Miền Trung “khát” nước
Những ngày qua, người dân khu vực Trung bộ vẫn đang quay quắt chống chọi với hạn dai dẳng. Nhiều khu vực đã 7 tháng qua chưa có một trận mưa khiến không chỉ người mà vật nuôi, hoa màu, cây cối… cũng ngắc ngoải.
Rừng phi lao ven biển Phú Yên mới trồng bị chết cháy trên cát. Ảnh: NGỌC OAI
Sông Vu Gia thiếu hụt khoảng 80% dòng chảy
Theo báo cáo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung bộ, trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn (Quảng Nam) đang thiếu nước nghiêm trọng. Lượng nước tại các hồ chứa cũng rất ít, trong khi lượng mưa thấp, khó có thể đảm bảo giải quyết vấn đề thiếu nước tại hạ du. Dự báo từ nay đến hết tháng 8-2019, dòng chảy trên thượng lưu sông Vu Gia khả năng thiếu hụt từ 70%-80% so với trung bình nhiều năm. Khu vực hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn còn tiếp tục xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước. Độ mặn tiếp tục ở mức cao, ảnh hưởng lớn đến tình hình khai thác nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Người dân Bình Định vất vả “chạy” nước chống hạn nhiều tháng nay. Ảnh: NGỌC OAI
Đại diện Sở TN-MT Đà Nẵng cho biết tình trạng khô hạn và thiếu nước vẫn sẽ tiếp diễn. Cần phải phối hợp giám sát vận hành các hồ chứa trên lưu vực sông nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước điều tiết về từ các hồ chứa trong mùa cạn. Đồng thời, chỉ đạo xả nước từ các hồ chứa để ứng phó khẩn cấp nước sinh hoạt nếu mùa mưa đến trễ. Đối với hồ thủy điện Đắk Mi 4, không huy động điện của nhà máy (xả về sông Thu Bồn) nhằm giữ lại nguồn nước hiện còn lại trong hồ để chống hạn, giảm mặn, cấp nước cho hạ du sông Vu Gia. Đối với hồ thủy điện A Vương thì đảm bảo giá trị mực nước hồ quy định. Đối với các hồ thủy điện sông Bung 5 và sông Bung 6 cần phối hợp vận hành để đảm bảo nguồn nước điều tiết về hạ du được sử dụng kịp thời.
Tại tỉnh Bình Định, 3 tháng nay liên tục huy động xe chữa cháy để tiếp nước cho hàng ngàn hộ dân ở các xã khu Đông các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ nhưng vẫn không đủ cho dân dùng. Nhất là xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước) có 4 thôn gồm: Nhân Ân, Bình Thái, Lộc Hạ, Diêm Vân thiếu nước trầm trọng.
Trong khi đó, hạn hán khiến khoảng 10.000 hộ dân, với hơn 26.500 nhân khẩu ở Phú Yên thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Công ty CP Môi trường đô thị Phú Yên đã hỗ trợ thêm 3 xe chở nước cứu hạn cho dân ở huyện Tuy An, Sông Hinh và thị xã Sông Cầu. Mỗi hộ dân được hỗ trợ 15 lít nước/ngày.
Video đang HOT
Tại vùng “chảo lửa” ven biển Phú Yên, khu rừng phòng hộ cả trăm hécta, kéo dài từ xã An Ninh Đông đến xã An Hải (huyện Tuy An) bất ngờ rũ ngọn chết cháy hàng loạt. Ông Nguyễn Ngọc Châu, Trưởng ban Điều hành Dự án trồng rừng ven biển Phú Yên, cho biết, trong 460ha rừng phòng hộ ven biển mới trồng giai đoạn 2015-2019, nay đã có trên 180ha bị chết.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên, hạn hán trong 6 tháng đầu năm 2019 khiến khoảng 11.000ha lúa bị ảnh hưởng. Trong đó, có 2.000 ha nguy cơ mất trắng; riêng Bình Định 1.000ha lúa chết cháy, bỏ hẳn. Ngoài ra, 2 địa phương xảy ra 36 vụ cháy rừng trồng, thiêu rụi 300ha rừng Phú Yên, 200ha tại Bình Định.
