Miền Trung “gồng mình” với nắng nóng- Kỳ I: Sản xuất, sinh hoạt đều xáo trộn
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, nền nhiệt của cả nước có xu hướng cao hơn so với trung bình nhiều năm.
Riêng tại miền Trung, trong tháng 6 và đầu tháng 7 nắng nóng kéo dài liên tục với cường độ nắng gay gắt, xảy ra trên diện rộng với mức nhiệt trung bình 34 – 36 độ C gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của người dân, nắng nóng cũng là nguyên nhân chính của hàng loạt vụ cháy rừng diễn ra trong 1 tháng trở lại đây.
Nắng nóng kéo dài gây ra hàng chục vụ cháy rừng tại miền Trung
Xáo trộn đời sống sinh hoạt, thường trực “nỗi lo” cháy rừng
Nền nhiệt duy trì trung bình từ 34 – 36 độ, đời sống sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nặng nề. Chị Lê Thị Giao Thủy (34 tuổi, quê Thừa Thiên Huế, công nhân làm việc tại KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) cho biết, vợ chồng chị và 1 con gái nhỏ ở trong một phòng trọ chưa đến 12 m2, lợp tôn. Thời tiết nắng nóng nên sau một ngày đi làm vất vả về phòng trọ nhưng quá nóng, gia đình chị lại lục đục kéo nhau ra ngoài. “Tối nào cũng phải 9, 10 giờ đêm mới về phòng trọ. Vậy mà vẫn còn nóng, 3 người nằm 3 góc bật 3 cái quạt hết công suất mà cả đêm vẫn nóng không ngủ được. Mình người lớn còn chịu được, con nít không ngủ được thấy tội quá”, chị Thủy nói và cho biết thêm, cũng do nắng nóng, các thiết bị điện của gia định chị hoạt động hết công suất, tiền điện cũng theo đó mà tăng đột biến.
Trẻ em, người già là đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất của thời tiết cực đoan. Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, trong mỗi đợt cao điểm nắng nóng, số lượng trẻ em đến khám và nhập viện tăng đột biến, đến 20 – 40%. Trong đó, phần nhiều là trẻ em dưới 5 tuổi, với bệnh lí chủ yếu là viêm đường hô hấp và tiêu hóa. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự ở các tỉnh thành khác của khu vực miền Trung.
Nắng nóng kéo dài còn gây ra nguy cơ cháy rừng cao. Chỉ tính riêng trong 1 tháng trở lại đây, cả khu vực miền Trung đã xảy ra gần 50 vụ cháy rừng lớn nhỏ, gồm rừng tư nhân trồng và rừng tự nhiên, nguyên nhân đều xuất phát do nắng nóng, thời tiết hanh khô.
Các vụ cháy rừng diễn ra liên tiếp đang là nỗi lo chung của cả nước khi liên tục đe doạ sự an toàn của hệ thống lưới điện, đặc biệt là đường dây 500 kV Bắc – Nam.
Đỉnh điểm là 2 vụ cháy lớn diễn ra vào ngày 28/6 tại thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên – Huế) và huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Nhiều lúc đám cháy đã bao trùm lưới điện, đe dọa trực tiếp sự an toàn của đường dây 500 kV Bắc Nam.
Mới đây nhất là các đám cháy liên tiếp xảy ra trong ngày 20/7 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Vị trí các đám cháy này gần khu vực trụ điện đường dây 220 kV A Lưới – Huế và đường dây 500 Kv Đà Nẵng – Dốc Sỏi, gây lo ngại về việc vận hành an toàn các đường dây truyền tải điện quốc gia.
Video đang HOT
Vựa rau an toàn lớn nhất nhì Đà Nẵng xơ xác do nắng nóng và nhiễm mặn
Vựa rau “quay quắt” chờ mưa
Thời tiết khắc nghiệt đã khiến việc gieo trồng rau tại các tỉnh Nam Trung Bộ gặp rất nhiều khó khăn, năng suất thấp.
Tại TP. Đà Nẵng, nắng nóng khiến nhiều diện tích đất trồng rau bị bỏ hoang do không có nước tưới. Nhiều hộ dân trồng rau đa đầu tư khoan giếng để đủ nước phục vụ tưới tiêu nhưng năng suất rau vẫn rất thấp do nhiệt độ quá cao, cường độ nắng mạnh, kéo dài, đất quá nóng dẫn đến các loại rau màu không thể nảy mầm, phát triển.
Cá biệt, tại vùng rau La Hường (Hòa Thọ Đông, Cẩm Lệ) – một trong 2 vựa rau an toàn lớn nhất TP. Đà Nẵng tình hình sản xuất còn “trắc trở” hơn do nguồn nước tưới bị nhiễm mặn, nên dù có đủ nước tưới rau màu vẫn không phát triển được.
