Miền Trung nóng 40 độ C
Chưa sang hè nhưng nhiều khu vực miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã ghi nhận nhiệt độ 40 độ C; miền Bắc cao nhất 36 độ C.
Dù phải hơn 10 ngày nữa mới lập hạ nhưng từ hôm qua, nắng nóng đã xuất hiện nhiều nơi ở miền Bắc với mức nhiệt phổ biến 34-36 độ C. Các tỉnh miền Trung nhiệt độ còn tăng cao tới 37-39 độ C; một số nơi lên đến 40 độ C, như: Tây Hiếu (Nghệ An), Hương Khê (Hà Tĩnh), Đồng Hới (Quảng Bình). Đây là đợt nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm 2016.
Đợt nắng nóng đầu tiên đã xuất hiện ở khắp cả nước. Ảnh: Hà Thành.
Hôm nay nắng nóng suy giảm ở Bắc Trung Bộ và duy trì diện rộng ở Trung Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất ngày dao động 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.
Sang ngày mai, vùng áp thấp phía tây phát triển mạnh hơn, nắng nóng 34-37 độ C xuất hiện diện rộng ở Tây Bắc Bộ. Dọc miền Trung từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi mức nhiệt 35-38 độ C, trong đó Quỳ Châu, Tây Hiếu, Tương Dương, Tuyên Hóa, Đồng Hới hay Đông Hà tiếp tục ở mức gay gắt 38-40 độ C.
Video đang HOT
Hình thái thời tiết trên ở miền Bắc và miền Trung dự báo kéo dài từ nay đến giữa tuần sau.
Cơ quan khí tượng cảnh báo buổi chiều ở vùng núi phía Bắc các tỉnh như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Cao Bằng; còn ở miền Trung khu vực tây Thanh Nghệ và vùng núi phía tây của Huế hay xuất hiện mưa giông, có nguy cơ cao về lốc xoáy, mưa đá.
Phạm Hương
Theo VNE
Trắng tay vì hạn mặn
Nắng nóng kéo dài, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng đã làm hàng ngàn héc ta lúa trên đất nuôi tôm tại Kiên Giang bị thiệt hại.
Lúa mùa của ông Ẩn bị chết trắng đồng - Ảnh: Minh Khoa
Lúa mất trắng
Bên trà lúa hơn 30 ngày tuổi đang bị chết trên ruộng, ông Phan Thanh Ẩn (ở ấp Vĩnh Thạnh, xã Phong Đông, H.Vĩnh Thuận) cho biết vụ này, gia đình ông đầu tư hơn 30 triệu đồng cấy lúa trên 6 ha đất tôm. Trước khi cấy, ông rửa mặn, làm đất, vệ sinh đồng ruộng theo hướng dẫn, tập huấn của phòng nông nghiệp huyện cũng như tuân thủ lịch xuống giống. Tuy nhiên, do lượng mưa ít, thời tiết khô hạn dẫn đến thiếu nước ngọt rửa mặn, nước mặn xâm nhập sớm vào ruộng làm cho lúa chết dần đến giờ thì coi như mất trắng.
"Sau khi cấy khoảng 15 - 20 ngày, lúa không nở bụi, phát triển như vụ mùa năm trước và có dấu hiệu lụi dần do phải "ngâm mình" trong nước mặn. Để cứu lúa, tôi bơm nước mặn ra, bón phân và chờ trời mưa xuống giúp lúa hồi phục, phát triển trở lại. Nhưng nắng nóng tiếp tục kéo dài làm lúa chết hết", ông Ẩn cho hay.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Dũng (ở xã Phong Đông, H.Vĩnh Thuận) cấy 7 ha lúa mùa trên nền đất tôm, với tổng vốn đầu tư hơn 52 triệu đồng. Ông Dũng cho biết: "Cũng với diện tích này, vụ năm trước năng suất đạt hơn 900 kg/công (1.000 m). Sau khi trừ chi phí, tôi thu lời khoảng 2 triệu đồng/công, còn vụ này trắng tay. Bởi vì muốn bơm nước mặn ra cứu lúa cũng không được vì thiếu nước ngọt bơm vào đồng ruộng vì kênh rạch bên ngoài hầu như bị nhiễm mặn".
