Miền Trung lại lên “cơn sốt đỉa”
Hơn 1 tháng nay, nông dân huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An thực sự lên cơn sốt với thông tin các đầu nậu thu mua đỉa làm thuốc với giá rất cao. Hy vọng bán được từ 180 – 200 nghìn đồng/kg đỉa, già trẻ ở vùng này đổ xô ra các cánh đồng để “săn” đỉa bán lấy tiền.
Vùng quê lên “cơn sốt”
Cận cảnh thu mua đỉa
Chưa khi nào người nông dân lại nghĩ con đỉa có giá trị kinh tế đến vậy. Khi thông tin về việc một số thương lái thu gom mua đỉa với giá cao, người dân liền thi nhau đổ xô ra các cánh đồng để bắt đỉa. Chỉ cần một chiếc túi đựng hay một cái tất cũ vứt đi và một cái que để gắp là có thể hành nghề “săn” đỉa ngay lập tức. Vào mùa này, việc bắt đỉa khá dễ dàng bởi mực nước cạn và nắng nóng hầu hết đỉa không chịu được nên bò lên các vạt cỏ trên bờ tránh nắng, người dân chỉ cần chăm chỉ và chịu khó quan sát là có thể bắt chúng dễ dàng.
Video đang HOT
Chỉ trong mấy ngày nay, con đỉa bỗng trở nên đắt giá và trở thành đề tài nóng hổi ở khắp mọi nơi. Cũng là một nông dân đang hàng ngày săn đỉa bán kiếm tiền, Chị Hà Thị Mai trú tại xã Tiền Phong, huyện Quế Phong cho biết: “Chúng tôi cũng khá bất ngờ khi con đỉa trở nên có giá trị như vậy, mới có người thu mua nên đỉa ở đây đang còn nhiều. Chịu khó thì một ngày mỗi người cũng kiếm được 50 nghìn đồng, nhiều thì cũng phải được 65 – 70 nghìn đồng mà lại đỡ vất vả hơn các công việc làm mướn hay đi đào khoai mài khác”.
Nếu nói về “nghề” săn đỉa thì nó thực sự đem lại mối lợi lớn bởi chẳng cần đầu tư bất cứ một dụng cụ nào mà chỉ tận dụng nhưng vật dụng sẵn có hàng ngày, thậm chí là đồ đã bỏ đi để dùng làm nơi nhốt đỉa. Đối với bà con nông dân thì số tiền 60 – 80 nghìn/ngày đã là nguồn thu nhập khá, góp phần vào đảm bảo cuộc sống. Thế nên, hơn một tháng nay, các nhân lực trong gia đình được huy động đến mức tối đa. Các em học sinh, sáng đi học chiều về lại líu ríu theo chân cha mẹ ra đồng “săn” đỉa.
Thực hư mục đích và hệ quả
Với chừng này đỉa, người dân đã có 65 – 70 nghìn đồng
Chuyện săn đỉa để bán là có thật đang hiển hiện ở người dân nơi đây, nhưng khi hỏi về mục đích của việc thu mua đỉa thì ai cũng lắc đầu không biết hay trả lời theo kiểu “nghe nói là”. Bà Hà Thị He, một người dân chuyên đi thu mua đỉa tại địa phương cho biết: “Họ đặt hàng thì chúng tôi đứng ra thu mua thôi, chứ thực ra cũng không biết chính xác là họ mua để làm gì. Cũng có nghe nói họ thu mua số đỉa này để làm thuốc hay bán sang Trung Quốc gì đấy”. Cũng theo bà He, là một đầu nậu thu gom số đỉa hàng ngày của người dân bắt được, bà chỉ việc cân đong rồi gom lại một chỗ sau đó sẽ có người trực tiếp đến lấy. Công việc nhẹ nhàng nhưng lại cho thu nhập khá cao nên hàng ngày số đỉa mà cơ sở của bà thu mua cũng tăng nhanh chóng.
