Miền Trung gồng mình chống bão số 13
Dự báo bão số 13 vào vùng bờ biển Hà Tĩnh – Quảng Ngãi từ chiều tối 14-11 đến sáng sớm 15-11, sau đó vào đất liền rồi suy yếu. Trong ngày 14-11, các tỉnh, thành dự báo nằm trong phạm vi ảnh hưởng của bão số 13 sơ tán hàng trăm ngàn hộ dân đến nơi trú an toàn
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, dự báo từ 16 giờ ngày 14-11 đến 4 giờ ngày 15-11, bão số 13 vào vùng bờ biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, sau đó vào đất liền rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Trước diễn biến phức tạp của bão số 13, với dự báo sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 14, các địa phương khẩn cấp triển khai các biện pháp ứng phó.
Hoàn thành di dời dân
Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, từ sáng sớm 14-11, lực lượng công an, biên phòng, chính quyền địa phương đến từng ngõ để đưa người dân rời khỏi nhà đến nơi trú tránh bão. Ông La Phúc Thành, Bí thư Huyện ủy Phú Vang, cho biết toàn huyện dự kiến di dời 3.761 hộ dân với gần 13.334 nhân khẩu.
Trong ngày, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đi kiểm tra công tác di dời dân và phòng chống cơn bão số 13 tại huyện ven biển Phú Vang và Phú Lộc. Tại điểm tiếp đón người dân đến tránh trú bão ở Trường THCS Thuận An, huyện Phú Vang, ông Lưu yêu cầu chính quyền địa phương bằng mọi biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân; sẵn sàng lương thực, thực phẩm cho những người trong thời gian họ đến tránh trú bão. Tại điểm tránh trú bão này, có hơn 50 hộ dân là những người sống bằng nghề biển, cũng có nhiều trẻ em, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai… Ai ai cũng tỏ ra lo lắng, mệt mỏi bởi họ đã trải qua thời gian dài sống trong bão lũ triền miên.
Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế, đến chiều cùng ngày, toàn tỉnh đã hoàn thành di dời trên 21.300 hộ dân với 70.780 người. Theo lệnh ban hành, người dân không được ra khỏi nhà, bắt đầu từ 12 giờ ngày 14-11.
Tại tỉnh Quảng Trị, đến tối 14-11 cũng đã di dời 12.234 hộ dân với 35.421 người. Hơn 2.300 tàu thuyền trong tỉnh và 36 chiếc ngoại tỉnh được kêu gọi vào các khu tránh trú bão.
Ghi nhận tại 2 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa – nơi được cảnh báo có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét xảy ra rất cao, chính quyền địa phương đã di dời hơn 1.500 hộ với gần 7.000 dân. Những tuyến đường, đồi núi có nguy cơ sạt lở đất đã được cắm biển cảnh báo nguy hiểm. Trong ngày, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đã được huy động xuống các địa bàn giúp sơ tán người dân và chằng chống nhà cửa. Tỉnh khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà, nơi trú tránh từ 18 giờ ngày 14-11.
Video đang HOT
Tỉnh Quảng Trị đưa người dân đến nơi tránh bão. Ảnh: ĐỨC NGHĨA
Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở
Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi nằm trong phạm vi bão số 13 đổ bộ vào sáng nay, 15-11.
Tại Đà Nẵng, đến chiều 14-11, đã thực hiện sơ tán hơn 7.600 hộ với hơn 26.400 người. Trực tiếp kiểm tra thực tế tại các điểm sơ tán dân tập trung tại quận Liên Chiểu, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng, yêu cầu chính quyền địa phương phải bảo đảm các điều kiện sinh hoạt thiết yếu của người dân, đặc biệt là chăm lo bữa ăn, thức uống trong khi sơ tán. Người dân được yêu cầu không ra khỏi nhà, tạm dừng hoạt động các chợ từ 12 giờ ngày 14-11.
Mưa to, gió giật mạnh bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Quảng Nam từ trưa cùng ngày. Người dân được yêu cầu không ra đường kể từ 15 giờ. Đến đầu buổi chiều, toàn tỉnh đã sơ tán 18.636 hộ với 58.259 người. Điều đáng lo ngại là hiện tại, các hồ thủy lợi, thủy điện ở Quảng Nam đều đã đầy nước. Trong khi đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 12, đến ngày 14-11, nước trên sông Vu Gia, Thu Bồn vẫn chưa kịp rút; nguy cơ cao ngập lụt, lũ quét, sạt lở tiếp tục xảy ra.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 13, trong ngày, UBND tỉnh Quảng Ngãi có công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó. Trong đó, yêu cầu UBND huyện đảo Lý Sơn thông báo và không để người dân ra khỏi nhà, nơi cư trú kể từ 12 giờ.
Lúc 14 giờ, ở Lý Sơn có mưa to, gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 12. Toàn huyện bị cúp điện, một số nhà dân bị tốc mái. Mưa bão cộng với triều cường đã làm sạt lở khu vực bờ biển tại cột mốc A 10 ở thôn đông, An Hải, uy hiếp nhiều hộ và các công trình cảng biển. Đến chiều cùng ngày, toàn huyện đảo Lý Sơn đã di dời gần 300 hộ với gần 1.000 người dân nằm trong vùng nguy hiểm.