Ra vườn trong cái nắng gay gắt lúc giữa trưa, bà Phan Thị Trường (62 tuổi – hội viên HTX rau La Hường) vừa tưới rau, vừa lắc đầu và chia sẻ: Làm cái nghề này cả hai, ba mươi năm, chưa năm nào mà cực như vậy. Mọi năm nắng nửa tháng, một tháng rồi có vài trận mưa, năm nay cả mấy tháng đằng đẵng nắng không có giọt mưa. Gieo rau thì không lên, trồng rau thì chết. Nước không có tưới, phải khoan máy bơm, khoan xong bơm lại nhiễm mặn, rau chết dần.
Nguồn nước nhiễm mặn khiến rau chết dần (các vệt trắng là muối kết tinh khi tưới nguồn nước nhiễm mặn)
Chỉ vào mấy luống rau đang tưới, bà Trường tiếp lời: “Cực chẳng đã mới phải tưới rau giữa trưa, để đến chiều mực nước sông xuống thấp tưới không kịp. Cả vạt đất có trồng được cái gì đâu. Mấy luống rau lang này là cố giữ nó sống để lấy ngọn mai mốt mình có giống trồng lại, chứ nhìn vàng khè thế này bán buôn gì”.
Tình trạng này cũng xảy ra tương tự tại tại vùng rau của huyện Điện Bàn ( tỉnh Quảng Nam). Xâm nhập mặn tại sông Thu Bồn khiến nhiều cánh đồng rau ở khu vực này hoang tàn và khô nứt nẻ.
Ghi nhận tại các chợ trên địa bàn TP. Đà Nẵng, do nguồn cung từ các vựa rau trên địa bàn TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam giảm nên giá các loại rau xanh như cải các loại, rau dền, rau khoai lang, mùng tơi ….đều dao động ở mức giá 12.000 – 15.000 đồng/bó – mức khá cao so với mọi năm, các loại rau gia vị cũng rơi vào tình trạng khan hiếm tương tự.
Theo Congthuong
Vũ Lê
Hạn hán gay gắt ở các tỉnh Nam Trung Bộ
Từ đầu vụ hè thu đến nay, các tỉnh khu vực NamTrung Bộ đang phải đối mặt với tình trạng nắng nóng kéo dài, hạn hán nghiêm trọng, nguồn nước bị suy giảm nhanh, hàng chục nghìn héc-ta lúa hè thu bị chết. Các địa phương trong khu vực đang phải gồng mình chống hạn, cứu lúa.
Nhiều chân ruộng ở phường Điện Nam Bắc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) bị khô hạn.
Khô hạn trên diện rộng
Tại Quảng Nam, hàng nghìn héc-ta lúa hè thu và rau màu ở phía bắc thuộc khu vực hạ lưu các sông Vu Gia, Thu Bồn đang bị thiếu nước tưới từ hơn nửa tháng nay. Phó Chủ tịch UBND xã Điện Phước (thị xã Điện Bàn) Trần Công Khoa cho biết, vụ này, toàn xã gieo sạ hơn 500 ha lúa hè thu. Nguồn nước tưới chủ yếu lệ thuộc vào tám trạm bơm điện, nhưng từ đầu tháng 7, nguồn nước sông xuống thấp và bị nhiễm mặn, cho nên thiếu nước tưới cho cây trồng. Nếu nắng nóng còn kéo dài như thế này, sẽ có khoảng 70 ha lúa tại vùng cuối kênh bị khô hạn.
Không riêng gì xã Điện Phước, mà hàng nghìn héc-ta lúa hè thu ở thị xã Điện Bàn và các huyện: Duy Xuyên, Đại Lộc... cũng đang bị khô hạn nghiêm trọng. Đáng lo hơn, do mực nước sông Thu Bồn xuống thấp khiến nước mặn xâm nhập sâu. Hiện trên sông Thu Bồn, nước mặn đã xâm nhập từ Cửa Đại - Hội An về phía thượng nguồn đến 24 km (trước đây chỉ khoảng 15 km), với nồng độ mặn cao; trong đó, tại đầu sông Vĩnh Điện (Vòm Cẩm Đồng) lên đến 7 phần nghìn và tại bể hút trạm bơm Vĩnh Điện (nhánh sông Vĩnh Điện) là 2 phần nghìn. Với tình hình này, nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài thì gần 2.000 ha lúa hè thu trong thời kỳ làm đòng đang sử dụng nước từ các trạm bơm lấy nước trên sông Vĩnh Điện sẽ bị khô hạn, mất mùa.