Không chỉ tại xã Tiền Phong, mà ở các xã lân cận như Mường Nọc, Châu Kim cũng bắt đầu xuất hiện việc thu mua đỉa sống. Nhưng đầu nậu tại các xã này cũng lắc đầu không biết người ta mua đỉa sống với số lượng lớn như vậy để làm gì, và chuyển đi tận đâu. Cùng làm công việc như bà He là bà Lương Thị Dân, một đầu nậu thu gom đỉa tại xã Châu Kim chia sẻ: “Tôi chỉ nghe nói là mua về để làm thuốc và xuất bán sang Trung Quốc thôi chứ mình có biết chính xác đâu”.
Trước mắt, việc thu mua đỉa sống với số lượng lớn, trong khi đỉa lại là con vật hợp với khí hậu của nước ta nên sinh sản nhanh và đem lại nguồn lợi kinh tế khá lớn trước mắt góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân. Nhưng về lâu dài, các chuyên gia sinh vật học phân tích, việc này có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sự cân bằng hệ thực vật trong tự nhiên. Từ đó, con người cũng có thể bị ảnh hưởng không nhỏ.
Chưa kể đến trường hợp, khi người dân đang ngày đêm ra sức bắt đỉa, các đầu nậu thu gom với số lượng lớn, đến một ngày, nhỡ số đỉa đó không được chuyển đi mà việc tiêu hủy con đỉa rất phức tạp và khó khăn. Và tình trạng đỉa đã thu gom không bán được dẫn đến thả tràn lan trên các cánh đồng đã xảy ra ở TP Hồ Chí Minh.
Việc có hay không lợi ích về kinh tế của con đỉa cần được sớm làm rõ để người dân có nhận thức về việc săn bắt đỉa, để không chỉ vì món lợi nhuận trước mắt mà có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài về môi trường sống. Trước khi mọi việc được làm rõ và giải thích thì hiện nay, trên các cánh đồng không chỉ riêng ở xã Tiền Phong mà ở toàn huyện Quế Phong vẫn đang lên “ cơn sốt đỉa”.
Theo ANTD
Nghẹt thở màn chặn bắt đường dây săn bắt, giết mổ động vật hoang dã
Các phương án chặn bắt đối tượng mua bán, vận chuyển ĐVHD trên ô tô, xe máy, thậm chí đuổi bắt bộ theo đường mòn đều được trinh sát PCTP về môi trường Công an Hà Nội và Công an tỉnh Lạng Sơn sẵn sàng.
Tổng số sản phẩm động vật Trường mua bán, xẻ thịt khoảng 80kg
Chân dung "ông trùm"
Người chủ trì giai đoạn 3 - vận chuyển hàng từ thị trấn Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn, lên cho các "đầu nậu" là Bế Xuân Trường (SN 1963), nhà ở xã Quang Long, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Ngôi nhà tường gạch, mái proximăng nơi gia đình Trường trú ngụ thuộc diện lụp xụp nhất xóm, nằm bên tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Nó ọp ẹp đến mức, mỗi khi tàu hỏa chầm chậm đi qua, những bức tường gạch vôi cũng rung lên bần bật. Thế nhưng chẳng ai ngờ gã đàn ông có vẻ ngoài nghèo khó ấy luôn có hàng chục, hàng trăm triệu đồng tiền "hàng".
Từ lúc chiếc taxi chở ĐVHD "ghé" vào ngôi nhà, xuống "hàng" và đi mất chỉ vỏn vẹn 20 phút. Không một động tĩnh nào cho thấy, "hàng" đi tiếp hay nằm lại đây. Phương án phối hợp với Công an tỉnh Lạng Sơn ập vào kiểm tra, bắt giữ có lúc đã được tính đến, khi lực lượng phục kích ém quân gần 2 giờ đồng hồ tại đây.
Tuy nhiên, đúng 11h30, Bế Xuân Trường bất ngờ phóng xe máy ra khỏi nhà, chở theo sau một bao tải nặng, chằng buộc kỹ lưỡng. Ứng phó với tình huống bất ngờ, Trung tá Phạm Giang Sơn - Đội trưởng Đội 6 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội ra lệnh: "Một ô tô bí mật theo sát, quyết không được để mất dấu". Các mũi trinh sát còn lại tiếp tục theo dõi sát nhà Trường, phòng trường hợp có "đầu nậu" đến lấy "hàng". Chiếc xe máy Honda Dream 12K9-5472 do Trường điều khiển men theo tuyến đường đất, thoát nhanh ra Quốc lộ 1A hướng về TP Lạng Sơn.