Lực lượng biên phòng tỉnh Quảng Bình tổ chức sơ tán người dân trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Ảnh: HOÀNG PHÚC
Bộ đội giúp dân chằng chống nhà
Tại Quảng Bình, đến chiều tối, toàn bộ 6.564 tàu cá của ngư dân địa phương và 147 tàu cá ngoại tỉnh đã vào bờ tránh bão. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh này duy trì 100% quân số và 15 tàu, xuồng, canô, 15 ôtô các loại sẵn sàng tham gia ứng phó và tìm kiếm cứu nạn; triển khai 40 tổ với 190 cán bộ, chiến sĩ phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ chằng chống trên 245 nhà dân. Các đồn biên phòng đang phối hợp với chính quyền địa phương cương quyết di dời, sơ tán người dân ở các khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở, lũ ống, lũ quét đến các vị trí an toàn. Toàn tỉnh sơ tán hơn 20.000 hộ với hơn 76.000 người, hoàn thành trước 16 giờ ngày14-11.
Xử nghiêm thủy điện Thượng Nhật
Chiều 14-11, ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, đã ký công văn gửi Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các tỉnh miền Trung, đề nghị tổ chức kiểm tra, rà soát việc thực hiện các quy định về tích nước, vận hành cũng như các phương án bảo đảm an toàn công trình thủy điện và hạ du hồ chứa theo quy định. Đối với trường hợp thủy điện Thượng Nhật tích nước trái quy định, đề nghị tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ đạo xử lý nghiêm.
Thủy điện Thượng Nhật chưa được cấp phép tích nước nhưng chủ đầu tư nhiều lần tự ý tích nước hồ, gây nguy hiểm cho vùng hạ du, nhất là trong thời điểm bão lũ. Ngay trong sáng 14-11, Công an huyện Nam Đông, tỉnhThừa Thiên – Huế cử lực lượng giám sát việc xả nước về hạ du, không cho thủy điện này tích nước trái phép. Q.Nhật
Bão Vamco đổ bộ miền Trung rạng sáng mai
Tối 14/11, tâm bão cách Đà Nẵng-Thừa Thiên Huế khoảng 130 km, cách Quảng Trị 270 km về phía đông đông nam.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết sức gió mạnh nhất của bão hiện 115 km/h, cấp 11, giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 170 km tính từ tâm bão.
Trong sáng mai, bão theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15-20 km/h. Đến 7h ngày 15/11, tâm bão trên vùng bờ biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, sức gió mạnh nhất 90 km/h, cấp 8-9, giật cấp 11.
Dự kiến hướng đi và vùng ảnh hưởng của bão. Ảnh: NCHMF
Những giờ tiếp theo, bão theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15-20 km/h, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 19h, trung tâm vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào, sức gió mạnh nhất dưới cấp 6 (dưới 40 km/h).
Đài khí tượng Nhật Bản cho biết hiện bão mạnh 157 km/h, giật 222 km/h, sáng mai khi bão vào gần đất liền sức gió mạnh nhất 120 km/h, giật 176 km/h. Đài hải quân Mỹ dự báo sớm mai bão mạnh 166 km/h, khi vào sát đất liền giảm còn 120 km/h.
Tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; trên đất liền ven biển Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ mưa to với lượng mưa phổ biến 50-100 mm.
Vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, huyện đảo Lý Sơn, đảo Cù Lao Chàm) có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11 , giật cấp 14; sóng biển cao 6-8 m.
Vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) gió Đông Bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 2-4 m. Ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có khả năng nước dâng do bão cao 0,5-1 m. Nguy cơ ngập úng xảy ra ở vùng trũng thấp ven biển, cửa sông, đầm phá tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng.
Trên đất liền từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Nam gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng ven biển có nơi cấp 10, giật cấp 12.
Từ đêm nay đến ngày 16/11, Nam Nghệ An đến Quảng Nam có mưa to với lượng từ 100-200 mm, có nơi trên 300 mm; ở Thanh Hóa, phía Bắc Nghệ An và Quảng Ngãi có mưa to với lượng mưa từ 50-150 mm/ đợt.
Trước đó, bão Etau đổ bộvào Phú Yên - Khánh Hòa hôm 10/11 mang theo mưa gió cấp 7 làm chết hai người. Trong tháng 10, miền Trung hứng chịu 4 cơn bão và một áp thấp nhiệt đới.Ba đợt lũcùng 13 vụ lở núi trong tháng qua làm 159 người chết, 71 người khác mất tích.
Để ứng phó bão Vamco, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi rà soát, chuẩn bị sơ tán hơn 460.000 người dân.
Người dân hối hả gia cố nhà cửa trước bão Vamco Miền Trung ứng phó trước khi bão đổ bộ
Thừa Thiên - Huế thực hiện nghiêm túc các phương án phòng, chống bão số 13 Công tác ứng phó với bão số 13 đang được tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai tích cực, khẩn trương. UBND tỉnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc các phương án phòng, chống bão, không được chủ quan, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai. Nhiều xã ở huyện Quảng Điền bị ngập lụt sâu, trên...