Miền Trung nơm nớp trước “bom nước” thủy điện
Chưa bao giờ, các tỉnh miền Trung lại phải sống trong cảnh hoang mang, lo lắng như hiện nay khi mùa mưa kéo về trước “bom nước” từ thủy điện phía thượng nguồn dội xuống.
Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp “kép” gây mưa lớn trên diện rộng nên nhiều hồ thủy điện, thủy lợi ở miền Trung và Tây Nguyên đồng loạt xả lũ khiến nhiều địa phương bị nhấn chìm trong biển nước.
Người dân của 3 xã thuộc huyện Hướng Hóa, Quảng Trị bị chia cắt với bên ngoài vì mưa lũ nhiều ngày nay..
Ông Hoàng Quốc Vượng – Thứ trưởng bộ Công Thương:
Một số đơn vị chưa thực sự coi trọng công tác phòng chống thiên tai, công tác diễn tập phòng chống thiên tai chưa được thực hiện thường xuyên. Các nhà máy thủy điện mặc dù đã có cảnh báo, phương án phối hợp với địa phương xử lý các tình huống, sự cố xảy ra trong quá trình vận hành đập, nhưng việc vận hành xả lũ của đập thủy điện vẫn còn ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân vùng hạ du.
Chúng ta đều có phương án bảo đảm an toàn đập, phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du. Nhưng trong nhiều trường hợp, chúng ta có phương án xong rồi lại để đấy, chứ không phổ biến cho người dân. Người dân chưa được diễn tập nên lúng túng khi xảy ra các tình huống như việc xả đập gây ngập lụt ở vùng hạ du. Và trong thực tế, người dân đã bị ảnh hưởng, bị thiệt hại trong quá trình vận hành đập.
Ông Nguyễn Quang Hòa – nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Nghệ An, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thủy lợi:
Trong số 32 thủy điện lớn, nhỏ được Nghệ An đưa vào quy hoạch xây dựng thì hầu hết nằm trên vùng thượng lưu sông Cả (hay còn gọi là sông Lam) chảy qua địa phận huyện Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn… Đây cũng là con sông gánh trên mình nhiều dự án thủy điện được xây dựng bố trí theo hình bậc thang nhiều nhất ở Nghệ An trong những năm qua, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Video đang HOT
Ngoài ra, thủy điện cũng lấy đi hàng nghìn ha rừng đặc dụng, rừng phòng hộ…là tác nhân gián tiếp gây ra lũ ống, lũ quét ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên trong soát thời gian qua.
Điệp khúc đồng loạt xả lũ
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống Thiên tai, đến 17h ngày 5/9, mưa lũ do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã làm 3 người chết (Hà Tĩnh: 1, Quảng Bình: 1, Thừa Thiên Huế: 1), 4 người mất tích (Quảng Bình: 1, Quảng Nam), 3 người mất tích do tàu QNa 91928 bị chìm ở khu vực quần đảo Trường Sa. Hiện 10 tàu cá của ngư dân và tàu KN420 đang tiếp tục tìm kiếm.
Về nhà ở, có 15.281 nhà bị ngập (Nghệ An 50, Hà Tĩnh 5.473, Thừa Thiên Huế: 30, Quảng Bình 2.945, Quảng Trị 1.456), ngập sâu khiến 3.760 hộ tại Quảng Bình và Quảng Trị phải sơ tán.
Về giáo dục, nhiều điểm trường ở miền Trung bị ngập, ảnh hưởng. Ngày 5/9, có 928 điểm trường không tổ chức khai giảng được (Nghệ An 183, Hà Tĩnh 323, Quảng Bình 239, Quảng Trị 173, Thừa Thiên Huế 10).
Về nông nghiệp, ước tính 12.574 ha lúa bị ngập (Nghệ An 2.818ha, Hà Tĩnh 4.870ha, Quảng Bình 403ha, Quảng Trị 4.483ha).
Các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, nước từ các sông liên tục dâng cao kéo theo nhiều hoa màu, nhà cửa chìm sâu trong nước. Hàng ngàn người dân phải sơ tán khẩn cấp khi thủy điện, thủy lợi xả lũ với lưu tốc lớn. Lượng mưa từ ngày 1/9 đến 5/9 đo được ở các tỉnh miền Trung có nơi đo được từ 500mm đến gần 1.000mm gây ngập úng trên diện rộng.
Mưa triền miên, ồ ạt khiến nước ở các sông, suối nhanh chóng dâng cao trên mức bình thường, an toàn cho phép. Địa hình sông, suối ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên chảy theo hướng Tây-Đông với độ dốc cao, hướng thẳng đứng khiến nhiều hồ chứa thủy điện, thủy lợi phải tức tốc xả lũ, xả tràn. Việc điều tiết dòng chảy ở các sông, suối cũng không tuân theo quy luật tự nhiên do liên tục bị chặn dòng, nắn dòng từ các công trình thủy điện bậc thang.
Chính vì vậy, điệp khúc “đồng loạt xả lũ” đang là thảm cảnh mà hiện nay miền Trung đang phải gánh chịu. Cộng với đó, nhiều công trình thủy điện được bố trí xây dựng, vận hành theo kiểu bậc thang nên thủy điện thượng nguồn xả lũ thì thủy điện vùng trung lưu bắt buộc phải mở cửa hết công suất để tuồn các “bom nước” xuống hạ nguồn.