Theo phản ánh của người dân, khoảng 5 năm trở lại đây, rất nhiều người ở TP Tuy Hòa đến dọc bờ biển ở đây để thuê đất nuôi hồ tôm cao triều. Hàng trăm hồ tôm, mỗi hồ tôm có ít nhất 1 giếng khoan giữa rừng dương và bơm liên tục dẫn đến lượng nước ngọt dưới lòng đất cạn kiệt.
Ngày 27-8, ông Lê Ngọc Tính, Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa (tỉnh Phú Yên) cho biết, sau hơn 2 ngày nỗ lực bám trụ chữa cháy, lực lượng chức năng đã khống chế, dập tắt được đám cháy ở khu vực núi Kỳ Lễ (xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa).
Trước đó, khoảng 10 giờ ngày 25-8, người dân địa phương phát hiện đám cháy trên núi Kỳ Lễ, tỉnh Phú Yên đã huy động 5 xe chữa cháy, hàng trăm cán bộ chiến sĩ, người dân tổ chức tạo đường băng cản lửa, không cho lửa cháy lan vào khu vực dân cư. Đến 23 giờ ngày 26-8, lực lượng chức năng mới khống chế được đám cháy. Tuy nhiên, đến sáng ngày 27-8, lửa bùng phát trở lại, cháy lan ra 2 vị trí.
Nhóm PV
Theo SGGP
Công điện đối phó với cơn bão Podul
Theo tin mới nhận từ Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung bộ, hồi 13 giờ ngày 27/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 125,0 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-dông (Phi-líp-pin) khoảng 370km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Đường đi của bão Podul. Ảnh: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung bộ.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30km, khoảng sáng mai sẽ đi vào Biển Đông. Đến 13 giờ ngày 28/8, vị trí tâm bão ở khoảng 16,4 độ Vĩ Bắc; 117,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Do ảnh hưởng của bão, từ sáng sớm mai ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; biển động rất mạnh.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): Phía Bắc vĩ tuyến 14,5 độ Vĩ Bắc; Phía Đông kinh tuyến 115,5 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 29/8, vị trí tâm bão ở khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm lại theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 30/8, vị trí tâm bão ở khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 100km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.
Trong 72 đến 96 giờ và từ 96 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và còn có khả năng mạnh thêm.
Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
Chiều nay, 27/8, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh có công điện về việc ứng phó với bão Podul. Nội dung công điện nêu rõ:
Để chủ động ứng phó với bão, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh đề nghị Chủ tịch, Trưởng ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các huyện, thành phố, thị xã; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; Giám đốc các công ty thủy lợi, Thủy điện trên địa bàn tỉnh và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Đối với khu vực trên biển:
- Thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): Phía Bắc vĩ tuyến 14,0 độ Vĩ Bắc; Phía Đông kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông và được điều chỉnh theo các bản tin dự báo.
- Tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; kiểm tra hướng dẫn việc neo đậu tàu tại bến, nhất là khu vực neo đậu quanh các đảo; tổ chức hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch dọc ven biển.
2. Đối với khu vực đất liền: Kiểm tra an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện, đê điều, các khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét để sẵn sàng phương án ứng phó khi có tình huống xảy ra.
3. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh, Báo Nghệ An, Đài thông tin duyên hải Bến Thủy và các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến của bão, công tác chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để người dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó.
5. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h và thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh./.
Hà Chi
Tổng hợp
Theo Baonghean
Trường trung học cơ sở xã Si Ma Cai chìm trong nước Thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai cho biết, mưa lớn trên địa bàn vào lúc 14h30 phút chiều 8/8 đã gây ra 3 điểm sạt lở lớn làm ách tắc giao thông; toàn bộ Trường trung học cơ sở xã Si Ma Cai bị ngập. Toàn bộ...