Miếng dán tránh thai: tiện dụng nhưng có thể gây nguy hiểm
Miếng dán tránh thai được dán vào một vị trí kín đáo trên cơ thể như tay, đùi, bụng… nhưng nó lại có thể tăng nguy cơ gây máu vón cục và bệnh tim mạch.
Ảnh minh họa
Bác sĩ ơi, em chưa kết hôn nhưng đã có “quan hệ” với người yêu. Chúng em đang rất đau đầu về chuyện chọn biện pháp tránh thai nào cho phù hợp. Em không dám uống thuốc vì sợ ảnh hưởng sức khỏe, còn người yêu em lại không chịu dùng bao cao su. Em đang muốn dùng miếng dán tránh thai cho thuận tiện nhưng em lại lo lắng về các tác dụng phụ của biện pháp này.
Bác sĩ cho em hỏi, miếng dán tránh thai có nhiều tác dụng phụ không và nếu dùng thì nên dùng thế nào để an toàn? Em xin cảm ơn! (Thư Lê)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thư Lê thân mến,
Miếng dán tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai đang được khá nhiều chị em phụ nữ lựa chọn vì tính tiện dụng của nó. Miếng dán tránh thai là một miếng dán có diện tích nhỏ, bao gồm 2 loại hormone estrogen và progesterone, phóng thích hoạt chất qua da vào máu, có tác dụng ngừa thai trong vòng 1 tuần.
Miếng dán giải phóng một lượng hormone vào máu thông qua da, từ đó ngăn chặn sưn rụng trứng hàng tháng ở người phụ nữ. Miếng dán tránh thai còn làm tăng chất nhầy ở tử cung, làm mỏng niêm mạc tử cung khiến cho tinh trùng khó tiếp cận trứng và thụ thai.
Video đang HOT
Trước khi sử dụng miếng dán tránh thai, chị em cần đi khám để biết mình bị bệnh hoặc có nguy cơ bị bệnh tim mạch không. Ảnh minh họa
Miếng dán được dán vào một vị trí kín đáo trên cơ thể như phần mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, bụng dưới, trên vai, sau lưng hoặc mông (không dán lên ngực). Sử dụng miếng dán đầu tiên vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó mỗi tuần thay miếng dán một lần, liên tục trong 3 tuần. Sau 3 tuần sử dụng, ngưng dán 1 tuần và sẽ có kinh nguyệt trong tuần đó.
Tuy nhiên, cũng như bất kì biện pháp tránh thai nào, miếng dán tránh thai cũng có những tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ được cảnh báo liên quan đến biện pháp tránh thai này là: căng ngực, nhức nửa đầu, buồn nôn, tăng cân nhẹ…
Mặc dù các tác dụng phụ này được coi là hiếm gặp nhưng theo một số nghiên cứu y tế thì miếng dán có thể tăng nguy cơ gây máu vón cục và bệnh tim mạch do cơ chế thẩm thấu hormone trực tiếp vào máu. Điều này là do lượng estrogen trong miếng dán ngừa thai và viên thuốc tránh thai hàng ngày tương đương nhau nhưng khi uống thuốc, hormone được chuyển hóa trong ruột trước khi đi vào mạch máu, còn khi dùng miếng dán, hormone đi trực tiếp vào mạch máu. Vì vậy, những phụ nữ bị bệnh mãn tính như: bướu cổ, huyết áp cao, hoặc có khối u, tiểu đường, một số bệnh về tim mạch… không nên dùng miếng dán tránh thai vì có thể gây ra tai biến.
Để tránh tai biến này, trước khi sử dụng miếng dán tránh thai, chị em cần đi khám để biết mình bị bệnh hoặc có nguy cơ bị bệnh tim mạch không. Nếu có không thì có thể dùng miếng dán ngừa thai chứa 2 hormone.
Trong trường hợp bạn bị bệnh hay có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao thì không dùng được miếng dán và dĩ nhiên cũng không được dùng viên uống ngừa thai hỗn hợp có chứa estrogen nhất là loại có hàm lượng cao. Lúc này, bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để chọn phương pháp ngừa thai thích hợp cho mình.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo TNO
Soi vào tác hại từ miếng dán ngực "thần kỳ"
"Ma thuật" từ miếng dán ngực có thể gây rất nhiều nguy hiểm đấy!
