Miếu Hòn Bà Vũng Tàu- Điểm du lịch tâm linh
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Hiệp hội Du lịch tỉnh BR-VT phối hợp với Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại TP.
Hồ Chí Minh đã tổ chức tọa đàm khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử – văn hóa miếu Hòn Bà” nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa miếu Hòn Bà phục vụ phát triển du lịch tâm linh tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương đứng thứ hai khu vực miền Đông Nam Bộ về số lượng di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Trong số đó, có nhiều đình, đền thờ, chùa, miếu… là điểm đến hấp dẫn khách hành hương. Du lịch tâm linh là loại hình du lịch đặc biệt của Bà Rịa -Vũng Tàu, luôn có sức hấp dẫn riêng với du khách gần xa, thu hút du khách vào mọi thời điểm trong năm, nhưng nhiều nhất vẫn là vào dịp cuối năm và đầu năm mới.
Theo đường Hạ Long vòng quanh núi nhỏ từ bãi Trước, qua Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong nhìn ra biển, một hòn đảo nhỏ cách chân núi Nhỏ khoảng 200 mét, đó là Hòn Bà. Hòn đảo nhỏ ấy đã nằm vững chãi giữa muôn trùng khơi, đồng hành cùng những con sóng vỗ rì rào, tung bọt trắng xóa. Tương truyền vào những năm 1881, Hòn Bà được một người gốc miền Trung bỏ kinh phí xây dựng một ngôi Miếu nhỏ trên đảo gọi là Miếu Bà, Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta Pháp đặt tên cho hòn đảo này là Archi-nard. Tuy nhiên hòn đảo nhỏ vẫn mang cho mình một cái tên giản dị từ xưa kia và nổi tiếng đến tận bây giờ “Hòn Bà”. Về sau, một người ở Trà Vinh tên là Thanh Phong đến Bà Rịa – Vũng Tàu lập nghiệp đã đứng ra quyên góp tiền của để sửa chữa miếu này vào năm 1971. Hiện nay, ngôi miếu có chiều cao nổi trên mặt nước là 4mét. Bên trong là điện thờ các vị thần linh; bên dưới có một tầng hầm dài 6mét, rộng 3mét. Đây từng là nơi hội họp bí mật của đồng bào chiến sĩ yêu nước thời kỳ kháng chiến.
Khác với những cảnh quan thiên nhiên khác được con người trùng tu, xây dựng đổi mới hiện đại, Hòn Bà vẫn giữ cho mình nét đẹp hoang sơ, thiên nhiên thơ mộng hữu tình. Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ và lãng mạn của hòn đảo nhỏ, thì Hòn Bà còn là nơi rất linh thiêng thu hút rất nhiều người dân địa phương và du khách tới đây hành hương. Vào những ngày rằm hàng tháng (đặc biệt là rằm tháng riêng, rằm tháng bảy) hàng ngàn người dân địa phương và du khách thập phương đã hành hương viếng miếu Hòn Bà. Lúc thuỷ triếu xuống thấp có thể men theo một lối đá gập ghềnh để đi bộ ra đảo hoặc là đi thuyền, ghe khi nước lớn. Du khách phải vượt qua một bãi đầy những con hàu dài, rộng, gập ghềnh để ra viếng miếu. Nước biển nơi đây trong vắt, mát lạnh, phản chiếu xa xa là những phiến đá đủ kích cỡ với hình dáng lạ mắt, những viên sỏi nhỏ nằm rải rác trên khắp bờ biển… Sự kết hợp hoàn hảo giữa đá và biển tạo nên nét đặc trưng của Hòn Bà. Vào những lúc bình minh hay hoàng hôn, Hòn Bà lại càng mang cho mình vẻ đẹp rực rỡ do những ánh nắng nhẹ phản chiếu, lung linh mờ ảo. Đặc biệt vào những đêm trăng sáng, Hòn Bà hiện ra như một bức tranh thủy mạc lung linh, kỳ bí, quyến rũ vô cùng. Những ánh sáng của ánh trăng chiếu xuống mặt biển tỏa quanh Hòn Bà như viên ngọc bừng sáng giữa biển khơi.
