Miếng lót giày y khoa chữa bệnh lý bàn chân
Người bệnh phải được bác sĩ đo đạc hình dáng bàn chân, độ vòm, lõm, bẹt, cần nâng đỡ ở vị trí nào để lựa chọn lót giày phù hợp.
Trên thị trường hiện nay bán nhiều loại miếng lót giày nhiều xuất xứ. Lót giày y khoa được cấu tạo gồm có khung định vị, đệm giữ thăng bằng, nôi nâng đỡ, lớp đệm hấp thụ lực… Sản phẩm có nhiều chất liệu khác nhau như nhựa tổng hợp, silicon, lót vải nhung… giá từ 280.000 đến 795.000 đồng một bộ tùy vào chất liệu và thương hiệu.
Lót giày được thiết kế có độ cong giúp nâng đỡ, tạo vòm bàn chân và điều chỉnh cấu trúc xương khớp. Sản phẩm được quảng cáo có thể phòng tránh các bệnh đau nhức liên quan đến bàn chân, thích hợp cho người có bệnh lý viêm khớp hoặc tiểu đường.
Các loại lót giày làm từ nhiều chất liệu với hình dáng khác nhau được giới thiệu có chức năng nâng đỡ, tạo độ vòm bàn chân và điều chỉnh cấu trúc xương khớp. Ảnh: WC
Theo bác sĩ Nguyễn Đức Thành, chuyên khoa Cơ Xương Khớp, bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, miếng lót trong giày có vai trò nhất định phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về bàn chân như gai xương gót hay còn gọi là viêm cân gan bàn chân. Những người phải đứng quá nhiều, mang giày dép cứng, hay đi chân đất là nhóm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý trên. Miếng lót sẽ tạo độ êm giảm bớt áp lực khi đi giày dép quá cứng, nâng đỡ vòm bàn chân đúng theo sinh lý bình thường.
Tuy nhiên, đây không phải là dụng cụ hỗ trợ “thần thánh” và cũng có nhiều hạn chế. Những người mắc các bệnh lý nặng khiến bàn chân biến dạng như bệnh tiểu đường sẽ không thể sử dụng miếng lót bán trên thị trường. Việc lạm dụng có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn, gây ra nhiều di chứng sau này.
Video đang HOT
“Lót giày được bán trên thị trường chỉ như một dụng cụ hỗ trợ, tương tự thực phẩm chức năng và không cần bác sĩ kê toa. Dù người bán có gắn mác y khoa, sản phẩm vẫn không phải là dụng cụ để chữa trị cụ thể một căn bệnh nào”, bác sĩ Thành nhấn mạnh.
Lót giày được gọi là y khoa khi nó có chức năng điều trị bệnh lý và được bác sĩ khám, kê toa và theo dõi định kỳ. Trong đó, các chuyên viên thiết kế lót giày cùng bác sĩ chỉnh hình bàn chân sẽ trực tiếp chữa trị. Bệnh nhân phải lấy khuôn bàn chân bằng thiết bị chuyên dụng để đo đạc hình dáng, độ vòm, lõm, bẹt, cần nâng đỡ ở vị trí nào. Từ khuôn đó, các bác sĩ sẽ phân tích và cung cấp những miếng lót phù hợp với từng dạng bàn chân khác nhau.
Cẩm Anh
Theo VNE
Chào đời hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng sau khi lấy máu xét nghiệm, bàn chân bé sơ sinh bỗng thâm đen đến đáng sợ
Người cha vô cùng đau xót khi chia sẻ những hình ảnh về bàn chân sưng phồng, thâm đen của con trai mà anh cho là hậu quả của việc sơ suất trong quá trình lấy máu xét nghiệm của bệnh viện.
Bàn chân bé sơ sinh sưng phồng, đổi màu nghiêm trọng sau khi lấy máu xét nghiệm
Ông bố người Malaysia Safuan Comeell và vợ đã phải chờ đợi suốt 9 tháng để chào đón con trai đầu lòng. Giấc mơ đã thành sự thật khi hai người bế bé trai bé bỏng trên tay. Họ không ngờ rằng con mình sẽ phải chịu đựng một tổn thương khủng khiếp nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Nguyên nhân được cho là sự tắc trách của Bệnh viện Sibu (bệnh viện lớn thứ hai ở bang Sarawak, Malaysia) sau khi l ấy máu xét nghiệm cho bé.
Sau thủ thuật lấy máu, bàn chân bé trai đã sưng phồng, thâm tím.
Theo chia sẻ của Safuan Comeell trên Facebook, con trai anh chào đời tại Bệnh viện Mukah hôm 15/9 với điều kiện sức khỏe hoàn toàn ổn. Sau đó, bé được chuyển tới bệnh viện Sibu để tiến hành thủ thuật lấy máu xét nghiệm nhiễm trùng máu. " Bệnh viện thực hiện việc này và khẳng định, con trai tôi có thể bị nhiễm trùng máu. Tuy nhiên, bàn chân con bắt đầu sưng phồng lên rồi ngày càng tệ đi sau khi lấy máu", ông bố đau xót tâm sự.
Theo Safuan, do quá trình vận chuyển và lấy máu vốn rất đơn giản của bệnh viện mà cơn ác mộng đã xảy ra. "Con chào đời là một em bé hoàn hảo. Con có lỗi gì chứ? Là một người cha, tôi sẽ có hành động pháp lý đến cùng đối với bất cứ ai chịu trách nhiệm việc này nếu con tôi bị cắt mất chân", ông bố Malaysia chia sẻ.
Kèm theo những dòng chia sẻ đó là hình ảnh bàn chân phải sưng phồng, thâm đen và đổi màu nghiêm trọng trông rất đáng sợ của con trai Safuan. Bài đăng này đã thu hút hơn 23k lượt bày tỏ cảm xúc và hơn 15.000 lượt chia sẻ cùng hàng nghìn bình luận.
Cha bé cho biết trước đó, bé chào đời hoàn toàn khỏe mạnh.
Điều tra sự tắc trách của bệnh viện
Chia sẻ trên Facebook của Safuan Comeell không chỉ thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng mà còn buộc quan chức Y tế nước này phải vào cuộc.
Bộ Y tế Malaysia đã chỉ đạo tiến hành điều tra vụ việc sau khi biết Safuan Comeell tuyên bố chính sự tắc trách của nhân viên Bệnh viện Sibu khiến con trai anh bị thương nghiêm trọng. Lãnh đạo ngành y tế nước này cũng ban hành công văn chính thức yêu cầu tiến hành điều tra. " Chúng tôi sẽ xem xét các quy trình do bác sĩ và y tá chịu trách nhiệm điều trị cho em bé đã thực hiện. Bộ Y tế tỏ ra quan ngại về các vấn đề mà bệnh nhân phải đối mặt. Chúng tôi cam đoan rằng việc điều tra sẽ rõ ràng, minh bạch và tuân thủ các quy định đề ra".
Theo Helino
12 triệu chứng có thể cảnh báo bệnh nghiêm trọng, có cả ung thư, cái thứ 3 tưởng không liên quan nên rất nhiều người bỏ qua Những cục u, vết sưng, phát ban hay vết bớt đỏ thường là vô hại nhưng cũng có thể là triệu chứng lạ cảnh báo bệnh nào đó nghiêm trọng hơn rất nhiều so với bạn nghĩ. 1. Vết bẩn trên cổ không thể làm sạch được Todd Sontag, chuyên gia về y học gia đình của Tổ chức y tế Orlando Health...