Tìm hiểu về miếng dán ngực
Miếng dán ngực là một biến tấu của áo ngực với phần dây và quai áo đã được thiết kế thu gọn đi. Nó được coi là chiếc áo lót "ma thuật", là "cứu cánh" cho các bạn nữ khi diện đồ. Miếng dán ngực giúp các bạn tự tin hơn, nhất là khi diện những chiếc áo quây, váy dây, những bộ đồ "mát mẻ"... mà không lo sợ bị lộ áo ngực hay phần nhạy cảm.
Thông thường, miếng dán ngực được làm từ silicon, nhưng cũng có một số loại được làm bằng vải mút, xốp... với nhiều kích cỡ đa dạng. Ngoài tác dụng che đi phần nhạy cảm, một số loại miếng dán ngực còn có phần đệm mút khá dày và gọng cứng, có khả năng nâng đỡ, tôn dáng, giúp bạn nữ có núi đôi đầy đặn hơn. Bên cạnh đó còn có loại miếng dán ngực cỡ nhỏ, có tác dụng che phần nhũ hoa, với nhiều kiểu dáng như hình tròn, hình hoa hay ngôi sao...
Mặc dù được coi là "cứu cánh", tuy nhiên chiếc áo "ma thuật" này cũng gây ra rất nhiều phiền toái, thậm chí còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể và sức khỏe của bạn nữ. Vì thế, chúng mình cần tìm hiểu thật kĩ để có quyết định và cách sử dụng an toàn nhé!
Những tác hại của miếng dán ngực:
Dị ứng, kích ứng
Do được làm từ chất liệu gây bí, không thấm hút mồ hôi như silicon, xốp... lại được dán trực tiếp vào ngực nên miếng dán ngực có thể gây nên tình trạng bí bách, khó chịu, ngứa ngáy, mẩn đỏ, dị ứng, kích ứng... nhất là trong những ngày ẩm ướt, nắng nóng. Thậm chí, nó còn gây nên tình trạng co kéo, căng tức ngực, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả làm việc.
Về lâu dài, việc sử dụng miếng dán ngực sẽ khiến cho các vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ, gây hại cho da vùng núi đôi. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Viêm nhiễm nghiêm trọng
Theo ý kiến của các chuyên gia, sử dụng miếng dán ngực thường xuyên có thể dẫn đến rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm như viêm da dị ứng, viêm tắc lỗ chân lông, tắc tuyến sữa, viêm nứt đầu vú...
Nó gây nên nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa, viêm đỏ, rỉ nước, nổi mụn, phù nề... làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và các công việc của chúng ta. Thậm chí, nếu các thương tổn phát triển sâu vào bên trong hạ bì, nó còn dẫn tới tình trạng mụn dày, nhiễm trùng chảy mủ, bong tróc da... khiến việc chữa trị khó khăn hơn rất nhiều.
Hậu quả khôn lường từ miếng dán ngực giả:
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều miếng dán ngực giả, nhái hoặc không có xuất xứ rõ ràng. Điều này càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho người sử dụng. Đặc biệt, các chất hóa học không đảm bảo được cho thêm vào trong quá trình sản xuất chính là nguyên nhân gây nguy hiểm cho chúng ta. Nó không chỉ gây nên tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng cho con bú và sức khỏe lâu dài của các bạn nữ.
Vì thế, các bạn cần chú ý đến việc mua các sản phẩm miếng dán ngực có chất lượng, ở những nơi có uy tín. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên lạm dụng miếng dán ngực mà chỉ nên dùng trong những trường hợp cần thiết. Đồng thời, để đảm bảo vệ sinh, chúng mình cũng không nên dán trong thời gian quá lâu và cần làm sạch vùng núi đôi sau mỗi lần sử dụng. Hãy biết cách làm đẹp hiệu quả mà vẫn an toàn nhé!
Theo Thanhnien
Bị bỏng nặng vì dùng miếng dán giữ nhiệt Ưu điểm của miếng dán giữ nhiệt là tiện dụng, làm ấm nhanh lại không khói nên được nhiều người ưa dùng. Thế nhưng, nó lại có thể gây bỏng nhất là đối với làn da mỏng, nhạy cảm. Chị em chuộng miếng dán sưởi ấm Nhằm đối phó với cái lạnh giá của mùa đông, nhiều chị em đã nhanh chóng tìm...