Miệt mài tỏa ấm trong chiếc chăn rách toạc
Thậm chí, có lần tôi bệnh nặng, không thể ủi đồ cho chồng, anh đã gọi điện “méc” anh trai: “Nó bỏ bê em, cả tháng nay không chịu ủi đồ, để em phải mặc quần áo nhăn đi làm”.
Cuối tháng rồi, tôi tình cờ đọc được câu: “Đã khi nào bạn phân vân, liệu tử tế và hạnh phúc vẫn chung lộ trình”? Lại được nghe câu chuyện về một cô giúp việc trước tuần lễ nghỉ phép đã lồng sẵn bảy cái bịch vào thùng rác để ông chủ khỏi phải lúi húi thay túi sau mỗi lần đổ rác, tôi sụt sùi cảm kích nhưng lại bẽ bàng khi nghĩ đến mình ngày xưa.
Trước chuyến công tác dài ngày, tôi cũng thường tròng sẵn nhiều bịch ni lông vào thùng rác, nấu thức ăn trữ đầy tủ lạnh, ủi tất cả quần áo cho chồng… Nhưng chưa bao giờ anh ấy tỏ ra cảm kích hay ghi nhận tình cảm, công sức của tôi. Thậm chí, có lần tôi bệnh nặng, không thể ủi đồ cho chồng, anh đã gọi điện “méc” anh trai: “Nó bỏ bê em, cả tháng nay không chịu ủi đồ, để em phải mặc quần áo nhăn đi làm”.
Tôi chia sẻ câu chuyện của mình cho bạn bè thân, những người mạnh mẽ thì cho rằng, những hành động tử tế, đáng quý ấy của tôi chả khác nào miệt mài tỏa ấm trong một chiếc chăn rách toạc, rằng việc tôi làm đã vô hình chung tạo ra một “thằng đàn ông” vô trách nhiệm chỉ biết giao phó toàn bộ việc nhà cho vợ. Những người hiền tính hơn thì cho rằng sẽ rất thú vị nếu được nhận sự chăm sóc nhưng kèm theo, người đàn ông phải cảm thấy xấu hổ khi rốt cuộc vợ cứ phải là người mẹ lớn trong đời mình mà bản thân không làm được gì cho vợ.
Tôi thấy rằng có những cái có vẻ đúng ở chỗ này mà chưa chắc đã đúng ở chỗ kia, mối quan hệ gia đình khác các mối quan hệ xã hội. Không phải vô cớ mà từ chuyện chị làm công tôi lại liên tưởng đến mình. Nếu những hành động vô điều kiện đó là của người làm công đối với ông chủ thì thật tốt, thể hiện đạo đức nghề nghiệp, sự chu đáo, tế nhị, đáng trân trọng. Từ đấy, mối quan hệ chủ – tớ có thể tiến lên một bước thành tình bạn. Còn trong mối quan hệ vợ chồng, tình yêu thương phải có sự trao đổi hai chiều. Người vợ chu toàn, ôm đồm hết mọi việc, đến mức làm “mất khả năng lao động của chồng” dường như là một người vợ ngốc. Tôi đã hy sinh và thật bất hạnh là không thể gặt hái được hạnh phúc.
Ngày còn trẻ tôi vẫn nghĩ “cuộc tình” của mình như của người đắp chăn và chiếc chăn bông. Người tỏa hơi ấm, chăn giữ lại để chúng tôi cùng sưởi nhau. Ai ngờ…
Nhận ra nguyên nhân bi kịch gia đình có phần đến từ chính mình, tôi trách bản thân đã quên mình vì chồng, càng củng cố vị thế gia trưởng của anh ấy, dần tạo ra một “sản phẩm” không thể chung sống được nữa. Tôi hiểu ra rằng hy sinh một chiều là bất hạnh chứ không phải đức hạnh.
