Miền Trung đối phó lũ chồng lũ
Mưa lớn khiến vùng “rốn” lũ Quảng Ngãi và Bình Định nước lại dâng lên, đẩy người dân vào tình cảnh chồng chất khó khăn.
Sáng 17.11, nước lũ vẫn chia cắt nghiêm trọng nhiều địa phương H.Điện Bàn (Quảng Nam) – Ảnh: Hoàng Sơn
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão – Tìm kiếm cứu nạn (PCLB – TKCN) Quảng Ngãi, tối 16.11 trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa, có nơi mưa rất to. Mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về, lũ các sông lên trở lại. Nhiều khu vực vùng hạ lưu sông Vệ thuộc các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức tiếp tục bị ngập sâu vào sáng 17.11, rơi vào cảnh cô lập nhiều ngày.
Tại các huyện miền núi Ba Tơ, Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây… mặc dù chính quyền địa phương huy động nhân lực, phương tiện tập trung khắc phục tình trạng sạt lở núi, gây ách tắc giao thông nhưng do khối lượng đất đá tràn xuống mặt đường quá lớn, bị sạt lở quá nhiều điểm nên đến chiều 17.11 nhiều bản làng vùng cao vẫn còn bị cô lập. Riêng huyện miền núi Ba Tơ, đến sáng 17.11 cả huyện vẫn còn mất điện.
Tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các ngành, các địa phương dồn toàn lực để khắc phục hậu quả mưa lũ, xử lý môi trường, khử khuẩn nguồn nước. Ngoài việc hỗ trợ mì tôm, nước uống, tỉnh còn xuất 30 tấn gạo để cứu đói cho người dân bị thiệt hại nặng do bão lũ.
Theo thống kê các huyện, thành phố, ngoài 13 người chết và mất tích, 19 người bị thương, đợt mưa lũ lịch sử này còn gây thiệt hại nặng về tài sản của người dân: hơn 9.000 tấn hạt giống, 18.738 tấn lương thực bị ướt, nước cuốn trôi; 3 tàu cá của ngư dân bị chìm; 203 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi… nhiều gia đình rơi vào cảnh trắng tay, cuộc sống đang đối mặt với khốn khó, đang cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.
Hoang mang vì tin hồ thủy lợi xả lũ
Hôm qua, nhiều người dân Bình Định đang khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt thì bất ngờ nghe tin hồ Định Bình (hồ thủy lợi lớn nhất Bình Định) xả nước, lũ sẽ dâng cao trở lại. Sáng 17.11, nhiều loa phát thanh trên địa bàn H.Tây Sơn thông báo hồ Định Bình xả lũ, mực nước trên sông Côn sẽ dâng cao. Tại thôn Tả Giang 1 (xã Tây Giang, H.Tây Sơn), loa phát thanh liên tục thông báo nước lũ sẽ dâng cao trong vài giờ đến, yêu cầu người dân sơ tán tài sản, người già, trẻ em đến nơi an toàn, sẵn sàng đối phó với lũ.
Ông Đỗ Văn Sỹ, Phó chủ tịch UBND H.Tây Sơn, cho biết lãnh đạo huyện cũng liên tục nghe các cuộc điện thoại của người dân gọi đến hỏi chuyện hồ Định Bình xả nước gây lũ lớn. Tuy nhiên, UBND H.Tây Sơn chưa nhận bất kỳ thông báo nào của UBND tỉnh Bình Định về việc này mà chỉ thông báo trên đầu nguồn mưa lớn, có khả năng nước sông Côn sẽ dâng lên. Đến chiều tối qua, nước sông Côn tại Tây Sơn đã dâng lên 1 m so với trưa cùng ngày.
