Miến vàng hay miến trắng độc hơn?
Vào dịp Tết, miến được tiêu thụ rất mạnh bởi theo phong tục, đã ngày Tết là phải có “măng, miến, gà, giò…”. Thế nhưng, gần đây, thông tin về miến có chất tẩy khiến người tiêu dùng không khỏi lo ngại.
Miến nào an toàn?
Chị Dương Thị Nhâm, ở ngõ 173 phố Hoàng Hoa Thám cho biết, lâu nay nhà chị vẫn ăn miến có màu vàng vì được chị bán hàng quen tư vấn: Miến màu vàng là miến “thô”, chưa bị tẩy trắng; miến thô về hình thức trông xấu nhưng an toàn. Ấy thế nhưng hôm vừa rồi nhà chồng có giỗ, do thiếu miến nên chị chạy ra quầy tạp hóa gần nhà ông anh chồng (ở đường Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội) mua miến, chị bán hàng ở đây lại bảo: Miến màu trắng mới là miến ngon và an toàn, còn miến vàng là miến đã bị “nhuộm màu”. Chị bán hàng còn quả quyết: “Không tin cứ mua về ăn thử”.
Đành mua miến màu trắng theo lời chị bán hàng (vì cửa hàng này cũng chỉ có duy nhất loại miến này), nhưng chị Nhâm mang băn khoăn trên chia sẻ với PV và kết luận: “Chả biết đâu mà lần!”.
Người tiêu dùng luôn mong muốn chọn được loại miến an toàn cho gia đình.
Tẩy không đáng ngại bằng nhuộm
Video đang HOT
Đây là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội khi phóng viên hỏi về các loại miến trên thị trường, miến nào là an toàn…
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, người dân không nên hoang mang trước tin đồn miến được tẩy trắng bởi vì việc tẩy trắng là có cơ sở khoa học. Vấn đề là khi tẩy, người sản xuất phải dùng nước rửa hóa chất dư nhiều lần.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh giải thích: Giống như khi rửa tay xà phòng, không ai để tay đầy xà phòng rồi bốc thức ăn mà người ta thường rửa hết xà phòng rồi mới ăn. Chất dùng để tẩy miến thường là sunfit natri, sunfit kali, hoặc nước mà thu được khi đốt lưu huỳnh (dùng SO2 sục vào nước). Ở nông thôn, trong quá trình làm miến, người ta thường dùng tinh thể sunfit natri (trông như đường, muối) – là chất khử mạnh để làm sạch chất màu. Sở dĩ phải tẩy vì miến thường làm từ củ dong riềng. Trong quá trình sản xuất, do xay lẫn cả vỏ và củ, vỏ củ dính lại nên sản phẩm không trắng…
Nếu rửa sạch nhiều lần bằng nước sau khi dùng chất tẩy thì ăn miến đó vẫn an toàn. Đáng ngại là một số địa phương dùng chất màu vàng cho vào bột để “đẹp” miến trong khi chất màu hiện nay không kiểm soát được. Thực ra, miến không nhất thiết phải tẩy trắng và cũng không cần phải nhuộm màu. Nếu người sản xuất nghĩ được như vậy, cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm thì người tiêu dùng được nhờ.
PGS.TS Trần Đình Toán, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, bây giờ miến không làm hoàn toàn tự bột dong mà người ta phối trộn nhiều loại củ khác như khoai tây, khoai lang. Vì thế, màu sắc của miến sẽ không đồng nhất (tùy thuộc vào sự phối trộn trong quy trình sản xuất). Để chọn được miến an toàn rất khó bởi người dân bằng mắt thường không thể biết miến nào an toàn.
PGS.TS Trần Đình Toán cho rằng, nên chăng mặt hàng này cũng như nhiều mặt hàng thực phẩm khác phải có tiêu chuẩn sản xuất theo từng lô, đồng thời các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra giám sát, xử phạt nghiêm nếu phát hiện vi phạm – có như thế thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mới được đảm bảo. Không nên để chất lượng sản phẩm mập mờ như hiện nay, và người mua thì bán tín bán nghi chỉ biết theo lời người bán.
Theo Kienthuc
Patê "dỏm": Quá bẩn!
Không chỉ sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, nhiều loại patê bày bán trên thị trường còn được xử lý bằng chất tẩy, hương liệu không nguồn gốc.
Patê bán ở chợ khó bảo đảm chất lượng. Ảnh: Hồng Thúy
Từ lâu, patê, chả lụa, giăm bông đã trở thành món ăn quen thuộc. Hiện nay, ở các chợ, mặt hàng thịt nguội này muốn mua bao nhiêu cũng có. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm bày bán ở các chợ đều không có nhãn mác, địa chỉ sản xuất, chưa được cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng.