Video đang HOT
Tôi trộm nghĩ, giá như trước kia mình thẳng thắn góp ý, điều chỉnh, xây dựng hay yêu cầu chồng biết nghĩ cho vợ, vun đắp cho gia đình. Mới hay, “đòi nhận” cũng là một đức tính cần có của người phụ nữ hiện đại.
Đã bao giờ bạn thấy mình “một chiều” chưa? Nếu vậy thì bạn nên đọc bài này của tôi.
Tháng 3, hoa bưởi, nhớ bà
Thuy miny
Theo tapchicongthuong.vn
Mẹ con mình sẽ đợi ba về
Nhớ kiểm tra cửa trước khi lên giường, nhớ đeo vớ kẻo đêm lạnh chân, nhớ để bình nước ngay đầu giường phòng khi đêm khát, nhớ bật quạt chênh chếch đừng hướng thẳng vào người..., cô cắt ngang: "Em không thèm nhớ gì hết, chỉ nhớ anh".
Thấy vali của chồng để sẵn phòng khách cô biết anh phải đi công tác tối nay. Nhìn con cá chép còn bơi trong túi nước, cô thoáng chút tủi thân. Sao anh không báo với cô một tiếng, cô sẽ khỏi ghé qua chợ lượn lờ chọn lựa, cô sẽ về sớm hơn phụ anh thu xếp quần áo, việc mà đó giờ cô chưa bao giờ làm do anh đã quen với những chuyến công tác.
Nhìn vali đã đầy đủ đâu vào đấy, cô chợt lạnh người, liệu có một ngày nào đó cô về nhà, anh và mọi thứ của anh đều biến mất?
Ảnh minh họa
Cô thả con cá vào bồn rửa chén, đành nuôi mày mấy hôm nữa vậy, không thì mai mang sang cho chị hàng xóm đang có bầu. Con cá chép tươi ngon là thế, cô định nấu bát canh riêu, anh thích ăn vậy chứ không thích ăn canh chua, nói một đống thứ ăn kèm mất vị ngon của cá. Anh thường nói vậy lúc híp mắt húp canh, còn cười cười hiền lành: "Anh nông dân nhỉ?", ý anh nói anh nhà quê còn cô là con gái thành phố. Cho đến khi cô giơ bắp chân của mình lên, trừng mắt: "Em còn vết sẹo do đỉa cắn này!".
Anh từ trong nhà tắm ra với cái khăn vò tóc.
"Em về rồi à, anh phải đi ngay tối nay, ngày kia về. Mai em về mẹ thì kêu taxi nhé, đừng tự chạy xe máy, em là hay vừa đi vừa nghĩ lắm. Cũng đừng đi xe buýt đông đúc, xuống bến còn đi bộ nữa, lúc về thế nào bố mẹ cũng gửi rau trái lên, xách nặng khổ thân. Nếu cậu út còn ở nhà được lâu thì em cứ ở lại nhà mẹ, chờ anh về anh ghé qua đón".
Cô im lặng, sự chu đáo của anh khiến cô... khó chịu, anh nói nhiều vậy làm gì, cô có phải đứa trẻ đâu. Chuẩn bị xa nhà mà chu đáo muốn... nghi ngờ, hay chẳng có chuyến công tác nào hết, chỉ là đi hẹn hò với ai khác, và áy náy với vợ. Bao nhiêu trường hợp, đàn ông trước khi ăn vụng thường tỏ ra áy náy với vợ, vì muốn bù đắp nên lộ tẩy. Cô quay nhìn anh, liệu có khi nào anh phản bội cô, có ai khác bên ngoài?
Thì sao nhỉ, cô hơi cười. Ngày ấy vết thương của cuộc tình cũ vẫn còn tươm máu, lý do là cô quá bảo thủ nguyên tắc, trong khi tình yêu đòi hỏi dâng hiến và cho đi, cô co người lại, còn nghĩ có thể mình không yêu ai được nữa. Cô không nghĩ anh lại chú ý mình, một cô gái mờ nhạt và im lìm, trong khi anh có khá nhiều cô gái vây quanh, anh cười với tất cả bọn họ nên cô... dị ứng. Nhưng anh đã đến, cứ âm thầm ở cạnh, những cô gái kia rơi rụng dần, và ngày anh ngập ngừng "lấy anh nhé!" cô đã bật khóc. Nhưng yêu, thì chưa.
Bạn bè khuyên, nên quên chuyện cũ bằng chuyện mới, và đám cưới diễn ra. Bố cô là ông giáo khó tính còn không tìm được lời nào để chê, còn dặn cô quan tâm anh một chút. Mẹ nói, tình cảm chứ không phải dòng suối mà cứ một chiều chảy mãi, tình cảm không được đáp lại, một ngày nào đó sẽ khô.
Ảnh minh họa
Cứ nghĩ anh hơn cô tám tuổi sẽ có khoảng cách, anh sẽ không hiểu được tính nết những cô gái trẻ. Đưa cô về nhà, anh nói với mẹ, vợ con chưa quen với nếp sống nhà mình, con sẽ chỉ từ từ, có gì chưa vừa ý, mẹ cứ nói con, đừng mắng vợ con, cô ấy hay tủi thân lắm. Sinh nhật cô anh đưa cô về nhà bố mẹ, len lén chuyển vào tài khoản cô ít tiền rồi nhắn, "anh vụng lắm, không biết mua gì cho em. Nếu em thích mua gì thì tự mua hoặc nói anh chở đi nhé! Đây là tiền đặt cọc". Thế mà sinh nhật anh cô lại không nhớ do trùng vào đợt công tác, rồi cô quên luôn, cho đến khi anh rủ cô ra ngoài ăn, đi xem phim, tối về mới thú nhận, "anh đợi em về!". Cô áy náy, nước mắt cứ thế chảy kèm nức nở, anh đừng tốt vậy, được không?
"Nghĩ gì mà thần người ra vậy? Em không ổn chỗ nào à?", cô nhìn anh, bật lên: "Ngày kia anh về nhé!", anh ừ, "anh sẽ về sớm hơn nếu mọi việc thuận lợi!". Cô theo anh ra cửa, nghe dặn dò tối nhớ kiểm tra cửa trước khi lên giường, nhớ đeo vớ kẻo đêm lạnh chân, nhớ quàng thêm cái khăn, nhớ để bình nước ngay đầu giường phòng khi đêm khát, nhớ bật quạt chênh chếch đừng hướng thẳng vào người... Cô cắt ngang: "Em không thèm nhớ gì hết, chỉ nhớ anh!". Thật may có tiếng còi xe vừa tới, cô vội đẩy anh ra, hai má nóng bừng xấu hổ.
Ảnh minh họa
Cô cài cửa cẩn thận, bắt con cá vào túi mang sang biếu hàng xóm, món riêu cá phải đợi anh về. Cô mở túi xách lấy ra tờ giấy siêu âm đã nhàu do cả chiều nay được lấy ra cất vào, không tưởng tượng được khi nhìn thấy và biết tin, anh sẽ vui mừng thế nào.
Cô nhè nhẹ vuốt bụng: "Mẹ con mình sẽ đợi ba về nhé!"
Nguyên An
Theo phunuonline.com.vn
Bất ngờ trở về sau chuyến công tác, điếng người phát hiện bí mật của vợ bên nhà hàng xóm Tôi chết điếng khi đứng đằng sau anh kỹ sư độc thân là vợ tôi, váy áo khêu gợi, tóc xõa rối bù...Nguyệt lí nhí thanh minh rằng chung cư mất điện, tối quá nên em vào "nhầm nhà"! Tôi làm nghề hướng dẫn viên du lịch, tôi có vẻ ngoài được trai, tính tình thân thiện, dễ gần. Công việc cho tôi...