Miếng dán mang niềm tự hào của cử tri Mỹ
Những miếng dán mang dòng chữ “I Voted” lâu nay vẫn được coi như biểu tượng cho niềm tự hào của cử tri Mỹ trong ngày bầu cử.
Tại nhiều địa phương ở Mỹ, các cử tri thường được dán nhãn “I Voted” (“Tôi đã bỏ phiếu”) sau khi rời địa điểm bầu cử. Những người đeo miếng dán hay huy hiệu mang dòng chữ “I Voted” thường được nhận thức ăn, đồ uống miễn phí cùng nhiều ưu đãi khác từ các doanh nghiệp.
Không ai biết tấm huy hiệu “I Voted” mang niềm tự hào của cử tri Mỹ này xuất hiện từ bao giờ. Ai là người sáng tạo ra nó cũng vẫn là bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Miếng dán “I Voted Today” được phân phát trong cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ năm 2018 ở khu vực bờ biển Ponte Vedra, Florida. Ảnh: Reuters.
Theo một số chuyên gia, miếng dán “I Voted” được sản xuất vào đầu những năm 1980. Một bài viết trên tờ Miami Herald số ra ngày 29/10/1982 có nhắc tới biểu tượng này khi đưa tin về việc những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ ở Fort Lauderdale khuyến mại cho các khách hàng đeo chúng như thế nào.
Hiệp hội các Nhà môi giới bất động sản Phoenix cho biết họ bắt đầu phân phát những miếng dán, huy hiệu “I Voted” ở Phoenix và hạt Maricopa vào năm 1985. Trong khi đó, công ty National Campaign Supply ở Florida lại khẳng định họ mở bán các nhãn dán “I Voted” lần đầu vào năm 1986.
Janet Boudreau, người từng vận hành một công ty cung cấp các sản phẩm liên quan đến bầu cử, đã tự thiết kế một mẫu miếng dán “I Voted” với biểu tượng cờ Mỹ bay trong gió vào năm 1987. Lúc bấy giờ, vì thấy bất ngờ trước việc quá nhiều người Mỹ không biết đến ngày bầu cử nên bà muốn làm gì đó để thay đổi tình hình.
“Tôi muốn họ nhìn thấy mọi người xung quanh mang nhãn dán ‘I Voted’ và nghĩ ‘Ồ, mình cũng nên làm như thế’”, Boudreau chia sẻ.
Video đang HOT
Theo các nhà khoa học chính trị, bản thân miếng dán không khiến người dân Mỹ đi bầu. Việc nó tượng trưng cho nỗ lực đem lại cảm giác về một cộng đồng bầu cử đầy nhiệt huyết mới là động lực thúc đẩy các cử tri.
Richard Bensel, giáo sư nghiên cứu về bộ máy chính phủ tại Đại học Cornell, cho hay hệ thống bầu cử Mỹ thế kỷ XIX rất mang tính mở. Những người đàn ông được giao phó trách nhiệm sẽ tới các địa điểm bầu cử để thu thập phiếu bầu từ các chuyên viên thuộc mỗi đảng rồi phân phát cho cử tri. Sau đó, cử tri sẽ giao những tấm phiếu mà họ lựa chọn cho một trọng tài bầu cử. Người này có có nhiệm vụ mang từng lá phiếu bỏ vào hòm.
Bởi các lá phiếu mang mã màu nên những người đại diện, nếu muốn, có thể biết ai đã bỏ phiếu và bầu cho ai.
“Một miếng dán ‘I Voted’ khi ấy không mang nhiều ý nghĩa”, Bensel cho hay. “Bất kỳ ai liên quan hay quan tâm đều có thể xem lá phiếu của bạn”.
Thời bấy giờ, ngày bầu cử là một sự kiện trọng đại. Đàn ông để râu và ăn mặc chỉnh tề để thể hiện rằng họ đã đủ tuổi đi bỏ phiếu, theo Jon Grinspan, chuyên gia nghiên cứu lịch sử chính trị tại Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Mỹ thuộc Viện Smithsonian, cho biết. Rượu được mở liên tục tại các địa điểm bỏ phiếu, tạo nên một bầu không khí cuồng nhiệt.
Sau khi hình thức bỏ phiếu kín ra đời vào cuối thế kỷ XIX, việc đi bỏ phiếu trở nên đơn điệu hơn. Đây là lý do vì sao tỷ lệ đi bầu vào thế kỷ XX giảm sút, giáo sư khoa học chính trị Donald P. Green từ Đại học Columbia, đánh giá.
Sau nhiều năm, một số hạt ngừng đặt hàng các nhãn dán “I Voted” vì thiếu ngân sách. Cơ quan quản lý hạt Santa Clara cho biết điều này giúp tiết kiệm 90.000 USD ngân sách hồi năm 2012.
Một số hạt khác cũng không đặt hàng biểu tượng để ngăn cử tri dán chúng lên các điểm công cộng. Tuy nhiên, huy hiệu hay những miếng dán “I Voted” vẫn có giá trị nhắc nhở mọi người tham gia bỏ phiếu.