Hòn Bà vốn là một thắng cảnh hữu tình bởi dáng vẻ nhỏ xinh duyên dáng như một thiếu nữ tuổi tròn trăng. Những ngày nắng ấm chan hoà, Hòn Bà trở nên lấp lánh, long lanh, mang dáng vẻ của một cô gái năng động. và khi chiều xuống, Hòn Bà nằm giữa trời xanh nước biếc, sóng vỗ trắng xoá miên man, cảnh buồn xao xuyến, chút cô miên chen lẫn trong lòng. Hoàng hôn bao trùm cảnh vật, tiếng chuông theo gió thanh tao, cảnh trở nên thần tiên huyền bí.
Miếu Hòn Bà chứa đựng yếu tố văn hóa biển, phản ánh quá trình lao động, nghề nghiệp và đời sống văn hóa, tinh thần của cư dân Vũng Tàu. Hòn Bà cùng với mũi Nghinh Phong – núi Nhỏ, bãi Vọng Nguyệt (khu vực bãi biển mũi Nghinh Phong) và Bãi Sau tạo thành quần thể cảnh quan sơn thủy, biển đảo đẹp nhất của TP. Vũng Tàu, là một địa chỉ vừa chứa đựng những giá trị nhân văn, vừa là thắng cảnh độc đáo, có thể xây dựng thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng của tỉnh. Việc đầu tư, tôn tạo miếu Hòn Bà là nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch, góp phần xây dựng cảnh quan đô thị nói chung và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trước sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, đánh thức một sản phẩm du lịch tiềm năng, góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa, du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ngôi miếu nổi giữa biển thoắt ẩn thoắt hiện ở Vũng Tàu, muốn thăm quan phải canh từng giờ từng phút
Miếu Hòn Bà là địa điểm du lịch nổi tiếng của Vũng Tàu nhưng không phải du khách muốn đến lúc nào thì đến bởi một lí do không thể ngờ
Miếu Hòn Bà là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Vũng Tàu thu hút đông đảo du khách ghé thăm hàng năm. Ngôi miếu này nằm trên đảo Hòn Bà - một hòn đảo bốn bề là nước và những bãi đá ngầm với diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng 5000m2, thuộc khu vực Bãi Sau.
Video đang HOT
Nơi đây sở hữu khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp, được bao phủ bởi màu xanh của nhiều loài cây và xung quanh là nước biển trong vắt. Du khách muốn ngắm trọn vẻ đẹp lãng mạn nhất của đảo Hòn Bà thì nên tới đây vào lúc bình minh và hoàng hôn.
Ảnh: HTT Travel
Miếu Hòn Bà nằm trên hòn đảo cùng tên với bốn bề mênh mông nước biển (Ảnh: @tam.maris)
Vẻ đẹp nên thơ tại đảo Hòn Bà nổi tiếng (Ảnh: @princebon)
Nằm ở độ cao 4m so với mực nước biển, khắp nơi được bao phủ bởi sóng nước mênh mông, mmiếu Hòn Bà không chỉ có cảnh quan ấn tượng mà còn hấp dẫn nhiều du khách bởi một điều đặc biệt. Đó là khách tới đây tham quan phải... canh ngày, canh giờ, chờ khi nước rút mới thấy đường đi.
Để đến được miếu Hòn Bà, du khách có thể di chuyển bằng một trong hai cách thông thường là đi thuyền, ghe khi nước lớn hoặc đi bộ khi nước ròng.
Phần lớn khách ghé thăm nơi đây đều chọn cách 2 để có trải nghiệm thú vị. Đó là vượt qua một bãi đá gập ghềnh trải dài, chứa đầy những con hàu có lớp vỏ sắc bén. Du khách phải đi thật cẩn thận để tránh bị sảy chân hoặc xây xát da.
Tuy nhiên, mỗi tháng, du khách chỉ có thể tới tham quan miếu Hòn Bà 12 lần, tương ứng với số lần nước rút. Những ngày khác, nước dâng cao nên không có đường đi, du khách phải di chuyển bằng thuyền hoặc xuồng máy và không thể đi thẳng từ đất liền ra đảo mà phải lượn vòng ra ngoài biển rồi cập bến phía Đông
Du khách chỉ có thể tới tham quan miếu khoảng 12 lần trong 1 tháng, phụ thuộc vào tình hình con nước (Ảnh: @jkhobson)
Thời điểm thủy triều xuống, nước bắt đầu rút và "con đường đá dưới biển" dài chừng 200m sẽ dần dần hiện lên, nối dài từ Bãi Sau đến đảo Hòn Bà. Du khách chỉ cần băng qua con đường này là tới được miếu.
