng tin BGN News, 6 chiếc chiến đấu cơ đánh chặn MiG-31 từ Nga đã được bàn giao cho Syria như một phần của thoả thuận kí giữa chính quyền 2 nước từ năm 2007. Các máy bay này được đưa tin là đã đến với đã đến với căn cứ không quân Mezze ở ngoại ô thủ đô Damascus vào hôm 16-8 và sẽ sử dụng như một công cụ để Syria chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Giám đốc của MiG khẳng định, không có chuyện Nga bàn giao MiG-31 cho Syria
Vào năm 2007, Nga đã kí 2 thoả thuận cung cấp chiến đấu cơ MiG-31 và MiG-29M cho Syria, tuy nhiên, việc bàn giao lại bị trì hoãn do áp lực từ phía Israel.
Chiến đấu cơ MiG-31 có chuyến bay thử đầu tiên vào 1975 và bắt đầu sản xuất đại trà từ năm 1979 nhằm thay thế cho MiG-25 "Foxbat". Hiện máy bay này đang phục vụ trong không quân Nga và Kazakhstan với vòng đời sử dụng được mong chờ kéo dài đến năm 2030.
Các chiến đấu cơ MiG-31 có thể không kích được cả các mục tiêu trên bộ và trên không. Phiên bản mới sắp được giới thiệu của MiG-31 sẽ có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 400km và điều khiển 6 tên lửa tấn công cùng lúc.
MiG-31 được thiết kế với 10 giá treo vũ khí (4 dưới bụng, 6 trên cánh) mang được các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm siêu xa. 4 giá treo ở dưới bụng chỉ dùng để lắp tên lửa không đối không tầm siêu xa Vympel R-37 đạt tầm bắn tới 280km. Tuy nhiên, MiG-31 không được thiết kế cho cận chiến và chuyển hướng nhanh.
Theo_An ninh thủ đô
Ấn Độ quyết chạy đua tàu sân bay với Trung Quốc Ấn Độ đang đẩy mạnh tốc độ đóng mới tàu sân bay nội địa nhằm tạo sự cân bằng với sức mạnh ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc. Tàu sân bay INS Viraat sẽ nghỉ hưu từ năm 2016 để lại một khoảng trống lớn trong việc triển khai sức mạnh trên biển của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Wikipedia The...