Theo một số nghiên cứu, con người có xu hướng hành động chủ động hơn nếu họ biết rằng ai đó có thể chú ý tới mình. Các nhà kinh tế học tại Đại học California-Berkeley, Đại học Chicago và Đại học Harvard mới đây phát hiện ra rằng “bảo với người khác họ sẽ được hỏi về phiếu bầu sẽ khiến người ta muốn đi bầu hơn”.
Tương tự, theo ông Costas Panagopoulos, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Fordham, khi những cử tri được cảm ơn tại một cuộc bỏ phiếu, họ sẽ có xu hướng tiếp tục đi bỏ phiếu trong tương lai.
Tranh luận tổng thống Mỹ có tác động như thế nào? 27 45 đời tổng thống Mỹ 24 Quá trình voi và lừa trở thành biểu tượng hai đảng ở Mỹ Sàn đấu bản lĩnh của ứng viên tổng thống Mỹ 14 Cử tri dao động – ‘thế lực’ định đoạt bầu cử Mỹ
Sức khỏe ông Trump ảnh hưởng chiến dịch tái tranh cử ra sao?
Việc thông tin sức khỏe của ông Trump không được tiết lộ chính thức cho công chúng đang phủ bóng lên chiến dịch ngồi lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một sự kiện tranh cử hôm 30-9.
Sự nhiễu loạn thông tin về tình hình sức khỏe của Tổng thống Donald Trump đã làm dấy lên quan ngại về chiến dịch tái tranh cử của ông, theo hãng tin Bloomberg.
Thông tin trái chiều khiến cử tri Mỹ bối rối
Ông Brian Garibaldi, thành viên trong đội ngũ y tế của ông Trump, cho biết tình trạng sức khỏe của ông đã có tiến triển và có thể xuất viện vào thứ hai tuần sau.
Tuy nhiên, nguồn tin từ ông Sean Conley, bác sĩ của Nhà Trắng cho hay ông Trump đã phải tiếp nhận lượng thuốc điều trị dành cho các bệnh nhân COVID-19 có tiến triển bệnh nặng. Điều này đã đặt ra câu hỏi về tình trạng sức khỏe thực sự của ông.
Tổng thống Mỹ Donald Trump rời khỏi trung tâm y tế Walter Reed hôm 4-10. Ảnh: BLOOMBERG
Ông Trump đã có kết quả dương tính với virus COVID-19 sau khi trở về từ buổi gây quỹ tại một khu nghỉ dưỡng ở bang New Jersey hôm 1-10.
Ông Jason Miller, trợ lý cấp cao của chiến dịch tranh cử của ông Trump đã tuyên bố trên đài NBC rằng "Tổng thống Donald Trump sẽ sớm quay trở lại đường đua tái tranh cử" đồng thời tỏ ra không quan tâm trước thông tin ông Joe Biden, ứng cử viên đảng Dân chủ đang dẫn trước cuộc đua với 14% điểm.
Gần 3,3 triệu người đã bỏ phiếu cho cuộc bầu cử vào hôm 3-11. Việc tình hình sức khỏe của ông Trump không được tiết lộ trước công chúng khiến người dân Mỹ, đặc biệt là người ủng hộ ông đã phải bỏ phiếu trong sự không rõ ràng.
"Các cử tri nên có đầy đủ thông tin về tình hình sức khỏe của Tổng thống mỹ trước khi họ bỏ phiếu" - ông David Gergen cựu trợ lý của Nhà Trắng cho biết.
Nguy cơ bùng phát dịch từ chiến dịch tái tranh cử
Việc ông Trump công bố nhiễm virus gây bệnh COVID-19 đã đặt ra các câu hỏi về việc liệu Nhà Trắng và các sự kiện tổ chức chiến dịch tranh cử của ông Trump có trở thành địa điểm phát tán dịch bệnh hay không.
Các thành viên nhóm chiến dịch tranh cử của ông Trump như bà Hope Hicks, cố vấn thân cận của ông và ông Bill Stepien, giám đốc chiến dịch tranh cử đều đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Bà Hope Hicks (phải), cố vấn thân cận của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: ABC NEWS
Ông Scott Gottlieb, cựu lãnh đạo Ủy ban quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), cho biết có thể sẽ có thêm các ca nhiễm COVID-19 mới xuất phát từ Nhà Trắng và từ giữa các nhà lập pháp đảng Cộng Hòa.
"Không thể biết được đã có những ai đã tiếp xúc với Tổng thống Mỹ vào hôm 29 và 30-9", theo ông Gottlieb.
Ông Trump không chắc nhận được sự thông cảm từ cử tri Mỹ Trong phạm vi kinh tế-chính trị, sự tín nhiệm của cử tri đối với ông Trump không hề khác đi cho dù ông ấy có bị nhiễm COVID-19 hay không. Một nhà phân tích chính trị hôm 2-10 nói với đài CNBC rằng việc Tổng thống Trump nhiễm COVID-19 không có khả năng ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn...