Miền Trung thu hút nhiều dự án trong lĩnh vực năng lượng
Với tiềm năng về nắng và gió, nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, đề xuất các dự án năng lượng tái tạo tại các địa phương miền Trung, như Ninh Thuận, Phú Yên,…
Nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu, đề xuất các dự án năng lượng tái tạo tại các địa phương miền Trung, như Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Trị…
Sôi động
Hiện tại, nhiều nhà đầu tư đề xuất thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi của tỉnh Bình Định. Trong đó, Tập đoàn PNE (CHLB Đức) đăng ký đầu tư dự án quy mô công suất 2.000 MW, Công ty CP Đầu tư năng lượng Phát Đạt đăng ký 2.600 MW, Công ty cổ phần Xây lắp điện I đăng ký 1.000 MW. Đặc biệt, siêu dự án của Tập đoàn PNE đang được xúc tiến mạnh để triển khai với kế hoạch xây dựng 154 – 166 tua-bin (12 – 13 MW/tua-bin), dự kiến sản lượng điện 6,5 – 7 tỷ kWh/năm. Với tiềm năng như vậy, UBND tỉnh đã kiến nghị Trung ương xem xét thẩm định phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời và điện gió trên địa bàn tỉnh vào Quy hoạch Phát triển điện lực, để có cơ sở triển khai thực hiện, thu hút nhà đầu tư.
Tại Quảng Trị, địa phương này đang hướng đến trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của miền Trung. Đến nay, Quảng Trị có 13 dự án năng lượng đã đi vào hoạt động, với công suất 276 MW. Riêng về điện gió, Quảng Trị có 31 dự án được phê duyệt quy hoạch với tổng công suất 1.177,2 MW. Mới đây, Quảng Trị đã ký chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án điện gió với tổng vốn đầu tư lên đến gần 5.800 tỷ đồng.
Giữa tháng 4/2021, Tập đoàn Trung Nam (Trungnam Group) đã đưa Nhà máy Điện gió Trung Nam tại tỉnh Ninh Thuận vào hoạt động. Đây được xem nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam và khi kết hợp với nhà máy điện mặt trời thì tổ hợp năng lượng điện gió, điện mặt trời của Trung Nam đạt 950 triệu – 1 tỷ kWh/năm. Tính đến hết năm 2020, Trungnam Group đã đầu tư tại Ninh Thuận hơn 1,5 tỷ USD, mỗi năm mang lại doanh thu trên địa bàn hơn 5.400 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, trên địa bàn Ninh Thuận đang một làn sóng đầu tư vào năng lượng tái tạo, với nhiều nhà đầu tư chiến lược. “Ninh Thuận sở hữu tiềm năng về năng lượng gió, năng lượng mặt trời lớn nhất cả nước. Phát triển năng lượng tái tạo là lĩnh vực ưu tiên, đột phá để Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng tái tạo”, ông Nam nói.
Động lực tăng trưởng
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trungnam Group cho biết: “Năm 2021, Trungnam Group sẽ hoàn thành 3 nhà máy điện gió tại Đắk Lắk, Ninh Thuận và Trà Vinh, hơn 600 MW phải được hoà lưới điện quốc gia trước ngày 31/10/2021. Trungnam Group đang tiếp tục thực hiện nhiều dự án năng lượng nhằm đạt mục tiêu đến năm 2027 sẽ đưa thêm 10 GW hòa lưới hệ thống điện quốc gia”.
Các địa phương miền Trung đang đua nước rút để sớm đưa các dự án năng lượng tái tạo vào hoạt động, nhằm tạo động lực phát triển.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Võ Văn Hưng cho biết, Quảng Trị phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng của khu vực miền Trung với quy mô công suất khoảng từ 13.000 MW đến 15.000 MW. Đến năm 2025, phấn đấu đạt quy mô công suất phát điện khoảng 4.000 MW. Đến nay, trên địa bàn Quảng Trị có 53 dự án năng lượng được quy hoạch với tổng công suất 4.746MW, trong đó có 15 dự án tổng công suất 77 MW đã được đưa vào vận hành, 38 dự án tổng công suất 2.959 MW đang triển khai đầu tư xây dựng. Ngoài ra, hơn 70 dự án với tổng công suất khoảng 10.700 MW đã được UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương xem xét đưa vào quy hoạch.