Video đang HOT
Tối 17.11, Ban PCBL – TKCN tỉnh Bình Định cho biết toàn tỉnh đã có 16 người chết và mất tích do lũ cuốn. Hàng trăm nhà cửa, lớp học bị sập và hư hỏng, gần 100 ha lúa bị mất trắng, hàng ngàn gia súc, gia cầm bị chết… Đêm 16.11 và sáng 17.11, khu vực tỉnh Bình Định đã có mưa, có nơi mưa vừa mưa to. Mực nước trên các sông trong tỉnh đang lên lại và dao động ở mức báo động 1 – 2. Hiện tại, 6 hồ chứa nước bị xói lở đập, hàng chục ngàn km đê sông, kè, kênh mương bị vỡ, sạt lở, uy hiếp nhiều khu vực dân cư. Theo Ban PCBL – TKCN tỉnh Bình Định, đã có 100 hồ đầy nước và qua tràn. Tuyến giao thông trên QL1A, đoạn qua TX.An Nhơn vẫn bị ngập sâu từ 1,2 đến 1,4 m; tuyến đường nối QL1A đến sân bay Phù Cát bị tắc đường do ngập nước nên các tuyến bay từ Quy Nhơn bị đình trệ. Ngoài ra, nhiều tuyến tỉnh lộ vẫn bị ngập và sạt lở, hàng chục cây cầu bị đứt gây chia cắt. Trong đó, cầu Bình Định nằm trên QL1A đoạn qua TX.An Nhơn bị sập, đứt đường đầu cầu đến 50 m, hiện vẫn chưa khắc phục được…
Nhiều vùng còn bị chia cắt
Ngày 17.11, nước lũ đang xuống nhưng với tốc độ rất chậm khiến nhiều địa phương tại Quảng Nam vẫn ngập chìm trong nước, giao thông bị chia cắt. Tuyến ĐT 609 nối thị trấn Vĩnh Điện (H.Điện Bàn) với Ái Nghĩa bị chia cắt bởi 2 đoạn ngập sâu. Trong khi đó, tuyến đường vào thôn Kỳ Lam (xã Điện Thọ), nước lũ vẫn dâng cao và chảy rất xiết khiến vùng này vẫn bị cô lập. Cuối giờ chiều, nước lũ vẫn còn chia cắt các xã như Đại Lãnh, Đại Hồng, Đại Hưng…
Tại H.Nam Trà My, hàng ngàn khối đất đá sạt lở xuống trục đường giao thông khiến nhiều xã tại huyện này bị cô lập. Nước lũ cũng cuốn trôi cầu treo vào thôn 4 (xã Trà Linh). Tại H.Nông Sơn, các tuyến đường ĐT 610, ĐT 611 nhiều đoạn vẫn còn bị ngập sâu trong nước trên 0,5 m. Hàng trăm ngôi nhà ở các phường: Cẩm Phô, Cẩm Nam, Cẩm Kim (TP.Hội An) còn ngập nước.
Tại H.Bắc Trà My, tối 16.11 ta luy dương trên tuyến đường tây, tại khu vực tổ Đàn Bộ (thị trấn Trà My) xuất hiện một điểm lở núi với khối lượng hàng ngàn khối đất đá, khiến 3 hộ dân trong khu vực phải di dời khẩn cấp. Nghiêm trọng hơn, vết sạt lở này cách trụ điện cao thế (thuộc đường dây truyền tải điện 220 KV) từ Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 về TP.Tam Kỳ chỉ khoảng 10 m.
Ngày 17.11, Quảng Nam ghi nhận thêm 1 trường hợp bị mất tích do mưa lũ. Nạn nhân là bà Phạm Thị Lan (73 tuổi, trú khối 6, thị trấn Vĩnh Điện, H.Điện Bàn), do sẩy chân bị nước cuốn trôi.