Nên chuẩn bị cho vụ tôm
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, đến trung tuần tháng 11.2015, các huyện Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng đã gieo trồng hơn 57.525 ha theo mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa, đạt 91,3% kế hoạch. Tuy nhiên, hiện có hàng chục ngàn héc ta lúa ở các huyện này bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nước mặn và đã có hàng ngàn héc ta đã bị chết. Trong đó, tại xã Nam Thái (H.An Biên, Kiên Giang), bà con nông dân gieo cấy gần 2.700 ha lúa mùa trên nền đất tôm thì có gần 1.500 ha lúa bị chết ngay sau khi gieo cấy. Nhiều nông dân phải gieo cấy lại 2 - 3 lần nhưng lúa vẫn chết, bà con buộc phải bỏ hoang đồng ruộng chờ đến thời điểm thích hợp cải tạo đất để nuôi tôm. Tại H.An Minh, nông dân lấp vụ lúa mùa trên nền đất nuôi tôm 24.752 ha, trong đó khoảng 60% diện tích đã bị ảnh hưởng bởi nước mặn khiến lúa không đẻ nhánh, vàng lá, phát triển chậm và đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng, năng suất thấp.
Ông Trịnh Tài Mon, Phó trưởng Phòng NN-PTNT H.Vĩnh Thuận, cho biết trong tháng 10.2015, nước trên kênh rạch tại các xã Vĩnh Phong, Vĩnh Thuận, Tân Thuận, Phong Đông và TT.Vĩnh Thuận bị nhiễm mặn với nồng độ từ 3 - 4 trở lên làm ảnh hưởng đến diện tích lúa gieo cấy trên nền đất tôm. Đến trung tuần tháng 11 này, toàn huyện gieo cấy lúa mùa trên nền đất tôm 13.862 ha/15.500 ha, diện tích còn lại không gieo cấy được do không có điều kiện rửa mặn triệt để. "Hiện nay, tổng diện tích lúa bị thiệt hại hoàn toàn lên đến hơn 3.200 ha, diện tích lúa đang bị ảnh hưởng trên 10.000 ha. Nếu trong thời gian tới không có mưa thì diện tích lúa bị thiệt hại sẽ tiếp tục tăng nhanh do nắng nóng làm cho nước trên đồng ruộng cạn dần, nồng độ mặn tăng cao, lúa không sống nổi", ông Mon nói.
Ông Nguyễn Văn Bình, cán bộ kỹ thuật Phòng NN-PTNT H.Vĩnh Thuận, cho biết những trà lúa bị nhiễm mặn và chết trên địa bàn H.Vĩnh Thuận không thể gieo cấy lại do đã trễ lịch thời vụ, không đủ nguồn nước ngọt rửa mặn và tưới tiêu nên sản xuất không đảm bảo. Chúng tôi khuyến cáo bà con trồng lại cây năn và cỏ trên những diện tích bị thiệt hại nhằm tạo môi trường sinh thái tốt, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thả con giống khi vào vụ tôm.
Minh Khoa
Theo Thanhnien
Đại hạn đe dọa đàn bò trăm nghìn con ở Tây Nguyên Hàng nghìn con bò ở Gia Lai gầy trơ xương vì cỏ cây khô cháy, chúng chỉ được uống nước rửa rau tằn tiện bởi người dân hiện cũng thiếu nước sinh hoạt. Các tỉnh Tây Nguyên đang trong đợt nắng nóng kéo dài, hạn hán nặng nhất 20 năm qua đã khiến cây cỏ chết khô. Đàn bò hàng nghìn con không...