Tại tỉnh Ninh Thuận, địa phương này đặt kế hoạch năm 2021 phải hoàn thành 737 MW điện thuộc các dự án năng lượng trên địa bàn. Tuy nhiên, nhiều dự án đang chậm tiến độ, như Nhà máy Điện gió Phước Hữu – Duyên Hải 1, quy mô 30 MW; Nhà máy Điện gió Adani Phước Minh (Thuận Nam) với quy mô 27,3 MW; 2 dự án nhà máy Điện mặt trời Phước Thái 2 và Phước Thái 3… Vì vậy, Ninh Thuận đang đốc thúc các chủ đầu tư, chỉ đạo các ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo để sớm đi vào hoạt động, đặc biệt là dự án điện gió, bởi dự án điện gió muốn được hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ thì phải hoàn thành trước ngày 30/10/2021…
Hàng trăm con trâu bò bị viêm da nổi cục, Quảng Trị siết quy định giết mổ
Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò tại Quảng Trị diễn biến phức tạp, đã có hàng trăm con trâu bò tại 43 xã, thị trấn tại 6 huyện mắc bệnh...
Bò bị bệnh Viêm da nổi cục (Ảnh: MXH)
Ngày 29/4, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết đã ban hành văn bản yêu cầu các Sở, ban ngành, đoàn thể và UBND các huyện khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò.
Trước đó, theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố đã phát sinh, lây lan nhanh, diễn biến phức tạp.
Lũy kế đến ngày 19/4, tại tỉnh Quảng Trị đã có 43 xã, phường, thị trấn tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hướng Hóa và TP Đông Hà với tổng số 758 con trâu, bò mắc bệnh; dịch bệnh đã gây chết và buộc phải tiêu hủy 19 con trâu, bò.
Đặc biệt, tại xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tái phát dịch sau hơn 3 tháng không còn gia súc mắc bệnh đối với đàn gia súc không chấp hành việc tiêm phòng khẩn cấp vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục trong tháng 1/2021.
Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh rất phức tạp, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan nhanh trong thời gian tới là rất cao.
Để khẩn trương kiểm soát, khống chế các ổ dịch, UBND tỉnh yêu cầu tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh.
UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí, rà soát, thống kê đàn trâu, bò trên địa bàn để quản lý, giám sát và tiêm phòng vắc xin theo Kế hoạch tiêm phòng khẩn cấp chống dịch viêm da nổi cục của Sở NN&PTNT.
Có biện pháp xử lý theo quy định đối với các chủ chăn nuôi không thực hiện tiêm phòng vắc xin; đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ trâu, bò; không sử dụng sản phẩm từ trâu, bò không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch.
Đặc biệt, đối với các địa phương có các ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu bò, thực hiện công bố dịch theo quy định; tập trung nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan, kéo dài.
Tổ chức cách ly tuyệt đối số trâu bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh để quản lý và hướng dẫn chăm sóc, chữa trị; thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng liên tục trong 3 tuần tại các thôn, hộ chăn nuôi có trâu, bò mắc bệnh. Hướng dẫn người chăn nuôi vệ sinh cơ giới, tiêu độc, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng tại chuồng, khu vực chăn nuôi...
Phân công cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở, chủ động giám sát, kịp thời phát hiện các trường hợp trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh, báo cáo chính quyền địa phương tổ chức lấy mẫu xác định nguyên nhân.
Thành lập đoàn kiểm tra của UBND huyện, thị xã, thành phố để kiểm tra, chỉ đạo việc phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò tại cơ sở...
Quảng Trị điều chỉnh các hoạt động lễ hội để phòng, chống dịch Covid-19 UBND tỉnh Quảng Trị vừa tiến hành điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội thống nhất non sông và khai trương Mùa du lịch biển đảo năm 2021 trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ở các nước lân cận diễn ra phức tạp. Lễ hội Thống nhất non sông và khai trương Mùa du lịch biển đảo năm 2021 là...