MiG-35 – “ứng viên” hàng đầu thay thế MiG-21 Việt Nam
MiG-35 tích hợp được tất cả những tính năng ưu việt nhất của các máy bay thế hệ thứ 4 và một phần của thế hệ thứ 5, giúp nó có thể chiến thắng tất cả các máy bay thế hệ thứ 4 của nước ngoài và đối địch sòng phẳng trong cuộc chiến kiểm soát không phận với các máy bay thế hệ thứ 5 của Mỹ và NATO.
Ông Sergei Korotkov – Tổng giám đốc của Công ty chế tạo máy bay Mikoian tuyên bố, công ty Mikoian vừa ký với không quân Nga một bản hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu đa dụng MiG-35.
Tổng giám đốc Sergei Korotkov cho biết, Công ty Mikoian sẽ bàn giao 24 máy bay MiG-35 cho không quân Nga trong thời gian gần nhất, tổng giá trị của thương vụ đầu tiên này có thể sẽ lên tới 37 chiếc. Trước đây, đã có thông tin cho rằng trong năm 2014 không quân Nga sẽ trang bị loạt máy bay MiG-35 đầu tiên nằm trong “Kế hoạch vũ khí, trang bị quốc gia giai đoạn 2011-2020″.
Công ty Mikoian cho biết, Mikoyan MiG-35 (tiếng Nga: -35) (tên ký hiệu của NATO Fulcrum F) là một kiểu máy bay mới nhất thuộc dòng Mikoyan MiG-29. MiG-35 sử dụng khung của MiG-29M1, trước đây được biết đến với tên gọi MiG-29OVT (MiG-29M2 và MiG-29MRCA được dùng để gọi những phiên bản có 2 chỗ ngồi).
MiG-35 thuộc loại máy bay chiến đấu đa dụng thế hệ thứ 4 , tính năng của nó được nâng lên rất cao so với MiG-29K, MiG-29M và MiG-31 nhờ được trang bị hệ thống thiết bị và vũ khí tiến tiến nhất của Nga, đảm bảo nó có khả năng thực hiện được rất nhiều nhiệm vụ, trong đó đặc biêt xuất sắc là tính năng đánh chặn.
MiG-35 có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm. Nó sử dụng toàn bộ là các vũ khí điều khiển chính xác độc lập tấn công đối đất, tấn công đối hải ngoài khu vực phòng không hoặc tham gia tác chiến trong các biên đội hỗn hợp. Ngoài ra, nó còn sử dụng các thiết bị kỹ thuật vô tuyến điện, thiết bị điện tử – quang học tiên tiến để thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên không, thậm chí là làm máy bay chỉ huy trên không để chỉ huy cả biên đọi tác chiến.
MiG-35 tích hợp được tất cả những tính năng ưu việt nhất của các máy bay thế hệ thứ 4 và một phần của thế hệ thứ 5, giúp nó có thể chiến thắng tất cả các máy bay thế hệ thứ 4 của nước ngoài và đối địch sòng phẳng trong cuộc chiến kiểm soát không phận với các máy bay thế hệ thứ 5 của Mỹ và NATO.
Trong quá trình nghiên cứu, chế tạo MiG-35, nhà sản xuất Mikoian đã rất chú trọng đến vấn đề hoàn thiện tính năng bay, động cơ và các thiết bị điện tử; kéo dài tuổi thọ của máy bay và kéo giãn khoảng thời gian sử dụng giữa 2 lần đại tu, chi phí cho mỗi giờ bay của MiG-35 cũng được hạ thấp, chỉ bằng hơn 40% kinh phí của MiG-29.
MiG-35 trong lực lượng không quân Nga chia làm 2 loại, 1 chỗ ngồi và 2 chỗ ngồi, tốc độ bay tối đa của nó lên tới 2700km/h, trần bay 17,6km, hành trình tối đa 3000km, bán kính tác chiến 1000km. Ngoài ra, MiG-35 sử dụng hệ thống tiếp liệu trên không để nâng cao phạm vi tác chiến, lượng bom đạn mang theo cũng được nâng cao tới 6,5 tấn mà không ảnh hưởng gì đến tính năng bay.
