Miền Trung “hỗn loạn” vì dự báo bão sai lệch
Bão số 8 tan trước khi vào đất liền sớm hơn dự báo hơn… 1 ngày. Vì dự báo sai lệch lớn này mà các tỉnh Trung Trung Bộ bị “lố” trong công tác chuẩn bị, ứng phó với bão.
Đây cũng là cơn bão mà chỉ có Việt Nam dự báo, không đặt tên quốc tế. Như vậy, lại thêm một cơn bão có dự báo sai lệch lớn, khiến các địa phương khu vực Trung Trung Bộ bị “lố” trong công tác chuẩn bị, ứng phó với bão, mọi sinh hoạt đời sống bị đảo lộn…
Chống bão “thái quá”
Bão số 8 tuy không được dự báo là cơn bão mạnh, song các địa phương từ Quảng Bình đến Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên đã hết sức chu đáo trong việc chủ động triển khai các công tác phòng tránh và đối phó với cơn bão gần bờ này.
Ngoài các hoạt động tất yếu là nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, kêu các loại tàu thuyền trên biển vào nơi neo đậu an toàn… các địa phương còn quyết định cho toàn bộ học sinh nghỉ học từ chiều 18/9 đến hết ngày 19/9. Dừng hoạt động toàn bộ tại các công trình xây dựng; ngừng, hoãn nhiều hội nghị, hội thảo; thay đổi hàng loạt lịch công tác khác…
Nhiều địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi đã chỉ đạo ngành công thương tích trữ lương thực, thực phẩm, lương khô và cả các loại nhu yếu phẩm khác. Các vùng quê ven biển, người dân căng mình ra trong mưa để chèn chống nhà cửa. Có nơi như ven biển Thừa Thiên-Huế đã tổ chức di dời dân ngay trong đêm 18/9…
Người dân phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê – Đà Nẵng) khiêng cọc đóng mắc rớ vào bờ tránh bão (ảnh chụp sáng 18/9.
Tuy nhiên, khoảng 20h30 ngày 18/9, bão số 8 gần như trút cơn mưa cuối cùng vào đất liền, khu vực ven biển rồi tạnh hẳn.
Sáng 19/9, nắng đẹp trải vàng trên khắp cả khu vực duyên hải miền Trung. Song, mọi quyết định cho học sinh nghỉ học, thay đổi lịch công tác, ngừng, hoãn hội họp, các sự kiện xã hội, các tour du lịch… đã “bị” ban bố trước đó đã không thu hồi kịp…
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng kiêm Trưởng ban PCLB TP Phùng Tấn Viết cho biết: “Chính quyền dựa trên dự báo thời tiết, báo bão mà ra các quyết định liên quan đến công tác phòng tránh lụt bão. Mọi sự chuẩn bị chu đáo để chủ động đối phó với bão, đặc biệt liên quan đến tính mạng, tài sản của người dân là cần thiết. Chính quyền không thể làm khác được, vì căn cứ vào dự báo bão của cơ quan chuyên môn. Bây giờ nắng đẹp, trời bình yên mới thấy công tác chuẩn bị hơi thái quá… Nhưng lỗi này là do “ông” dự báo, biết làm sao được”.
Tuy nhiên sáng 19/9, các tỉnh miền Trung trời quang mây tạnh và bão không đổ bộ như dự báo (ảnh chụp tại TP.Đà Nẵng sáng 19/9).
Trao đổi với PV tối 19/9, người đứng đầu của TT Dự báo khí tượng thủy văn TƯ – Giám đốc Bùi Minh Tăng – khẳng định, bão số 8 đổ bộ vào đất liền miền Trung sớm hơn dự báo khoảng 4 tiếng. Thay vì sẽ đổ bộ vào rạng sáng 19/9 như dự báo, bão đã vào đất liền Trung Trung Bộ từ khoảng gần giữa đêm 18/9 – 19/9. Theo ông Tăng: “Bão vào sớm hơn dự tính 4 tiếng là khoảng thời gian ngắn không đáng kể. Chúng tôi thừa nhận dự báo vừa rồi có thiếu chính xác do chưa xử lý đúng thông tin từ các máy đo khí tượng. Đây là bài học cần phải rút kinh nghiệm cho những lần dự báo sau”. Cũng theo ông Tăng, dự báo sai số 4 tiếng là nằm trong khoảng sai số cho phép (5-6 tiếng). TT Dự báo khí tượng thủy văn đang họp để nhận định lại quá trình dự báo đối với cơn bão này.