Dễ làm như... luộc rau!
Cuối tuần rồi, chúng tôi tiếp cận một cơ sở gia đình chuyên sản xuất patê nằm sâu trong hẻm ở quận Bình Thạnh - TPHCM. Đầu ra sản phẩm của cơ sở này là các chợ, quán ăn, xe bánh mì lề đường.
Tại đây, các công đoạn chế biến đều bày trên sàn nhà chật chội, ẩm thấp, không bảo đảm vệ sinh. Công đoạn chế biến chính nằm cạnh nhà vệ sinh. Nguyên liệu làm patê như gan, mỡ heo, bánh mì thì chất la liệt trên sàn nhà. Thau chậu, cối xay bám đầy chất bẩn. Trước khi chế biến, bánh mì được ngâm với nước đục ngầu. Gan, mỡ heo thì được ngâm trong thau, xô. Để patê thơm ngon, sau đó, toàn bộ nguyên liệu được trộn với gia vị, phẩm màu, hương liệu.
Sau khi lân la nhiều nơi, chúng tôi mới biết cơ sở nói trên không phải là cá biệt. Nhiều cơ sở sản xuất patê ở TPHCM cũng có quy mô, "công nghệ" sản xuất tương tự.
Ông Lê Văn Toàn, phụ trách sản xuất cho một cơ sở chế biến thực phẩm tại TPHCM, cho biết làm patê dễ như... luộc rau, chỉ cần nghe qua là có thể làm được. Gan trộn với mỡ heo, bánh mì và gia vị cho vào nồi hấp khoảng 2 - 3 giờ là có thành phẩm.
Sử dụng nguyên liệu thải
Theo đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh thực phẩm quận Bình Thạnh, trước đây đoàn đã kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở sản xuất patê sử dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí, có hộ sử dụng chất cấm.
Ông Trần Minh Thành, chủ một cơ sở chế biến thực phẩm tại TPHCM, cho biết nguyên liệu chính làm patê là gan, mỡ heo và bánh mì. Tuy nhiên, vì muốn có lãi cao nên nhiều cơ sở sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, giá rẻ. Chẳng hạn, gan heo có 2 loại là gan bột và gan đá. Gan bột là của heo khỏe mạnh nên có giá cao, gan đá là từ heo bệnh, heo chết. Gan đá có màu đen thẫm, không còn mùi thơm đặc trưng và sau khi chế biến, patê sẽ có màu lốm đốm, không đồng đều. Để khắc phục, người chế biến cho phẩm màu rẻ tiền vào. Mỡ cũng vậy, muốn lãi cao thì chọn loại thải ra từ các chợ, chất lượng không bảo đảm, giá bán rất rẻ, chỉ hơn 10.000 đồng/kg. Thậm chí, nhiều người còn sử dụng cả mỡ thối. Nhiều cơ sở cũng không ngần ngại tận dụng nguồn bánh mì ế, bị mốc của các tiệm để làm patê. Hương thơm chính của patê là từ đại hồi, đinh hương, thảo quả nhưng nhiều cơ sở lại chọn hương patê (hóa chất) do giá rẻ, chế biến đơn giản.
Không chỉ patê, hiện nay, chả lụa, giăm bông cũng được nhiều cơ sở chế biến từ nguồn nguyên liệu không an toàn vệ sinh thực phẩm.
Dễ bị đổ nhớt Giám đốc kỹ thuật của một công ty chế biến thực phẩm lớn tại TPHCM cho biết làm patê khá đơn giản nhưng cái khó là ở khâu bảo quản. Nếu không bảo quản đúng kỹ thuật, chỉ sau một, hai ngày, sản phẩm sẽ bị mốc, đổ nhớt, có dòi. Một nguyên nhân khác làm patê dễ hư là do cơ sở sản xuất chưa hấp chín sản phẩm. Nếu hấp dưới 70oC, patê sẽ xốp, hấp dẫn người mua. Ngược lại, hấp ở nhiệt độ cao, quá chín, sản phẩm sẽ không xốp. Vì vậy, để patê chín và xốp là kỹ thuật không đơn giản, những cơ sở nhỏ khó làm được.
Theo Nguyễn Hải
Người lao động
Năm 2011: Thực phẩm tiếp tục... giết người Năm 2011 đã có rất nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các công nghệ sản xuất đều dùng hóa chất, phụ gia, chất bảo quản để tạo nên những thực phẩm bắt mắt nhưng lại gây ung thư, có hại cho sức khỏe. 1. Tẩy trắng bún và nhuộm màu miến Đa số...