Ngoài 10 giá treo vũ khí, MiG-35 còn được trang bị một khẩu pháo 30mm Gryazev-Shipunov GSh-30-1 với 150 viên đạn, chuyên sử dụng trong cận chiến. Các giá treo vũ khí có thể mang theo tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất Nga đang sử dụng như: Vympel R-27, Molniya R-60 AA-8 Aphid, Vympel R-77 AA-12 Adder, Vympel R-73 AA-11 Archer… Tuy có sở trường là không chiến nhưng nó cũng được trang bị tính năng đối hải và đối hạm, có thể mang theo 2000 lbs bom điều khiển bằng laser và vô tuyến KAB-500Kr, KAB-500-OD, KAB-1500Kr…
MiG-35 trang bị 2 động cơ phản lực vectơr RD-33MK điều khiển hướng phụt linh động, có khả năng điều chỉnh hướng lên – xuống – trái – phải, với 15 độ ở chế độ lên – xuống và 8 độ ở chế độ trái – phải. Tính năng này còn nổi trội hơn so với động cơ F-135 của máy bay F-35 và động cơ F-119 PW-100 trên F-22 của Mỹ, giúp máy bay có khả năng cơ động và linh hoạt cao hơn các máy bay Mỹ và NATO.
MiG-35 được đánh giá rất cao về nhiều mặt
Động cơ RD-33MK có tính tin cậy cao, mức tiêu hao nhiên liệu thấp và lực đẩy lớn, lực đẩy mỗi động cơ là 9000kg, sau khi gia lực (đốt sau) là 11.000kg. Động cơ này có ưu điểm là gần như không tỏa khói, hệ thống vỏ bọc động cơ được chế tạo bằng vật liệu đặc biệt và bao phủ một loại sơn hấp thụ radar, che chắn hồng ngoại và quang học hiện đại,
MiG-35 áp dụng công nghệ kiểm soát bay điện tử số hóa hoàn toàn mới Fly-by-wire. Đây là hệ thống điều khiển bay thông minh, bao gồm hệ máy tính với các thuật toán phức tạp. Nó tiếp nhận động thái bay của phi công, tính toán, lập lệnh và điều khiển các cơ cấu khí động học, bảo đảm cho máy bay hoạt động linh hoạt, tính điều khiển ổn định ở mọi tốc độ.
Fly-by-wire tác động và kiểm soát đến bề mặt điều khiển bay, hệ thống trong buồng lái, các đường kết nối, điều khiển hướng bay, động cơ và hướng luồng phụt, tạo ra tính siêu cơ động cho máy bay theo ý định tác chiến của của phi công. Ngoài ra, nhờ có Fly-by-wire mà máy bay không bị thất tốc, tắt máy đột ngột hay cơ động quá giới hạn. Các máy bay không sử dụng hệ thống Fly-by-wire trước kia không thể làm được những điều này.
MiG-35 được trang bị những vũ khí cực “khủng”
MiG-35 được lắp đặt radar mảng pha điện tử Zhuk AE Phazotron N-109, hoạt động ở dải tần X-band, cự li sục sạo trên không tối đa có thể lên tới hơn 200km, dưới mặt đất là 60km, có khả năng đồng thời theo dõi 30 mục tiêu và điều khiển hệ thống vũ khí tấn công 6 mục tiêu cũng một lúc.
Video đang HOT
Radar mảng pha điện tử Zhuk AE Phazotron N-109 còn phối hợp với thiết bị định vị quang học – điện tử OLS, hoạt động theo cơ chế thu nhận hình ảnh và đưa ra phân tích, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình nhờ vào cảm biến hồng ngoại và hình ảnh mạnh mẽ. Điều này là ưu thế rất lớn trong tác chiến đối không với những loại máy bay hiện đại của địch.
Hiện nay, thế hệ tiêm kích đánh chặn MiG-21 của không quân nhân dân Việt Nam đều đã kinh qua nửa thế kỷ chiến đấu. Nó đã lập được những chiến công chấn động thế giới nhưng hiện đã bước vào giai đoạn lão hóa, truyền thống lẫy lừng của tiêm kích đánh chặn Việt Nam đang cần có lực lượng kế tục.
Hiện Việt Nam đã có những loại máy bay hiện đại như Su-27, Su-30, tuy là tiêm kích đa năng nhưng các loại máy bay này chủ yếu thiên về đối hải hoặc đối đất, vì vậy yêu cầu cấp bách là không quân Việt Nam cần phải có một loại tiêm kích đánh chặn đủ khả năng đánh bại sự xâm phạm không phận của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3, thứ 4, thậm chí là thứ 5 trên thế giới.