Hơn một tháng qua, nhiều địa phương tại Quảng Ngãi không có một giọt mưa, những cánh đồng lúa hè thu đang giai đoạn trổ bông ở thôn Nhơn Tân, xã Phổ Nhơn (huyện Đức Phổ) do thiếu nước tưới cho nên bị héo úa dần, trong đó nhiều diện tích đã bị chết cháy. Bà con nông dân đành cắt lúa chết khô cho bò ăn. Đưa tay quệt những giọt mồ hôi trên trán, ông Nguyễn Văn Hải ở thôn Nhơn Tân cho biết: Vụ hè thu năm 2019, gia đình ông gieo sạ hơn sáu sào lúa. Vất vả một nắng hai sương chăm sóc, đến khi lúa trổ bông thì lại bị thiếu nước tưới. "Khoan giếng bơm nước cứu lúa nhiều ngày nhưng cũng đành bất lực. Hai sào lúa đã bị cháy khô coi như mất trắng. Nông dân chúng tôi giờ chỉ biết cầu trời đổ mưa mới mong cứu vãn những ruộng lúa còn lại"- ông Hải buồn bã.
Dưới cái nắng như đổ lửa, chúng tôi về xã Phổ Cường, địa phương được ví "rốn hạn" của huyện Đức Phổ. Đứng nhìn ruộng lúa của gia đình bị cháy khô, bà Phạm Thị Luận ở thôn Thanh Sơn nói rằng, chưa có năm nào lại hạn nặng như năm nay. Do khô hạn cho nên nhiều cánh đồng ở các thôn Nga Mân, Thủy Thạch và Thanh Sơn, nông dân đành phải bỏ hoang. Ruộng đồng khô khốc, vắng bóng người. Để cứu lúa đang giai đoạn làm đòng, nông dân phải bỏ ra gần hai triệu đồng khoan giếng, mua máy bơm, dây dẫn nước dài hàng trăm mét. Tuy nhiên, bơm riết, nguồn nước ngầm cũng cạn kiệt. "Nhiều giếng đào trơ đáy, nước sinh hoạt cũng chẳng có dùng, một số hộ gia đình phải đi xa 4 đến 5 km chở từng can nước về nấu ăn hằng ngày" - ông Nguyễn Văn Thái, ở khu dân cư số 2, thôn Thủy Thạch chia sẻ.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Mậu Văn, đến thời điểm này, lượng nước của 123 hồ chứa của tỉnh chỉ còn 17% dung tích thiết kế, trong đó 54 hồ ở các huyện: Đức Phổ, Mộ Đức, Bình Sơn không còn nước để bơm hút. Toàn tỉnh có 1.152 ha đất nông nghiệp không sản xuất được phải bỏ hoang, trong đó nhiều nhất là huyện Đức Phổ, với 550 ha; huyện Bình Sơn 242 ha. Ngoài ra, khoảng hơn 3.000 ha lúa đang bị thiếu nước tưới, hơn 11.600 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.
Theo báo cáo của Sở NN và PTNN tỉnh Bình Định, các đợt nắng nóng kéo dài đã khiến 11.445 ha lúa vụ hè thu thiếu nước (trong đó 4.545 ha phải dùng nhiều biện pháp chống hạn, 6.900 ha phải bơm vượt định mức). Đã có 481 ha lúa chết, còn lại 4.064 ha tiếp tục chống hạn; nếu thời tiết nắng nóng và không mưa thì đến cuối tháng 7, diện tích lúa bị chết tăng thêm hàng nghìn héc-ta.
Còn tại Phú Yên, cuộc sống, sản xuất vụ hè thu của người dân cũng đang bị đảo lộn do nắng nóng kéo dài. Những ngày gần đây, nguồn nước trên các sông giảm mạnh, nhất là sông Ba, con sông lớn nhất nhì miền trung, khiến cho việc lấy nước chống hạn ở các hồ đập gặp nhiều khó khăn. Theo Sở NN và PTNT tỉnh Phú Yên, hiện có hơn 4.400 ha lúa vụ hè thu thiếu nước tưới, trong đó nhiều diện tích có nguy cơ mất trắng; hơn 6.600 hộ dân đang thiếu nước sinh hoạt. Bình thường, nước trên sông Ba chảy tràn qua đập đầu mối của Thủy nông Đồng Cam, công trình tưới cho hơn 15 nghìn ha lúa, nhưng hơn một tuần qua, nước sông giảm xuống dưới tràn, khiến lượng nước vào các kênh chính nam và bắc không đủ công suất thiết kế.
