MiG-29M rơi khi Ai Cập bay huấn luyện
Truyền thông khu vực cho biết, một trong những máy bay chiến đấu MiG-29M cuối cùng được giao cho Ai Cập vừa bị rơi do trục trặc kỹ thuật.
Theo thông báo thì phi công đã kích hoạt ghế phóng, tuy nhiên không có thông tin nào được đưa ra về tình trạng hiện tại cũng như bình luận chính thức từ Bộ Tư lệnh Không quân Ai Cập.
“Vào hôm thứ Năm, ngày 5 tháng 12, tại Ai Cập, trong chuyến bay huấn luyện, một trong những tiêm kích MiG-29M được Nga giao cho Không quân Ai Cập theo hợp đồng thương mại ký kết năm 2016 đã bị rơi”, báo cáo của Vedomosti.
Theo phía Ai Cập, chúng ta đang nói về một máy bay chiến đấu được giao theo hợp đồng ký kết năm 2016, điều đó có nghĩa là chiếc tiêm kích này chỉ mới có vài năm tuổi và đã xảy ra lỗi nghiêm trọng của nhiều hệ thống cùng lúc, dẫn đến rất nhiều câu hỏi được đặt ra chất lượng cũng như sự an toàn của dòng sản phẩm này.
Không quân Ai Cập đã mất 2 tiêm kích MiG-29M
Cần làm rõ rằng đây không phải là sự cố đầu tiên xảy ra với máy bay chiến đấu MiG-29M do Nga sản xuất cho không quân quốc gia Bắc Phi này, khi trước đó một chiếc MiG-29M khác đã bị rơi cách đây chỉ hơn 1 tháng.
Video đang HOT
Theo một số thông tin vừa được đăng tải, Ai Cập đã quyết định đình chỉ hoạt động của tiêm kích MiG-29 trong một thời gian không xác định để điều tra nguyên nhân, đây là thao tác thủ tục cần thiết trong khi chờ tìm hiểu nguyên nhân tai nạn.
Triển vọng xuất khẩu vũ khí Nga sang Ai Cập có bị ảnh hưởng?
Hiện tại mặc dù nguyên nhân chính thức dẫn tới sự cố của tiêm kích MiG-29M chưa được công bố nhưng nhiều chuyên gia đã cho rằng khả năng rất cao là những lỗi kỹ thuật tìm thấy trên trực thăng Ka-52 cũng đã xuất hiện trên MiG-29 vì biểu hiện là khá giống nhau.
Chí Linh
Theo baodatviet.vn
Tìm thấy hơn 4.000 bom xăng ở ĐH Bách Khoa Hong Kong
Cảnh sát ở Hong Kong đã quay trở lại khuôn viên của trường đại học Bách khoa Hong Kong, vốn bị bao vây hơn 10 ngày vào tháng trước, và tìm thấy các loại hóa chất và bom xăng mà họ cho là của người biểu tình cất giấu.
Sau khoảng thời gian giằng co căng thẳng giữa cảnh sát chống bạo động và hơn 1.000 người biểu tình, khuôn viên trường Đại học Bách khoa Hong Kong trông không khác một "bãi chiến trường", hãng Reuters tường thuật.
Các sĩ quan cảnh sát sau đó đã được triệu tập quay trở lại để thu thập thêm vật phẩm nguy hiểm, được tìm thấy giữa các mảnh vỡ và cất giấu trong các khu vực bị niêm phong.
Trong một tuyên bố được cảnh sát Hong Kong công bố vào cuối ngày 3-12, từ ngày 26-11 đến ngày 2-12, chính quyền đã thu giữ 4.296 quả bom xăng, 671 chai hóa chất và 622 loại vũ khí khác nhau.
Các nhân viên cảnh sát lần đầu tiên tiến vào khuôn viên trường hôm 29-11 và đã thu nhặt hàng ngàn quả bom xăng. Sau đó, họ tiến hành lấy dấu vân tay trên các quả bom này, cũng như trên cung tên, mũi tên và các chai hóa chất.
Các vụ đụng độ tại trường Bách Khoa bắt đầu vào giữa tháng 11, khi những người biểu tình tự rào chắn xung quanh trường nhằm chống lại phía cảnh sát và chính quyền, đánh dấu sự leo thang đáng kể trong tình trạng bất ổn chính trị đã làm rúng động Hong Kong suốt sáu tháng qua.
Khoảng 1.100 người đã bị bắt vì liên quan đến cuộc bạo động tại trường Đại học Bách khoa.
Một sĩ quan cảnh sát cầm vũ khí trong cuộc biểu tình chống chính quyền ở bán đảo Cửu Long, Hong Kong ngày 1-12-2019. Ảnh: REUTERS
Từ đạo luật dẫn độ gây nhiều tranh cãi, các cuộc biểu tình đã bắt đầu nổ ra khắp Hong Kong và trở thành những lời kêu gọi cho quyền tự do dân chủ của người dân nơi đây.
Trong cuộc bầu cử hội đồng quận địa phương vào cuối tháng 11 vừa qua, các đảng ủng hộ dân chủ Hong Kong đã giành được chiến thắng. Trưởng Đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã kêu gọi hòa giải giữa các bên, nhưng bà cũng không đưa ra bất kỳ sự nhượng bộ nào.
Các cuộc biểu tình hiện tại đã có dấu hiệu suy giảm, tuy nhiên vẫn tiếp tục được duy trì và dự kiến sẽ thu hút hàng ngàn người xuống đường tham gia vào cuối tuần này. Những cuộc xung đột giữa người dân Hong Kong và chính quyền đang gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế của thành phố này.
Các hoạt động kinh doanh tại Hong Kong, vốn diễn ra với tốc độ nhanh nhất trong suốt 21 năm qua, đã bị kéo xuống vào tháng 11 vừa rồi, bởi các cuộc biểu tình đã làm giảm tổng nhu cầu sản phẩm Hong Kong trên toàn thế giới, theo kết quả khảo sát do IHS Markit (công ty chuyên cung cấp dịch vụ dữ liệu và thông tin về các ngành công nghiệp) công bố ngày 4-12.
Chính quyền Hong Kong cho biết, vào ngày 2-12, Hong Kong ghi nhận sự suy giảm lớn nhất từ trước đến nay trong các hoạt động bán lẻ vào tháng 10, với doanh số giảm 24,3% xuống còn 30,1 tỉ HKD.
Các số liệu mới sẽ còn thể hiện rõ hơn tốc độ suy thoái nhanh chóng của Hong Kong được ghi nhận vào quý trước, với việc chính quyền đặc khu này chuẩn bị công bố gói kích thích kinh tế cho quý thứ tư.
KHÔI CHƯƠNG
Theo plo.vn
Saudi Arabia mời Quốc vương Qatar dự Hội nghị thượng đỉnh vùng Vịnh Đây được xem là một dấu hiệu tích cực trong bối cảnh quan hệ giữa Quatar với Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập căng thẳng sau khi các nước này đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ với Qatar. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái) và Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani (phải) tại cuộc gặp...