Hiện nay, một số loại tiêm kích có khả năng không chiến tốt bao gồm MiG-29, MiG-35, JAS-39 Gripen của Thụy Điển, Rafale của Pháp và Typhoon của châu Âu. Trong số này, xét về tiêu chí tuyển chọn hàng đầu là khả năng không chiến, có thể khẳng định không có loại máy bay nào vượt qua được MiG-35.
Hơn nữa xét về tính năng tổng quan, giá cả và độ thành thạo về kỹ thuật thì MiG-35 và MiG-29 càng chiếm ưu thế vì không quân Việt Nam đã từng sử dụng rất nhiều loại máy bay của Mikoian. Điều này rất thuận lợi cho công tác huấn luyện phi công, nhân viên kỹ thuật và phát triển chiến thuật tác chiến kế thừa từ các máy bay MiG thế hệ tiền nhiệm.
Theo ANTD
Những nguyên tắc cốt tử chống kẻ địch ở... trên trời!
Không riêng gì vụ không kích Syria mà cơ bản những vụ tập kích đường không trên thế giới đều thành công mỹ mãn. Vậy chiến thuật tác chiến cơ bản của nó như thế nào và phương pháp đối phó ra sao?
Thực chất, tập kích đường không là một loại hình tác chiến rất khó đối phó, vì nó là sự chủ động tấn công của kẻ địch với kế hoạch xây dựng trước đẩy đối thủ vào thế bị động. Hoạt động này diễn ra rất bí mật, bất ngờ nên khó phát hiện.
Lịch sử đã minh chứng, hầu hết các cuộc tập kích đường không đều thành công mỹ mãn, ví dụ như: Trận tập kích Trân Châu cảng của không quân Nhật, vụ tập kích Bari của không quân Đức và các vụ tập kích trong thời gian gần đây của Israel.
Bên tập kích thường sử dụng phương pháp nghi binh trên đường bay, khi đến mục tiêu thì đánh nhanh, thắng nhanh nên thời gian tác chiến có khi chỉ diễn ra trong vòng một đến vài phút, nếu không có sự chuẩn bị từ trước thì đối tượng bị tập kích không thể trở tay kịp.
Điểm quan trọng hàng đầu là xác định mục tiêu tập kích
Vấn đề cần thiết nhất là phải xác định được mục tiêu và thời điểm tập kích của địch, bởi vì địch cũng chỉ nhằm vào những mục tiêu thực sự cần thiết, vì tập kích trên lãnh thổ của đối phương cũng là một hành động hết sức mạo hiểm.
Có xác định được mục tiêu thì mới xác định được khoảng thời gian bị tập kích, để tiến hành các biện pháp trinh sát phát hiện và đánh trả hiệu quả, nếu không xác định được mục tiêu thì rất khó, vì không thể lúc nào cũng tiến hành các biện pháp đề phòng địch tập kích trên toàn lãnh thổ.
Tập kích đường không là một loại hình tác chiến rất khó đối phó vì nó là sự chủ động tấn công của kẻ địch với kế hoạch xây dựng trước, đẩy đối thủ vào thế bị động (Ảnh minh họa)
Ngày 23/10/2012, Israel tập kích nhà máy sản xuất vũ khí Yarmouk ở phía nam thủ đô Khartoum của Sudan. Theo tin tình báo Israel nhận được, đây là một công binh xưởng do người Iran xây dựng tại Sudan, chuyên dùng để sản xuất súng đạn cung cấp cho các phần tử khủng bố Hamas ở dải Gaza tấn công vào lãnh thổ Israel.
Cuộc tập kích được Israel tiến hành vào thời điểm phiến quân đang tăng cường hoạt động tấn công bằng tên lửa tầm gần và rocket vào Israel qua dải Gaza, các hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel đang hoạt động hết công suất và có dấu hiệu quá tải và hết đạn.
Còn trận tập kích ngày 05/05 vừa qua là vào 1 đoàn xe chở tên lửa từ Damascus đến biên giới Syria - Lebanon với quãng đường chỉ vài chục km, tương đương vài chục phút chạy xe ôtô. Như vậy mục tiêu tấn công sẽ chạy dọc theo con đường đến biên giới Lebanon và thời điểm tấn công đương nhiên phải trước thời gian đoàn xe đến đích.