Báo bão sai, có do năng lực?
Bão số 8 được dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền từ 4 giờ sáng 20/9 (bản tin ngày 18/9 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ), gây mưa to và gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9 – cấp 10.
Thực tế, khoảng 17 giờ 30 ngày 18/9, vị trí tâm bão đã vào đến đất liền, ảnh hưởng trực tiếp khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Nghĩa là thời gian bão chạm bờ sớm hơn dự báo hơn… 24 giờ.
Như vậy, sự dự báo đã có sai lệch về thời gian và sai cả về cường độ. Nhưng rất may, bão đã tan thành vùng áp thấp, chỉ gây mưa lớn.
Trả lời vấn đề này, GĐ Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ – ông Trần Quang Chủ – cho biết: “Nguyên nhân dự báo có sự sai lệch này là do diễn biến bất thường của cơn bão. Quan trắc lúc đầu (từ 17/9 – khi phát bản tin đầu tiên về bão số 8), cơn bão di chuyển chậm, 5-10km/h. Nhưng sau đấy, bão đã di chuyển nhanh hơn và tan sớm hơn trước khi vào bờ so với dự báo”.
Theo ông Chủ, đây là cơn bão hình thành trong biển Đông, sát bờ và chỉ có Việt Nam báo bão (các nước khác báo là vùng áp thấp), không được đặt tên quốc tế. Vì thế, ngoài số liệu quan trắc, tổng hợp của các trạm, đài khí tượng thủy văn các tỉnh trong khu vực Trung Bộ, đài chỉ tham khảo thông tin, số liệu của các đơn vị khác trong nước. “Chúng tôi cũng đã tổ chức họp trực tuyến với đài quốc gia, cùng nhận định và đưa ra kết luận, dự báo như vậy”.
Ông Chủ khẳng định, trang thiết bị quan trắc, phục vụ dự báo của Việt Nam tương đối đủ và hiện đại, tuy nhiên công tác dự báo đảm bảo tính chính xác là… hơi khó.
Nghệ An: 5 người cùng xe ôtô bị lũ cuốn trôi khi qua đập Khoảng 18 giờ ngày 19/9, xe ôtô 7 chỗ, hiệu Innova BKS 37A-3903 do Trương Văn Thái – cán bộ thanh tra giao thông – điều khiển, qua đập Khe Ang, xã Nghĩa Hồng (huyện Nghĩa Đàn) thì bị nước cuốn trôi. 2 người trong xe, gồm lái xe và người ngồi kế bên đã đã đạp cửa thoát ra ngoài, còn 5 người khác, gồm 3 người lớn và 2 trẻ em bị cuốn theo xe mất tích. Lúc 21 h ngày 19.9, ông Hồ Ngọc Sỹ – GĐ Sở NNPTNT Nghệ An – cho biết, vẫn chưa tìm được những người bị nạn.