Chủ động các giải pháp ứng phó
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết, trong tháng qua, tỉnh đã kịp thời triển khai nhiều giải pháp để cứu lúa. Theo đó, ngoài việc đắp đập tạm ngăn mặn, tổ chức bơm lách triều và thực hiện tưới nước một cách khoa học nhằm tiết kiệm nước, tỉnh còn chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp các địa phương trong vùng thường xuyên bị nắng hạn nghiên cứu chuyển đổi cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu. Trước mắt, tỉnh đề nghị chủ đầu tư các hồ chứa A Vương, Sông Bung... tiếp tục vận hành theo đúng quy định để vừa bảo đảm cấp điện, vừa cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt ở hạ du; đồng thời yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi tiếp tục đưa nguồn nước từ hồ Phú Ninh hỗ trợ cho các trạm bơm của huyện Duy Xuyên để cứu lúa. Các địa phương cần tiếp tục nạo vét những đoạn sông xung yếu để bảo đảm nguồn nước cho lúa hè thu và các loại cây trồng khác.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi đã nỗ lực triển khai các giải pháp cụ thể như: tận dụng tối đa nguồn nước mặt, nước ngầm, nước hồi quy để trữ vào các ao, hồ, kênh chìm, kênh tiêu... phục vụ chống hạn; điều tiết, phân phối nước đến các vùng bị hạn, áp dụng biện pháp tưới luân phiên, tưới ướt - ráo, ưu tiên vùng xa tưới trước, vùng gần tưới sau, bảo đảm nước theo nhu cầu và phù hợp với thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây trồng; ưu tiên cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nước uống cho gia súc và các vùng lúa trọng điểm của tỉnh. Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Ngãi đã đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ cấp bách 22,5 tỷ đồng cho các đơn vị chức năng và địa phương kịp thời chống hạn. Ngày 17-7 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép chủ hồ thủy điện Đakđrinh xả nước liên tục trong 24 giờ/ngày với lưu lượng ít nhất 30 m3/giây để cấp nước chống hạn cho vùng hạ du công trình thủy lợi Thạch Nham, kết hợp tăng cường phát điện phục vụ sản xuất; cho phép chủ hồ Nước Trong chủ động điều chỉnh chế độ vận hành, xả nước ở mức ổn định 30 m3/giây.
Tại Bình Định, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn Hồ Thành Phi cho hay: Theo đề nghị của huyện, Công ty Thủy điện An Khê - Kanak vừa xả hai đợt nước từ hồ chứa thủy điện với tổng lượng nước hơn 500 nghìn m3 để cứu 97,4 ha lúa ở hai thôn Trung Sơn và Thượng Sơn (xã Tây Thuận). UBND huyện tiếp tục đề nghị Công ty Thủy điện An Khê - Kanak xả thêm hai đợt nước để cứu lúa và yêu cầu xã Tây Thuận chỉ đạo cán bộ thủy nông hướng dẫn nông dân sử dụng nước tiết kiệm, tưới luân phiên. Huyện cũng đã huy động máy bơm để tận dụng nguồn nước từ các sông, hồ để chống hạn cho 237 ha lúa ở các xã Tây Thuận, Bình Nghi, Vĩnh An.
Theo Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Bình Định Nguyễn Hữu Vui, ngành nông nghiệp đã thành lập các tổ công tác phối hợp với chính quyền các địa phương kiểm tra, đánh giá nguồn nước hiện có, xác định rõ khu vực thiếu nước, khu vực có nguy cơ thiếu nước, thông tin kịp thời tình hình hạn hán để người dân biết, chủ động bố trí sản xuất và phòng chống hạn. UBND tỉnh Phú Yên đã có văn bản yêu cầu các sở, ngành và chính quyền địa phương tăng cường các giải pháp chống hạn, khẩn trương bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ cấp nước sạch cho hàng nghìn hộ dân.
Theo đó, các địa phương phải chủ động triển khai phương án phòng, chống hạn và nhiễm mặn, không để xảy ra tình trạng người dân bị thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trên diện rộng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế chỉ đạo, đối với các địa bàn trọng điểm như các huyện Đồng Xuân, Tuy An, Sơn Hòa, Sông Hinh, cần vận động người dân cùng nhau chia sẻ nguồn nước sinh hoạt và thường xuyên theo dõi diễn biến nguồn nước. Nếu trường hợp xảy ra thiếu nước sinh hoạt trong thời gian tới, các địa phương phải kịp thời chủ động tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt cấp cho nhân dân.
Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam (Phú Yên) Nguyễn Văn Chiến cho biết: "Hiện kênh bắc 800 ha, kênh nam khoảng 200 ha và hơn 70 ha phía đông tây xã An Phú, TP Tuy Hòa chưa có nước gieo sạ... Chúng tôi đang cho vận hành các trạm bơm hết công suất để bơm nước chống hạn cho các xứ đồng khô kiệt".
Theo NDĐT
113.000 hộ khát nước vì hạn hán, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT báo cáo Thủ tướng Tại miền Trung đang có 113.000 hộ dân bị thiếu nước sạch do nắng nóng kéo dài kỷ lục. Vì vậy, ngày 23-7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về tình trạng này Suốt 2 tháng nay, nắng nóng kéo dài triền miên, rất nhiều nơi ở "chảo lửa" miền Trung xảy ra hạn...