Vì vậy, nếu xác định được đoàn xe này sẽ là mục tiêu không kích thì quân đội Syria sẽ có kế hoạch bảo vệ nó trên đường đến biên giới với Lebanon, chỉ cần chạm biên giới, số vũ khí sát thương nguy hiểm này sẽ nhanh chóng phân tán trong tay các phần tử Hezbollah trên đất Lebanon.
Điều này càng chứng tỏ sự ghê gớm của người Israel khi tấn công vào mục tiêu cơ động với thời gian di chuyển rất ngắn. Chắc chắn là họ đã có thông tin tình báo về thời điểm xuất phát của đoàn xe và lập kế hoạch tấn công chi tiết đến từng phút thì mới có thể từ Israel bay đến tập kích vào lúc nó còn chưa đến đích.
Trong vụ tập kích cảng Bari - Italia của không quân Đức vào tối 02/12/1943 trong chiến tranh thế giới thứ 2, mục tiêu của không quân Đức là cảng Bari - một quân cảng trung chuyển binh lính, trang bị, vũ khí chủ yếu cho tập đoàn quân số 8 do tướng Montgomery chỉ huy đóng quân tại Anh và tập đoàn quân không quân 15 của quân đội Mỹ.
Nếu phát hiện được mục tiêu bị tập kích mới có biện pháp đối phó kịp thời (Ảnh minh họa)
Người Đức nhận ra rằng tấn công cảng Bari sẽ làm suy giảm thế tiến công của tập đoàn quân số 8 và kéo dài thời gian chuẩn bị đợt oanh tạc mới của tập đoàn quân không quân 15 nên đã quyết định thay đổi mục tiêu ban đầu là Foggia, chuyển sang mở cuộc tập kích đường không quy mô lớn vào cảng Bari, nhằm làm chậm bước tiến của quân đồng minh ở Ý.
Tuy vậy, sự kiện thúc đẩy cuộc tập kích này diễn ra là vào ngày 01/12/1943, tàu vận tải Mỹ đã vận chuyển bằng đường biển đến cảng Bari 200 sĩ quan, 52 công trình sư, vài trăm binh lính và khối lượng rất lớn nhiên liệu, đạn dược máy bay.
Số binh lính và đạn dược này được điều đến bổ sung cho tập đoàn quân không quân số 15 đóng quân tại Foggia, cách Bari 70km. Sau vài ngày, số trang bị, vũ khí này được phân tán về nhiều nơi sẽ mất cơ hội nên không quân Đức đã quyết địch tập kích luôn vào ngày hôm sau - tức là 02/12/1943.
Nếu người Ý và người Anh xác định được cảng Bari sẽ là mục tiêu tấn công của Đức, thì họ có thể dự đoán được vụ tập kích sẽ diễn ra ngay sau khi hoạt động chuyển quân và vũ khí rầm rộ đến cảng Bari ngày 01/12/1943 để tăng cường khả năng phòng không.
Như vậy, xác định được địa điểm và khoảng thời gian bị tập kích đóng vai trò quyết định đến thành bại của chống tập kích đường không. Thường thì các mục tiêu này là những mục tiêu cơ động hoặc mang tính chất biến động (có thể gồm cả các căn cứ quân sự cố định) mà sự cơ động hay biến động của nó có ảnh hưởng lớn đến cục diện tình hình, phá hủy được nó sẽ vãn hồi được cục diện.
Phát hiện sớm thời điểm cụ thể của cuộc tập kích
Để đánh bại các cuộc tập kích đường không, công tác dự báo và chuẩn bị đối phó trước là hết sức quan trọng. Cần nắm vững chiến thuật tác chiến của đối thủ và trinh sát phát hiện máy bay tập kích từ xa, khi chưa xâm nhập lãnh thổ của mình, chưa tiến hành chế áp điện tử. Nếu thực hiện được điều này, coi như cơ bản đã có thể phá được cuộc tập kích này.
Cần phát hiện sớm các tốp máy bay tác chiến từ giai đoạn hành trình (Ảnh minh họa)
Đầu tiên, phải tập trung vào giai đoạn bay hành trình, đây là một điểm yếu chí mạng để phát hiện các tốp máy bay chuyên không kích "trộm" của đối thủ. Cần triệt để khai thác đặc điểm biên đội máy bay làm nhiệm vụ tập kích thường gồm trên dưới 10 chiếc đủ các chủng loại, với vận tốc khác nhau.