Tạm thông QL24 và đèo An Khê Chiều 17.11, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Kon Tum Huỳnh Tấn Phục cho biết đã tạm thông tuyến QL24 nối tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi cho xe máy và ô tô con đi lại. Trong khi đó, ông Đặng Văn Minh, Giám đốc Sở GTVT Quảng Ngãi, cho biết QL24 đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi đã thông, nhưng do chiếc cầu tại Km 10 còn tạm thời nên chỉ ô tô con đi qua được. QL19 đoạn qua đèo An Khê thuộc địa phận H.Phú Phong (Bình Định) từ ngày 15.11 đến nay vẫn tiếp tục sạt lở nặng tại nhiều điểm. Dù đã được khắc phục một phần nhưng hiện nhiều điểm trên đèo vẫn có nguy cơ sạt lở cao, các phương tiện lưu thông còn gặp nhiều khó khăn. Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây nguyên dự báo đêm 17.11, mực nước trên sông Ayun, sông Ba tiếp tục có xu hướng tăng, thủy điện An Khê – Kanat xả lũ với lưu lượng 900 m3/giây nên mực nước trên sông Ba vẫn trên mức báo động 2.
Theo TNO
Mưa lũ miền Trung vẫn diễn biến phức tạp
Cơn lũ lịch sử đã làm hàng chục người chết, trên 100 nghìn ngôi nhà bị ngập... và được đánh giá đang diễn biến phức tạp, nhiều khu vực vẫn bị cô lập.
Mưa lũ đổ về bất ngờ, nhiêu nơi ở miền Trung bị cô lập, người dân phải dùng thuyền đi lại. Ảnh: Nguyễn Đông
Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung và Tây Nguyên cho biết, tính đến 22h ngày 16/11, đã có 24 người chết do lũ. Trong đó, riêng tỉnh Bình Định đã có đến 12 người; 8 người ở Quảng Ngãi, 2 người ở Quảng Nam, 1 người ở Kon Tum và 1 người ở Gia Lai. Con số này chênh lệch so với ghi nhận của VnExpress tại các địa phương là 29 người.
Ngoài ra, cơn lũ vượt mốc lịch sử năm 1999 đã làm đổ sập và cuốn trôi 53 ngôi nhà ở Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa; 166 ngôi nhà bị tốc mái, khoảng 110.000 nhà từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận bị ngập; hơn 1.000 ha lúa và 691 ha hoa màu bị ngập úng, hư hỏng.
Các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên đã tiến hành sơ tán hơn 19.000 hộ dân với gần 79.000 người từ các vùng ven biển, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, trũng thấp... đến nơi ở an toàn. Riêng Quảng Ngãi di dời hơn 16.000 hộ với gần 67.000 người.
Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung và Tây Nguyên nhận định hiện mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp. Bình Định là tỉnh gánh chịu nặng nề nhất với hơn 98.000 nhà bị ngập. Trong đó, huyện Tuy Phước ngập 80% diện tích, nhiều xã bị nước lũ chia cắt, cô lập. Mưa lớn cũng gây lũ quét tại các xã An Dũng, An Vinh, An Nghĩa, An Toàn, An Quang (huyện An Lão). Toàn bộ hệ thống đê Đông bị ngập (42/47km), độ sâu ngập trung bình 0,5 m, chỗ sâu nhất 1 m.
Tại Quảng Nam, các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và TP Hội An ngập trên diện rộng. Ở Quảng Ngãi, 40 xã tại lưu vực các sông Vệ, Trà Khúc, Trà Câu, Trà Bồng trên địa bàn các huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi, Đức Phổ, Bình Sơn chìm trong nước, nhiều nơi bị cô lập.
Cầu đường bộ La Hai bị chìm sâu trong nước lũ, giao thông ngưng trệ hoàn toàn. Ảnh: Chí Phan
Tại Phú Yên, đến chiều 16/11, lượng mưa đã giảm nhưng lũ vẫn còn uy hiếp vùng hạ lưu sông Ba. Thủy điện Sông Ba Hạ đang xả lũ với lưu lượng hơn 3.700 m3/giây. Ông Phạm Đình Phụng, Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa cho biết đã sẵn sàng bố trí người và phương tiện chủ động di dời dân vùng ven sông Ba đến vùng cao toàn khi có lũ quét xảy ra. Trong đó đặc biệt chú ý đến các khu dân cư Thạnh Hội (xã Sơn Hà) và Bãi Điều (thị trấn Củng Sơn). Lực lượng xung kích được phân công ứng trực tại các cầu tràn, khu vực thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất, đá để kiểm soát người và phương tiện qua lại.