Ngồi trên chiếc ô tô trinh sát, chúng tôi nhận thấy sự ranh ma của đối tượng này. Suốt 30km di chuyển từ Đồng Mỏ lên TP Lạng Sơn, đối tượng bất ngờ dừng xe 2 lần giữa đường, ngoái lại sau quan sát kĩ càng. Tuy nhiên, vận dụng chiến thuật đeo bám "thoắt ẩn thoắt hiện", lực lượng công an đã hóa giải nghi ngờ của "đầu nậu" này, bám sát anh ta tới khi "chập" với đầu mối tiêu thụ - Vũ Văn Phú (SN 1964), nhà ở phường Đông Kinh, TP Lạng Sơn. Trao đổi với PV ANTĐ, trinh sát Đội 3 - Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết: Trong hồ sơ quản lý của công an sở tại, Trường và Phú đều là những đối tượng có biểu hiện hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ĐVHD lâu nay.
Bóc gỡ đường dây quy mô lớn
12h40, trong khi mũi trinh sát ở TP Lạng Sơn đang giám sát chặt chẽ 2 đối tượng Trường, Phú, thì tổ công tác phục kích ở nhà Bế Xuân Trường thông tin, mẻ ĐVHD thứ 2 vừa xuất phát từ Đồng Mỏ. Kế hoạch bắt giữ Trường, Phú lập tức được trinh sát Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội và Công an tỉnh Lạng Sơn triển khai, khi "hàng" đang được chuyển đến nhà Phú ở đường Hùng Vương, TP Lạng Sơn. Kiểm tra bao tải "hàng" mà Trường vận chuyển, cảnh sát thu giữ: 5 đầu, 3 mảnh xương sọ và 18 chân sơn dương, trọng lượng 31kg. Các sản phẩm động vật đều còn tươi, máu chảy lênh láng. Tại cơ quan công an, qua đấu tranh, Trường lúc đầu ngoan cố, không khai nhận hành vi mua bán, vận chuyển ĐVHD. Nhưng sau khi được lực lượng công an động viên, thuyết phục, đưa ra những chứng cứ không thể chối cãi, Trường đã phải thừa nhận, nhập lô "hàng" trên từ các tỉnh miền Trung, mục đích chuyển cho Phú bán kiếm lời, thì bị lực lượng công an bắt giữ.
Sau gần một giờ theo sát, khoảng 13h30 cùng ngày, cũng tại đường Hùng Vương, TP Lạng Sơn, trinh sát Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội và Lạng Sơn tiếp tục phục kích, bắt quả tang Vi Thị Truyền (SN 1965), ở phường Đông Kinh, TP Lạng Sơn - người vận chuyển mẻ ĐVHD thứ 2 đi tiêu thụ, thu giữ 50kg xương động vật. Qua đấu tranh Trường nhận số xương động vật trên là xương sơn dương.
Đến 24h cùng ngày, việc ghi lời khai, giám định loại nhóm động vật hoang dã mới được 2 đơn vị, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn hoàn thành. Theo Trung tá Phạm Giang Sơn - Đội trưởng Đội 6 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội: Hồ sơ, tang vật vụ việc liên quan đã được Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội bàn giao cho Công an tỉnh Lạng Sơn tiếp tục thụ lý điều tra.
Theo ANTD
Gã "đầu nậu" phê ma túy gọi gái mại dâm về quay clip sex Thích săn tìm, chơi súng tự tạo, liên tục kết nối với những đường dây gái gọi trước mỗi lần sử dụng ma túy tổng hợp, đó là thú vui bệnh hoạn của Phạm Ngọc Dũng (SN 1974), nhà ở đường Bưởi, quận Ba Đình... Đối tượng Phạm Ngọc Dũng và khẩu súng tang vật Sử dụng đàn em trốn lệnh truy nã...