Điều này xuất phát từ đặc điểm, trừ máy bay chiến đấu ra, các máy bay tác chiến điện tử, tiếp dầu và trực thăng cứu hộ đều bay rất chậm, dễ bị phát hiện nên phải tập trung vào tốp máy bay này. Kể cả khi không phát hiện được tốp máy bay phản lực, nhưng sự xuất hiện của những máy bay bảo đảm và yểm trợ cũng cho thấy khả năng xuất hiện một biên đội máy bay tác chiến là rất cao.
Nếu để biên đội này áp sát biên giới, máy bay tác chiến điện tử tiến hành gây nhiễu hệ thống radar, với tính năng cơ động và khả năng bay thấp của địch thì việc phát hiện và đánh chặn sẽ rất khó khăn.
Qua các vụ không kích kinh điển trên thế giới, có thể nhận thấy hiện nay, vai trò của máy bay trinh sát, cảnh báo sớm tầm xa là cực kỳ quan trọng.
Nhưng một vấn đề rất dễ xảy ra là nếu địa điểm tập kích nằm gần biên giới, đường bay gần thì đối thủ có thể chỉ sử dụng toàn bộ máy bay tấn công. Trong trường hợp này thì biện pháp thứ nhất phát huy tác dụng không cao, còn biện pháp thứ 2 thứ 3 và thứ 4 là vô cùng quan trọng.
Thứ 2, nếu điều kiện không cho phép (không có máy bay cảnh báo sớm), để nắm bắt từ xa, bắt buộc phải tổ chức quân báo bám sát địch ngay từ các sân bay có thể được sử dụng làm căn cứ mẹ. Điều này có liên quan mật thiết đến nắm bắt quy luật hoạt động của máy bay địch.
Có nắm vững: Số lượng máy bay thường xuất kích một đợt, thời gian hoạt động trong ngày, tổ chức biên đội... mới phát hiện những dấu hiệu xuất kích bất thường. Điều này tuy khó nhưng không phải là không làm được. Trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", quân báo Việt Nam đã từng nắm hoạt động của máy bay Mỹ ở sân bay Utapao của Thái Lan.
Hệ thống phòng không S-125 Neva/Pechora (hay SAM-3, NATO gọi là SA-3 Goa)
Thứ 3, phát huy vai trò "Thiên lý nhãn" của trinh sát vô tuyến điện cũng là yếu tố rất quan trọng. Nếu thu được các tín hiệu thông tin của địch trong giai đoạn chuẩn bị tác chiến có thể phát hiện trước âm mưu, ý đồ, xác định thời điểm, số lượng và hướng máy bay bay vào, từ đó tập trung các radar tầm thấp, trạm quan sát và các phương tiện khác tập trung phát hiện máy bay địch.
3 biện pháp đầu tiên thuộc dạng phát hiện chủ động, có thời gian nhất định để xây dựng kế hoạch chống tập kích đường không hoàn chỉnh.
Thứ 4, khi xảy ra tình huống các hệ thống radar cảnh báo sớm ở khu vực nào đó trong nước bị nhiễu loạn, cũng là dấu hiệu cho thấy là có hoạt động tác chiến điện tử, từ đó xác định là kẻ địch đang chuẩn bị tiến hành hoạt động tập kích ở khu vực đó để triển khai các biện pháp đối phó.
Thế nhưng, đây chỉ là phương pháp phát hiện kiểu bị động, khi đó kẻ địch có thể bắt đầu hoặc đã xâm nhập vào không phận, thời gian đối phó không nhiều nên cần thiết phải xây dựng trước các kế hoạch đối phó ở những khu vực trọng điểm.
Biện pháp tác chiến cụ thể
Thứ nhất là: Đối phó với các hoạt động chế áp điện tử. Đây là vấn đề không dễ vì kẻ địch đột ngột áp chế bằng lực lượng máy bay tác chiến điện tử rất mạnh, làm lực lượng mặt đất không kịp trở tay. Tuy vậy, nó cũng không phải là không thể chống lại được. Để đối phó với phương thức tác chiến này cần áp dụng các biện pháp sau:
Thực tiễn đã cho thấy, các loại radar tần số cao và rất cao (sóng ngắn và cực ngắn) thường dễ bị áp chế và bị tán xạ sóng điện từ bởi các góc cạnh của máy bay, chỉ có radar làm việc ở dải sóng dài (tần số thấp) là ít chịu ảnh hưởng của máy bay tác chiến điện tử và có khả năng phát hiện được cả máy bay tàng hình.
