Miền Trung dồn dập đón bão
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, sáng qua 27-9, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão. Cơn bão số 21 hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương, và là cơn bão số 10 hoạt động trong vùng Biển Đông, có tên quốc tế Wutip – tên do Ma Cao (Trung Quốc) đề cử, có nghĩa là con bướm.
Để tránh nguy hiểm, người dân không được ở lại trên tàu thuyền khi bão đổ bộ
Hôm qua, bão số 10 chủ yếu di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc. Đến 16h cùng ngày, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 116 độ Kinh Đông, bão ở cuối cấp 8, đầu cấp 9.
Dự báo, trong 2 ngày tới (ngày 28 và 29-9), bão số 10 có hướng di chuyển rất dích dắc, lúc theo hướng Tây Tây Bắc, lúc chuyển hướng Tây Tây Nam và di chuyển rất chậm, từ 5-10km/h, thậm chí đứng yên. Tuy nhiên, bão sẽ tiếp tục mạnh thêm khi tiến gần bờ biển nước ta. “Từ chiều và đêm 29, bão số 10 sẽ quét qua quần đảo Hoàng Sa, khi này bão đạt cấp 10, 11. Sau đó, bão sẽ di chuyển rất nhanh, từ 20-25km/h và hướng vào đất liền. Khả năng bão số 10 đổ bộ trực tiếp vào nước ta là rất lớn”, ông Bùi Minh Tăng nhận định. Song, hiện rất khó để xác định vùng bão đổ bộ, vì hơn 3 ngày nữa bão mới tiếp cận đất liền. Khu vực đổ bộ được dự báo còn rất phân tán, nhiều khả năng khu V và Nam khu IV là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Trong khoảng ngày 30-9 và 1-10, bão sẽ đổ bộ vào bờ, nhưng chưa xác định được cụ thể thời điểm nào trong ngày. Khi đổ bộ, bão đạt khoảng cấp 9-10.
Video đang HOT
Theo ông Bùi Minh Tăng, bão số 10 sau khi đổ bộ sẽ gây mưa tương đối lớn với vùng mưa rộng, mở tận ra phía Bắc như Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và kéo dài 3-4 ngày. Ngoài ra, do ảnh hưởng của bão số 8 và gió mùa Tây Nam, vùng Trung và Nam Lào đã có mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 200-300mm, một số nơi từ 700-800m khiến mực nước lũ sông Cửu Long đang lên rất nhanh. Hiện, khu vực Tân Châu, Châu Đốc (An Giang), mực nước đã trên báo động II. Giám đốc Trung tâm DBKTTV Trung ương lo ngại, nếu lũ thượng nguồn kết hợp mưa sau bão số 10 thì khả năng lớn sẽ xảy ra lũ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mực nước lũ có thể xấp xỉ hoặc trên báo động III.
Trước diễn biến của bão số 10, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát lưu ý các Bộ ngành và địa phương cần tiếp tục kêu gọi, hướng dẫn tàu cá, vận tải đang hoạt động thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Trong đó, vùng nguy hiểm trong 2 ngày tới được xác định từ Vĩ tuyến 14 đến 18. Đặc biệt, khi bão đi ngang qua khu vực quần đảo Hoàng Sa đạt cấp 11, có thể gây vỡ, chìm tàu thuyền. Vì vậy, ông Cao Đức Phát lưu ý, người dân không được ở lại trên tàu thuyền khi bão đổ bộ.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương theo dõi sát diễn biến và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão như sơ tán dân, chằng chống nhà cửa, cắt cây tỉa cành tránh tai nạn khi bão vào đất liền. Các tỉnh Bắc Trung bộ chuẩn bị sẵn sàng đề phòng mưa lớn gây lũ, ngập úng. Đặc biệt, tại khu vực miền Trung, vấn đề lớn nhất là việc kiểm soát các hồ chứa thủy điện và thủy lợi. “Đề nghị Tập đoàn điện lực Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng và có kế hoạch điều tiết nước phù hợp; phối hợp với các địa phương để thông báo, hướng dẫn cho nhân dân, tránh tình trạng xả lũ khiến người dân bất ngờ, cuộc sống bị ảnh hưởng”.
