Miếng lót chống nóng thật xinh cho bếp nhà mình
Hình dáng chữ nhật khiến chúng khá lý tưởng để lấy các món ăn nóng ra khỏi lò hoặc giữ chảo cho bạn tiện thao tác nấu nướng. Nó cũng rất tiện khi sử dụng như một tấm lót trực tiếp trên bàn.
Bạn cần những nguyên vật liệu như sau:
- 1 đoạn ruy băng đỏ
- 1 miếng vải màu
- 2 miếng vải lót (bạn nên chọn loại vải mềm, dày như vải dạ hoặc vải bông chần. Nếu sử dụng vải bông thì bạn chỉ cần 2 miếng, còn sử dụng vải dạ thì bạn cần gấp đôi số miếng vải lót sử dụng để tăng khả năng chống nóng).
- 1 đoạn chỉ đỏ.
Bước 1:
Cắt 2 miếng vải lót và 1 miếng vải màu kích thước 20cm x 32cm.
Cắt hai đoạn ruy băng kích thước 18cm.
Bước 2:
Xếp mặt trái của hai miếng vải lót chồng khít lên nhau. Sau đó gấp đôi đoạn ruy băng lại và đặt vào giữa cạnh ngắn của hai miếng vải lót.
Bước 3:
Lật mặt phải của hai miếng vải lót úp lại với nhau, đoạn ruy băng sẽ bị giữ lại ở giữa hai miếng lót. Dùng ghim nút loại nhỏ đính tạm hai miếng lót lại. Bỏ lại một cạnh ngắn dưới cùng không đính.
Bước 4:
May một đường may cách mép 1cm chạy dài suốt ba cạnh được đính ghim. Cạnh phía dưới vẫn để mở.
Video đang HOT
Lộn mặt phải của miếng chống nóng ra. Ghim tạm cạnh mở còn lại.
Khâu một đường khâu giấu chỉ để đóng kín cạnh mở còn lại.
Bước 6:
Đánh dấu các khu vực mà bạn muốn may chần đè lên. Bạn có thể dùng phấn vẽ vải hoặc bút đánh dấu để tạo ra một nếp gấp nhỏ ở giữa miếng chống nóng. Bạn có thể thêm bao nhiêu dòng tùy ý hoặc chỉ là một dòng ở giữa.
Bước 7:
Dùng một đoạn chỉ đỏ để may đường đánh dấu.
May một chiều rồi lại may theo chiều ngược lại để tạo một dòng đỏ đậm như hình bên. Lặp lại cho tất cả các dòng kẻ còn lại. Nếu biết thêu thì bạn có thể thêu đoạn nếp gấp này cho đẹp mắt.
Miếng đệm bông chống nóng dễ làm, tốn ít thời gian thực hiện nhưng thiết thực cho gian bếp của gia đình. Một miếng lót nhỏ bé nhưng mang lại nhiều ý nghĩa, nhất là nếu bàn ăn gia đình bạn có mặt bàn bằng thủy tinh.
Được may hai lớp dày nên miếng lót có khả năng chịu nhiệt tốt. Hình dáng chữ nhật khiến chúng khá lý tưởng để lấy các món ăn nóng ra khỏi lò hoặc giữ chảo cho bạn tiện thao tác nấu nướng. Nó cũng rất tiện dụng để sử dụng như một tấm lót trực tiếp trên bàn.
Chúc các bạn thành công!
Theo PNO
Lót nồi đa năng từ khăn mặt cũ
Những chiếc lót nồi mua sẵn thường được may từ vải pha nilông, vì vậy rất khó giặt sạch mỡ bám vào. Còn lót nồi đa năng của chị em mình thì vừa dễ giặt lại vừa đẹp nữa đó.
Các chị em cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
- Khăn mặt cũ
- Vải vụn
- Kim, chỉ/ Máy khâu
- Kéo
Bước 1:
- Cắt khăn mặt cũ ra thành 5 mảnh gồm:
2 mảnh kích thước 20 x 16 cm.
3 mảnh kích thước 20 x 20 cm.
- Cắt vải vụn thành 1 mảnh kích thước 40 x 16 cm.
Nếu vải vụn không đủ, các mẹ có thể may ghép các mảnh nhỏ lại cho đủ.
Bước 2:
- May dúm ở cả 2 đường viền trên và dưới cho tấm vải họa tiết.
Các mẹ chú ý sau khi may dúm, mảnh vải họa tiết phải có kích thước là 20cm x 16 cm.
Bước 3:
- May chập mảnh vải họa tiết cùng 2 mảnh 20cm x 16 cm lại để tạo thành lớp lót bên ngoài.
Bước 4:
- Để cho chắc chắn, may chần các đường song song ở bên ngoài.
- 3 mảnh 20 x 20 cm vừa cắt ở bước 1 sẽ là lớp lót trong; chúng cũng được máy chần các đường song song như trên.
Bước 5:
- Sau đó, may viền phía trên cho lớp ngoài. Các mẹ nhớ đầu tiên chỉ may trước 1 đường viền phía trên thôi nhé!
Bước 6:
- May ốp lớp trong vào ngay sau lớp ngoài tạo thành dáng như một chiếc túi đựng con con.
Bước 7:
- May viền bọc toàn bộ xung quanh miếng lót nồi để hoàn thành.
- Và đừng quên khâu liền tay thành một chiếc móc nhỏ để treo nữa các mẹ ơi!
Lót nồi vừa tiện ích mà lại tiết kiệm nhờ tái sử dụng lại từ khăn mặt cũ đó.
Gập đôi lại, chiếc lót nồi biến ngay thành găng tay lót lò nướng cho nhà mình này:
Theo PNO
Lót nồi hình chiếc lá cho bếp nhà mình đẹp hơn Những chiếc lót nồi hình chiếc lá sẽ là nét điểm xuyết tinh tế cho căn bếp của bạn, cũng là một cách để thêm hương sắc mùa hè vào không khí gia đình đấy! Nguyên liệu: - 3 mảnh vải dày hoặc vải dạ nhỏ cùng tông màu với các sắc độ khác nhau - Giấy để vẽ phác thảo mẫu lá,...