Hà Tĩnh: Tàu chở thiết bị mắc kẹt Khoảng 2 giờ sáng 19/9, tàu LUCKSAR chở thiết bị cho FORMOSA của Cty TNHH Thương mại và Vận tải biển Hồng Long (TP.Hồ Chí Minh) sau khi trả hàng tại cảng Vũng Áng xong thì neo đậu phía ngoài cầu cảng, nhưng do sóng to, gió lớn đã bị đứt neo, trôi dạt vào Mũi Dung (cách cảng Vũng Áng 1,5km về phía Tây Bắc) và bị mắc cạn. Quảng Bình: Hàng trăm nhà dân ở miền núi ngập sâu 3 mét Chiều tối 19/9, ông Đinh Quý Nhân – Chủ tịch UBND H.Minh Hóa – cho biết, mưa lớn khiến đường vào bản Ón (xã Thượng Hóa) bị chia cắt, đường HCM – đoạn qua xã Thượng Hóa – bị ngập sâu. Hơn 58 nhà dân tại thôn Phú Nhiêu (xã Thượng Hóa), bản Ón, bản Mò O, Ồ Ồ bị ngập sâu trong nước lũ, có nhà ngập sâu đến 3m… Tại H.Tuyên Hóa, mưa lớn đã gây ngập lụt hơn 150 nhà dân tại các xã Đức Hóa, Mai Hóa…
Quảng Trị: Di dời trên 3.000 hộ dân ở miền núi đến nơi an toàn Cuối ngày 19/9, 32 thôn bản trên địa bàn huyện Hướng Hoá vẫn nằm trong vùng ngập lụt, chia cắt. Chính quyền đã di dời trên 2.500 hộ dân đến nơi an toàn. Đặc biệt, tuyến đường vào vùng Lìa gồm 8 xã đã bị cô lập hoàn toàn. Tại huyện Đak Rông, các xã Ba Lòng, Hải Phúc, Ba Nang cũng bị cô lập. Chính quyền đã di dời 203 hộ dân đến nơi an toàn. Huyện Đak Rông đã có 1 trường hợp thiệt mạng do bị nước cuốn. Huyện Triệu Phong có 215 hộ dân bị ngập úng; 77 hộ dân đã được di dời đến nơi an toàn.
Thừa Thiên-Huế: Huyện A Lưới bị cô lập Tại huyện miền núi A Lưới, lượng mưa đo được 419mm, khiến đường vào khu tái định cư Pa Ay (xã Hồng Thủy), thôn Ba Lách (xã Hồng Thái) bị sạt lở, dẫn đến bị cô lập. Tại khu tái định cư thủy điện A Lưới (xã Hồng Thượng) do nước hồ thủy điện A Lưới dâng bất thường, nhiều nhà dân bị ngập.
Quảng Nam: 2 người bị lũ cuốn trôi Theo Ban PCLB tỉnh chiều 19/9, bão số 8 đã làm 2 người chết và mất tích, 1 người bị thương. 2 người bị lũ cuốn là ông Alăng De (45 tuổi, trú xã Kà Dăng, huyện Đông Giang). Ông De bị lũ cuốn mất tích vào khoảng 20 giờ ngày 18/9 khi đang làm nhiệm vụ giữ kho vật liệu thi công đường giao thông tại địa phương. Trước đó, lũ cũng đã cuốn trôi nạn nhân Alăng Mốp (xã Mà Cooih, huyện Đông Giang) khi đi thăm bà con tại xã Ta Bing, huyện Nam Giang vào khoảng 9 giờ ngày 17/9. Thiệt hại nặng nhất là huyện Đại Lộc. Bão số 8 đã gây lũ lụt trong 2 ngày qua trên địa bàn huyện, mực nước đỉnh lũ tại thị trấn Ái Nghĩa đến 3,14m, trên mức báo động 3. Đến chiều 19/9, nhiều vùng của huyện Đại Lộc vẫn còn ngập nước trên báo động 3, cô lập cục bộ. Tại huyện Tây Giang, tuyến đường đi 4 xã vùng biên giới bị sạt lở tại hàng chục điểm, cô lập hoàn toàn 4 xã này.
Quảng Nam: Tàu câu mực bị cháy rụi khi neo đậu tránh bão Tàu câu mực QNa-91685 đang neo đậu trú bão ở âu thuyền xã Tam Quang, huyện Núi Thành thì bỗng nhiên phát cháy lúc 0 giờ sáng 19/9. Đây là tàu của ông Bùi Lên (xã Tam Giang), công suất 380CV, chạy vào trú bão tại âu thuyền Tam Quang sáng 18/9. Lực lượng Hải đội 2 BĐBP Quảng Nam đã cử 10 cán bộ chiến sĩ cùng các phương tiện chữa cháy khẩn trương tiếp cận tàu chữa cháy nhưng do đám cháy quá lớn nên toàn bộ con tàu trị hơn 3 tỉ đồng bị thiêu rụi. Nguyên nhân cháy có thể do rò rỉ khí gas trong bình gas nấu ăn trên tàu.