Trong khi đó, BCĐ PCLB cho biết, các hồ thủy điện khu vực miền Trung hiện có hồ sông Tranh đang mở các cửa xả tràn, mực nước hiện tại là 141,58, cao trình ngưỡng tràn là 161m. Có 12 hồ đang xả điều tiết như A Lưới, A Vương, sông Ba Hạ, Srêpốk 3, Sê San 3, Sê San 4…
Còn về mực nước các hồ thủy lợi từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế đang tích nước phổ biến ở mức 70-100% so với thiết kế. Các hồ Tây Nguyên đang ở mức tương đối cao, phổ biến trên 80% dung tích thiết kế, một số hồ đang xả lũ như A Yun Hạ (Gia Lai), K rông Búc Hạ (Đắk Lắk). Các hồ đang tràn tự do là Đạ Hàm, Đạ Tẻ, Tuyền Lâm (Lâm Đồng).
Theo ANTD
Đêm nay Quảng Ninh, Hải Phòng có mưa lớn
Bão số 7 sẽ gây mưa lớn kéo dài ở vùng núi phía đông bắc. Cơ quan phòng chống lụt bão yêu cầu không để khách du lịch qua đêm trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) những ngày có bão.
Hiện bão số 7 tiếp tục di chuyển chậm về phía bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, đến 4h sáng nay (14/8), tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 112,5 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 220 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14, giật cấp 16, cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Đến 4 giờ ngày 15/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,7 độ Vĩ Bắc; 110,1 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi sâu vào đất liền thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10 km sau đó suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía Tây Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Cơ quan chức năng yêu cầu không để khách du lịch qua đêm trên vịnh Hạ Long những ngày có bão
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Thanh Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng TƯ nhận định, bão số 7 đã có diễn biến mới. Dự báo sau khi đổ bộ vào đất liền thuộc Trung Quốc bão sẽ di chuyển theo hướng áp sát xuống biên giới suy yếu thành áp thấp nhiệt đới hoặc vùng áp thấp và hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn cho 4 tỉnh phía đông bắc là Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng từ đêm nay. Dự báo vùng mưa sẽ lan rộng ở khu vực vùng núi phía bắc với lượng 200-300mm và sẽ kéo dài liên tục khoảng 4 ngày.Khu vực Hà Nội chỉ diễn ra mưa vừa chứ không dữ dội như đợt mưa do bão số 6 gây ra.
Cơ qua khí tượng cũng cảnh báo, do ảnh hưởng của bão số 7, từ trưa mai (15/8), vịnh Bắc Bộ sẽ có gió mạnh cấp 6, riêng phía bắc vịnh lên tới cấp 9. Trước sự thay đổi tầm ảnh hưởng của bão số 7, tại cuộc họp khẩn của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão TƯ diễn ra chiều qua 13/8, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương vùng núi phía đông bắc hết sức cảnh giác với mưa lớn kéo dài gây ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. Với các địa phương ven biển ông Phát đề nghị các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định tập trung kêu gọi tàu thuyền trên vịnh vào nơi trú tránh. Ông Phát yêu cầu từ đêm 13/8 các tàu du lịch ở Quảng Ninh không để khách du lịch ngủ đêm trên vịnh Hạ Long, tránh giông lốc cục bộ xuất hiện từ vùng đĩa mây của bão.
Theo báo cáo từ các địa phương, tính đến chiều 13/8, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Cà Mau đã thông báo về bão số 7 và hướng dẫn nơi trú cho hơn 77 nghìn phương tiện hơn 320 nghìn người và 1300 lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản ven biển. Utor là cơn bão thứ 7 hoạt động trên Biển Đông và là cơn bão thứ 3 trong tháng 8 (chưa kể một áp thấp nhiệt đới). Đây cũng là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm tới nay.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Quảng Ninh - Hải phòng chịu ảnh hưởng bão số 7 Đi sâu vào đất liền của Trung Quốc, bão số 7 vẫn tiếp tục càn quét mạnh. Dự báo các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng cũng chịu ảnh hưởng của bão; toàn miền Bắc nước ta sẽ có mưa lớn. Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, đến 4h sáng nay (13/8), tâm bão...