Ông Trần Đình Hùng – Trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện Hương Khê cho biết, tính đến chiều ngày 4/9 huyện Hương Khê có 13 trường bị ngập 40/61 trường bị mưa lũ chia cắt.
Một doanh nghiệp vận tải từ Nghệ An sang Lào qua đường 8 lên cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) cho biết, mỗi mùa mưa lũ về, nhiều đoạn đường bị sạt lở khiến phương tiện không thể qua lại được. Hàng hóa nhập từ cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) về để xuất sang Lào thường bị dồn ứ lại trên quốc lộ 8 nhiều ngày do mưa lớn cứ lặp đi lặp lại mỗi năm gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Theo DĐDN
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng được bầu làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Anh
Ngày 6/7/2019 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV nhiệm kỳ 2019 - 2024 của Hội Hữu nghị Việt - Anh, tổ chức tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng được Đại hội tín nhiệm bầu vào chức vụ Chủ tịch Hội.
Toàn cảnh Đại hội lần thứ IV Hội Hữu nghị Việt -Anh
Hội Hữu nghị Việt - Anh được thành lập từ năm 1998 và là thành viên của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Các hoạt động đối ngoại của T.Ư Hội được trải đều trên các lĩnh vực gồm hòa bình, đoàn kết, hữu nghị; cầu nối hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa giáo dục khoa học; vận động viện trợ, từ thiện, nhân đạo, thông tin đối ngoại và xây dựng, phát triển tổ chức góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội đã tổ chức nhiều hoạt động hữu nghị, hợp tác hiệu quả trên các lĩnh vực trao đổi đoàn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong đó tập trung hướng tới là thế hệ trẻ; đẩy mạnh công tác từ thiện, nhân đạo, cùng các đối tác tích cưc ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Hội có một mạng lưới đối tác, bạn bè quốc tế chặt chẽ như Hội hữu nghị Anh - Việt, Mạng lưới Việt - Anh (VN - UK Network), Tổ chức phẫu thuật nhân đạo Facing the world. Trong các cuộc làm việc, các bên đã thảo luận, trao đổi về việc hỗ trợ, kết nối cộng đồng doanh nghiệp, tăng cường hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân và tăng cường quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Hàng năm, Hội phối hợp với các đối tác tại Việt Nam tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của hai nước, như kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Vương quốc Anh, Quốc khánh hai nước; phối hợp với Chi hội thành viên tổ chức các cuộc thi thuyết trình tiếng Anh "Speak Now", tìm hiểu về đất nước, con người và văn hóa của Vương quốc Anh.
Báo cáo của T.Ư Hội cho biết, ông Len Aldis, cố Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Anh - Việt, khi qua đời đã di chúc để lại một khoản tiền cho Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Hiện nay, Liên hiệp hữu nghị đang phối hợp với T.Ư Hội Hữu nghị Việt - Anh tiến hành xây dựng đề án thành lập Chương trình học bổng/từ thiện Len Aldis nhằm giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó và nạn nhân chất độc da cam Việt Nam theo đúng tâm nguyện của ông khi còn sống. Dự kiến, Lễ ra mắt Chương trình học bổng sẽ được tổ chức trong năm 2019.
Nhiệm vụ trọng tâm của Hội trong nhiệm kỳ này là tiếp tục triển khai tốt các hoạt động hữu nghị truyền thống, đồng thời đổi mới mạnh mẽ hình thức hoạt động, tổ chức các hoạt động giao lưu hữu nghị. Đặc biệt Hội sẽ tăng cường công tác trao đổi đoàn và tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác giao lưu nhằm quảng bá hình ảnh về đất nước, con người và những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam tới bạn bè quốc tế; tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, du lịch...
Việt Nam và Vương quốc Anh chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 11/9/1973. Trong hơn 45 năm qua, mối quan hệ đó ngày càng được củng cố và phát triển, đặc biệt sau khi hai nước ký kết Tuyên bố chung chính thức nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược vào tháng 9 năm 2010.
Về hợp tác kinh tế và thương mại nếu như năm 2013, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Anh mới đạt 4,27 tỷ USD thì tính riêng năm 2017 đã tăng gần 44% và đạt mốc 6,15 tỷ USD. Trong 5 năm qua, Vương quốc Anh luôn là 1 trong 15 thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Anh hiện xếp thứ 15/126 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam với 336 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 3,53 tỷ USD.
Đặc biệt tuy trong bối cảnh nước Anh sắp rời khỏi EU song ngay từ bây giờ Vương quốc Anh đã tích cực trao đổi với Việt Nam để hình thành các cơ chế phối hợp song phương trong đó kinh tế và thương mại cũng như FTA song phương được hai nước hướng tới. Điều này rất thuận lợi vì ngay khi chưa có FTA song phương thì thương mại hai nước hàng năm cũng đạt mức tăng trưởng 15- 20%. Đây cũng là những bối cảnh rất thuận lợi cho hoạt động của Hội Hữu nghị Việt - Anh trong thời gian tới.
Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2019 -2024 của Hội Hữu nghị Việt - Anh đã bầu Ban chấp hành Hội gồm 38 thành viên.
Quang Lộc
Theo Congthuong
Bộ Công Thương hứa sẽ cải cách biểu giá điện bậc thang Đó là quan điểm của ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khi trao đổi với báo chí. Ngày 4.5, trao đổi với PLO, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, người phụ trách theo dõi lĩnh vực điện lực cho biết, biểu giá điện bậc thang được nhiều nước áp dụng và Việt Nam không ngoại lệ. Phương...