Kon Tum: Nguy cơ vỡ đập thủy lợi Ya Ve Ngày 19/9, Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống lụt bão tỉnh cho biết, lượng mưa lớn liên tục, kéo dài trong mấy ngày gần đây đã làm xói lở nghiêm trọng công trình đập tràn Ya Ve – huyện Sa Thầy. Nước lũ đã cuốn trôi mặt bêtông thân đập, ăn sâu vào chân đập. Ông Nguyễn Minh Thuận – Chủ tịch UBND xã Sa Bình – cho biết: “Sự cố xói lở gần 50m phía hạ lưu của đập tràn Ya Ve đang đe dọa đến tính mạng và tài sản của dân. Chúng tôi đã di dời một số hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng khỏi vùng hạ lưu đập”.
Theo Kiến thức
Đề phòng 1-2 cơn bão rất mạnh đổ bộ vào Đà Nẵng
Mùa lũ năm 2013, các sông thuộc TP Đà Nẵng có khả năng xuất hiện 3-4 đợt lũ vừa và lớn. Trong mùa mưa bão, có thể có 1-2 cơn bão rất mạnh ảnh hưởng đến Đà Nẵng.
Đó là nhận định của ông Đinh Phùng Bảo - Phó Giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ - tại Hội thảo về triển khai công tác phòng chống lụt bão năm 2013 diễn ra tại Đà Nẵng sáng 24/7.
Đà Nẵng mùa lũ năm 2011
Theo ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng, năm 2012 tình hình mưa lũ trên địa bàn kết thúc sớm, lượng mưa trung bình nhiều năm chỉ đạt 45%, các hồ chứa chỉ trữ được 30-50% dung tích. "Năm 2012 là một trong những năm mà TP Đà Nẵng ít chịu ảnh hưởng và thiệt hại của bão, lũ nhất. Tình hình thiệt hại không đáng kể", ông Huỳnh Vạn Thắng cho biết.
Tuy nhiên, tình hình mưa bão năm 2013 dự báo là diễn biến phức tạp. Ông Đinh Phùng Bảo - Phó Giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ - cho biết: Năm 2013, bão và áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện khá sớm, từ tháng 1 đã có bão số 1 hoạt động trên vùng biển phía Đông của Nam biển Đông. Tính đến nay đã có 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới nhưng đều không ảnh hưởng đến thời tiết Đà Nẵng.
Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, năm 2013 số cơn bão và ATNĐ hoạt động trên biển Đông có khả năng từ 11-13 cơn, xấp xỉ và cao hơn một ít so với trung bình nhiều năm, thời gian bắt đầu sớm hơn nhưng thời gian kết thúc tương đương như mọi năm. Trong đó có 5-7 cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam, 3-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Trung Bộ. Đề phòng có khả năng 1-2 cơn bão ảnh hưởng rất mạnh đến Đà Nẵng.
Dự báo là vậy nhưng theo ông Huỳnh Vạn Thắng, hiện nay TP Đà Nẵng không đủ nơi trú đậu an toàn cho tàu thuyền đánh cá. Hiện TP Đà Nẵng có khoảng 1.335 tàu đánh cá và 457 thuyền thúng máy, ngoài ra còn có khoảng 400 tàu đánh cá của ngư dân ngoại tỉnh thường xuyên vào âu thuyền Thọ Quang bán cá và neo đậu.
Trong khi đó, âu thuyền Thọ Quang và một số vị trí khác chỉ neo đậu an toàn khoảng 1.100 chiếc tàu, số tàu còn lại neo đậu không an toàn khoảng 635 chiếc.
"Thiệt hại do thiên tai tại TP Đà Nẵng năm 2012 là không lớn, tuy vậy trong năm 2013 chúng ta phải không được chủ quan. Biến đổ khí hậu là hiện tượng đã được khẳng định trên toàn cầu và ngày càng tác động mạnh mẽ đến nước ta, trong đó TP Đà Nẵng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề", ông Huỳnh Vạn Thắng phát biểu.
Theo Dantri
Bão số 2: Không có chuyện dự báo sai 9 tiếng Bão số 2 mặc dù di chuyển rất phức tạp, đổi hướng đến 8 lần nhưng đã được dự báo kịp thời, tương đối chính xác chứ không có chuyện dự báo chậm đến 9 tiếng đồng hồ - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết... Liên quan đến thông tin một tờ báo điện tử cho rằng, dự báo...