Đặc biệt trong 2 ngày 15, 16 âm lịch hàng tháng, nước biển rút sâu nhất nên du khách tới đây vào thời điểm này sẽ có cơ hội trải nghiệm tuyệt vời khi đi bộ qua con đường gập ghềnh nhiều sỏi đá để đến được miếu Hòn Bà. Tuy nhiên, du khách cần lựa chọn giày dép phù hợp để thuận tiện di chuyển do con đường này khá trơn trượt, gập ghềnh.
Lúc nước rút, du khách được trải nghiệm đi bộ trên con đường đá gập ghềnh dài 200m để tới miếu Hòn Bà (Ảnh: @tuanto278)
Miếu Hòn Bà được xây dựng từ thế kỷ 19. Nơi đây thờ các vị thần linh, đặc biệt là Thủy Long Thần Nữ. Theo quan niệm của ngư dân địa phương, đây là vị thần linh thiêng, giữ cho mưa thuận gió hòa, phù hộ người đi biển tránh rủi ro và đưa thuyền về đầy ắp cá tôm. Đến tham quan miếu, du khách còn được tìm hiểu và chiêm ngưỡng những di tích lịch sử chiến tranh một thời với một tầng hầm dài 6m, rộng 3m - từng là nơi tổ chức các cuộc họp bí mật của cách mạng thuở xưa.
Miếu Hòn Bà là điểm đến tâm linh khá nổi tiếng của người dân Vũng Tàu (Ảnh: @jkhobson)
Trong miếu thờ nhiều vị thần linh, đặc biệt là Thủy Long Thần Nữ - vị thần giúp ngư dân đi biển bình an, mưa thuận gió hòa và thu được nhiều tôm cá.
Theo thông lệ mỗi năm, miếu Hòn Bà tổ chức cúng 4 kỳ, dựa theo con nước, gồm: Tháng Giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 (Âm lịch). Riêng trong tháng Giêng, đặc biệt là vào ngày rằm, các tour du lịch Vũng Tàu thường đưa du khách đến đây để chiêm bái, cầu nguyện cho một năm mới an lành và hạnh phúc. Bởi vậy, thời gian này, miếu Hòn Bà trở nên đông đúc và náo nhiệt hơn hẳn.
Tới đảo Hòn Bà, du khách còn được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như thu hoạch hàu từ các bãi đá,... (Ảnh: @ttgiianng)
Anh Hoài Đức - một du khách đến từ Bình Thuận chia sẻ: "Mình may mắn được ghé thăm miếu Hòn Bà hai lần. Trước khi đi, mình được bạn bè truyền kinh nghiệm là phải theo dõi thông tin con nước rồi lựa chọn ngày, giờ phù hợp để tới miếu tham quan. Nếu không canh ngày, giờ kỹ lưỡng, vào đúng thời điểm nước dâng thì bạn không thể thấy đường đi".
Chị Lưu Chi (đến từ TP.HCM) thích thú khi từng được thử cả hai cách di chuyển ra đảo Hòn Bà. Lần đầu tới đây, đúng ngày nước dâng, chị phải thuê thuyền mới ra được miếu. Sau nắm được kinh nghiệm, chị lên mạng tìm hiểu để canh ngày chuẩn rồi vài tháng sau cùng gia đình quay trở lại nơi đây tham quan.
"Mình tới đây đúng dịp cuối tuần nên rất đông du khách. Nhiều người đã đứng chờ từ sớm xem nước rút và sẵn sàng đi bộ qua con đường đá để tới miếu Hòn Bà. Thời điểm chiều tối, khi khu vực miếu lên đèn tạo ra cảnh tượng lung linh, huyền ảo giữa mặt biển. Đây thực sự là trải nghiệm thú vị với gia đình mình", chị Chi nói.
Mở rộng cánh cửa để Cát Bà thành trung tâm du lịch quốc tế Trung tâm du lịch quốc tế là mục tiêu mà Cát Bà hướng tới. Quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định không biến Cát Bà thành điểm du lịch đại trà, mà hướng tới định vị giá trị riêng, phát huy thế mạnh thiên nhiên kết hợp đầu tư xứng tầm cho hạ tầng. Với gần 1 triệu...