Theo Phó chủ tịch huyện Sông Hinh Trần Thanh Định, lực lượng cứu hộ vẫn thường xuyên trực chiến tại các điểm xung yếu, chủ động hỗ trợ dân khi có lũ lớn. "Huyện đã bố trí người, ca nô và các phương tiện cứu hộ ứng trực 24/24 tại các khu dân dân cư gần bờ sông Ba, như Sơn Giang, Đức Bình Tây, Đức Bình Đông để sẵn sàng di dời người và tài sản của dân đến nơi an toàn. Đài Truyền thanh huyện và xã liên tục phát đi các bản tin dự báo tình hình mưa lũ và phương án phòng chống để nhân dân chủ động nắm bắt", ông Định cho biết.
Tại huyện Đồng Xuân, nước sông Kỳ Lộ từ từ rút chậm ở mức an toàn nên 531 hộ dân trong vùng sạt lở, trũng thấp di dời từ ngày hôm trước lần lượt trở về nơi ở. Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, nhiều cầu tràn trên các con đường bê tông đấu nối giữa ĐT641 với các thôn của các xã Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc nước vẫn ngập sâu gần 1 m, một số khu dân cư chưa hết cô lập. Cầu La Hai (cũ) ngập hơn 0,5 m, nước lũ chảy xiết nên giao thông ngừng trệ; người và phương tiện phải lội nước vòng qua đường Lương Văn Chánh về cầu La Hai (mới) để ra vào trung tâm huyện lỵ.
Sạt lở ăn sâu vào lòng Quốc lộ 19 của Gia Lai. Ảnh: Chí Dũng
Đến cuối ngày, trên địa bàn Gia Lai mưa đã giảm nhưng tình hình lụt vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi. Quốc lộ 19, đèo An Khê, đoạn đường dài khoảng 500 m nằm phía địa phận Bình Định bị sạt lở nhiều điểm, ăn sâu vào lòng đường. Hàng ngàn m3 đất đá đổ ập xuống dưới, bờ kè bê tông và taluy chắn hai bên của quốc lộ 19 đèo An Khê cùng nhiều bảng hiệu bị chôn vùi dưới đất đá nham nhở.
Trên đèo An Khê có tất cả 21 điểm sạt lở, trong đó có 6 điểm nghiêm trọng nên việc lưu thông của các phương tiện gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm, chỉ lưu thông một chiều. Từng đoàn xe dài vẫn nối đuôi nhau khi qua đây.
Hiện lũ các sông từ Thừa Thiên Huế đến bắc Khánh Hòa đang xuống chậm và còn ở mức từ báo động 2 đến báo động 3. Riêng hạ lưu sông Ba (Phú Yên), do xả lũ của hồ thủy điện Sông Ba Hạ nên mực nước đang lên lại.
Nhiều nơi ở miền Trung vẫn bị chia cắt. Ở phố cổ Hội An, người dân phải vất vả trèo qua hàng rào về nhà ngập nước lũ. Ảnh: Nguyễn Đông
Các hồ thuỷ điện đã giảm lượng xả. Lúc 21h ngày 16/11 đã có 13 hồ thủy điện xả tràn, 6 hồ xả với lưu lượng lớn hơn 400m3/s. Cụ thể, Sông Tranh 2 xả 1.682m3/s; Sông Ba Hạ xả 3.500m3/s; Ya Ly xả 1.096m3/s; Sê San 3 xả 1.013m3/s; Sê San 4 xả 1.273m3/s; Sê San 4A xả 1.724m3/s.
Theo VNE
Đà Nẵng sẽ sơ tán 55.000 dân trước khi bão số 11 vào đất liền Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Đà Nẵng cho biết, thành phố sẽ sơ tán khoảng 11.000 hộ với 55.000 dân trước 12h trưa 14-10, trong đó phương châm sơ tán tại chỗ là chính, trước khi bão số 11 đổ vào thành phố. Đà Nẵng hiện còn 52 phương tiện tàu thuyền với 511 lao động...