MiG-31 35 năm vẫn “chạy” tốt và tương lai chưa đóng lại
Mặc dù sản xuất lần đầu tiên từ năm 1979 nhưng cho đến nay MiG-31 vẫn thể hiện được sức mạnh trên bầu trời của mình
Mới đây phó Thủ tướng Dmitry Rogozin, phụ trách công nghiệp quốc phòng Nga tuyên bố “MiG-31 sẽ tiếp tục được nâng cấp và sử dụng trong Không quân Nga nhiều năm nữa”.
Dưới đây là những hình ảnh mới về loại máy bay đánh chặn tầm xa MiG-31 chỉ được biên chế trong duy nhất Không quân Nga.
Phi công lái MiG-31 đều là những người có kỹ năng siêu hạng để điều khiển “chiếc F1 trên không”
Một chiếc MiG-31 đang trực chiến đêm, ta có thấy xe hỗ trợ kỹ thuật và hai quả tên lửa không đối không R-60
Toàn bộ số MiG-31 của Nga hiện tại cơ bản đều đạt chuẩn MiG-31BM
MiG-31 có kích thước khổng lồ với chiều dài 22,69 m; chiều cao 6,15 m; trọng lượng cất cánh tối đa 46,2 tấn
Video đang HOT
Với tốc độ cao, MiG-31 được bố trí tại Siberia để tuần tiễu không phận rộng lớn của nước Nga
Hàng chiến đấu cơ MiG-31 này là nỗi khiếp sợ cho bất cứ đối tượng nào có ý định xâm phạm bầu trời nước Nga
Nhìn chính diện có thể thấy hai cửa lấy khí khổng lồ của MiG-31
MiG-31BM là loại máy bay chiến đấu siêu âm đánh chặn tầm xa với tốc độ tốc đa lên tới Mach 3,2
Hai động cơ phản lực D30-F6 siêu khủng giúp MiG-31 lấy danh hiệu chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới
MiG-31BM có 10 giá treo vũ khí (4 dưới bụng, 6 ở hai bên cánh) mang được các loại tên lửa không đối không từ tầm ngắn tới siêu xa và cả tên lửa diệt radar
MiG-31BM là phiên bản 2 chỗ ngồi với phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí
Bộ đôi MiG-31 trổ tài bay ở độ cao cực thấp
(Theo Tri Thức)
'Hậu duệ' của MiG-31 đang dần lộ diện
Không quân Nga sẽ bắt đầu phát triển một máy bay đánh chặn tầm xa mới vào năm 2017 và đưa vào phục vụ năm 2025.
Quân đội Nga sẽ bắt đầu phát triển một sự thay thế mới cho loại tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound vào năm 2017, Tư lệnh Không quân, Đại tướng Viktor Bondarev cho biết hôm 11/8.
"Từ năm 2017, chúng tôi sẽ bắt đầu làm việc trên một loại máy bay đánh chặn tầm xa mới để thay thế cho MiG-31, ông Bondarev cho biết.
Theo vị quan chức này máy bay đánh chặn tầm xa mới dự kiến sẽ đi vào phục vụ trong Không quân Nga vào năm 2025.
Trước đó, Tướng Bondarev từng nói rằng, Không quân Nga đang hy vọng sẽ nhận được một chiến đấu cơ đánh chặn tầm xa mới vào năm 2020 và cho nghỉ hưu ít nhất 122 máy bay MiG-31 vào năm 2028.
Phác họa về tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-41 của cư dân mạng.
Trong khi đó, phát biểu với hãng tin RIA Novosti hồi cuối tháng 2 vừa qua, phi công - Anh hùng nước Nga Anatoly Kvochur tiết lộ rằng, loại máy bay đánh chặn tầm xa mới sẽ có tên gọi MiG-41 và có khả năng chiến đấu vượt trội so với người tiền nhiệm MiG-31.
Thông này sau đó cũng được đại diện Ủy ban Duma quốc phòng Nga Alexander Tarnaev xác nhận sau khi ông tham gia một cuộc họp Hàng không Vũ trụ do Tham mưu trưởng Quân đội Nga chủ trì, trong đó, văn bản về công trình nghiên cứu trên tiêm kích đánh chặn mới MiG-41 đã được Bộ Quốc phòng ký kết.
Sức mạnh MiG-31 của không quân Nga
Ông Tarnaev còn tiết lộ rằng, MiG-41 sẽ được thừa hưởng tất cả những ưu điểm tốt nhất từ MiG-31.
"MiG-31 là tiêm kích đánh chặn hạng nặng đạt tốc độ bay siêu nhanh Mach 2,8, nhưng MiG-41 sẽ phải đạt tốc độ tối đa thấp nhất cũng phải từ Mach 4 - 4,3, tức phải nhanh hơn MiG-31 khoảng 1,5 lần", phi công Kvochur nói
Ngoài việc phát triển MiG-41, Không quân Nga còn lên kế hoạch sớm đưa trở lại phục vụ hàng trăm tiêm kích đánh chặn MiG-31 sau khi nâng cấp để kéo dài thời gian phục vụ trong các lực lượng vũ trang Nga trong những năm tới.
MiG-31 là loại máy bay tiêm kích đánh chặn tầm xa, được phát triển bởi Văn phòng thiết kế Mikoyan từ những năm 1970 dựa trên nguyên mẫu MiG-25.
MiG-31 được thiết kế để đánh chặn và phá hủy các mục tiêu trên không ở độ cao lớn, trung bình và độ cao thấp, trong mọi điều kiện ngày đêm và mọi điều kiện thời tiết bất lợi. Máy bay được tích hợp các hệ thống, thiết bị hàng không tối tân để có thể phóng ra các mục tiêu giả, gây nhiễu radar chủ động và radar thụ động của đối phương.
Một phi đội chuẩn gồm 4 tiêm kích MiG-31 có khả năng kiểm soát vùng không phận tiền tuyến rộng tới 800 - 900km. Các hệ thống vũ khí mang theo giúp MiG-31 có thể đánh chặn cả tên lửa hành trình ở bất kỳ độ cao hay tốc độ nào, thậm chí có thể phá hủy cả vệ tinh.
Theo Đất Việt
Phó Thủ tướng Nga đề nghị sản xuất lại tiêm kích MiG-31 Ông Dmitry Rogozin cho rằng, MiG-31 là mẫu máy bay đánh chặn không đối thủ và nó nên được tái sản xuất. Hãng tin Ria Novosti dẫn lời Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho rằng, việc sản xuất máy bay đánh chặn MiG-31 nên được nối lại vì chúng có thể chứng minh hiệu quả trong vòng 15 năm tới. "Chiếc máy...