Trong hệ thống phòng không kiểu Nga mà nhiều nước đã nhập khẩu về có một loại radar thuộc kiểu này, đó là radar của hệ thống phòng không S-125 Neva/Pechora (hay SAM-3, NATO gọi là SA-3 Goa).
Tên lửa phòng không vác vai là vũ khí hữu hiệu chống máy bay tầm thấp
Trong cuộc chiến Nam Tư năm 1991, hệ thống S-125 của phòng không Nam Tư đã thoát khỏi sự chế áp điện tử và phát hiện, bắn hạ 1 chiếc máy bay tàng hình F-117A Nighthawk và 1 chiếc F-16 của Mỹ. Đây là máy bay tàng hình đầu tiên bị bắn hạ trên thế giới.
Ngài ra còn có 1 số loại radar kiểu cũ trang bị cho các loại pháo cao xạ cũng hoạt động ở dải tần số thấp (sóng dài) mà các trang bị gây nhiễu hiện đại của phương Tây không phá hoại được. Trong chiến dịch đánh B-52, bộ đội phòng không của Việt Nam đã từng sử dụng radar của pháo cao xạ để phát hiện và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa.
Đối với các loại radar sóng ngắn và cực ngắn nên sử dụng phương pháp quét phân tập, tức là "radar phân tán, mục tiêu tập trung". Điều này có nghĩa là các trạm radar cần bố trí phạm vi giao cắt dày để tránh hiện tượng lọt lưới, đồng thời hiệp đồng radar A mở máy tại thời điểm N, thì đến thời điểm N 1 phải tắt để radar B ở vị trí khác quét...
Biện pháp này có tác dụng làm giảm thời gian phát xạ của 1 đài, giảm mức độ bị áp chế điện tử, đồng thời có thể tránh bị các tên lửa chống radar phát hiện và tấn công mà vẫn đảm bảo bám nắm mục tiêu.
Thứ hai là: Phát hiện các tốp máy bay tầm thấp. Nếu không phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời các máy bay chiến đấu bay tầm thấp của địch, hậu quả sẽ rất thảm khốc. Vì vậy, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải triển khai các hệ thống radar tầm thấp dọc vành đai biên giới, đặc biệt là các loại radar đặt trên xe chở để dễ dàng cơ động khi cần thay đổi địa điểm đón bắt.
Đồng thời, cần phải kết hợp sử dụng một phương pháp rất thô sơ nhưng hiệu quả là đặt thêm các trạm quan sát bằng mắt thường, kết hợp với các hệ thống tên lửa phòng không vác vai, triển khai trên các địa điểm có độ cao và phạm vi quan sát lớn như đèn biển, đỉnh núi...
Tên lửa chống radar AGM-45 Shrike của Mỹ
Biện pháp này cần phải kết hợp với dự đoán điểm chuyển hướng của máy bay địch để triển khai cho hiệu quả. Nó sẽ phát huy được hiệu quả cao trong trường hợp các radar cảnh giới bị gây nhiễu làm các hệ thống tên lửa phòng không bị tê liệt. Đây là một biện pháp mà Việt Nam đã từng sử dụng trong đánh B-52 của Mỹ. Ngoài các biện pháp cơ bản này còn phải kết hợp với các biện pháp cơ động radar, tên lửa; nghi binh, tạo mục tiêu giả để nhử máy bay địch;
Trên đây chỉ là những vấn đề chung nhất trong chống tập kích đường không, có tác dụng đối với tất cả các nước chứ không riêng gì Syria. Thực tiễn chiến tranh có thể phát sinh rất nhiều tình huống, nếu không có sự chuẩn bị chu đáo và tỉ mỉ và sự linh hoạt thì dù vũ khí phòng không có hiện đại đến mấy cũng thất bại.
Theo ANTD
Hàn Quốc sẽ tự nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa Ngày 9-5, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã bác bỏ khả năng nước này tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ đứng đầu và cho rằng Seoul sẽ tập trung vào việc phát triển hệ thống phòng thủ của riêng mình để tự bảo vệ khỏi các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên. Việc có hay không...