Miễn trách nhiệm hình sự có phải là không phạm tội không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành có quy định về trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự. Vậy miễn trách nhiệm hình sự có phải là không phạm tội không?
Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định được quy định trong luật hình sự Việt Nam. Xác định đúng đắn nội dung, điều kiện và thủ tục miễn trách nhiệm hình sự có ý nghĩa lớn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng.
Trước hết để hiểu rõ nội dung của miễn trách nhiệm hình sự cần phải làm rõ nội dung trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý mà người phạm tội phải chịu trước Nhà nước do việc thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Trách nhiệm hình sự do Tòa án, nhân danh Nhà nước áp dụng và được thể hiện bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật cũng như hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với người phạm tội ghi trong bản án đó.
Như vậy cơ sở của trách nhiệm hình sự phải là hành vi phạm tội của người phạm tội và trách nhiệm hình sự chỉ có thể do Tòa án, nhân danh Nhà nước, áp dụng. Thời điểm mà người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự là thời điểm bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Trong trường hợp bản án kết tội của Tòa án có tuyên hình phạt đối với người phạm tội thì trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải chịu không chỉ thể hiện ở bán án kết tội mà Tòa án, nhân dân Nhà nước, tuyên mà còn thẻ hiện ở việc người phạm tội phải bị chấp hành hình phạt.
Trong những trường hợp vì những lý do đáng được khoan hồng đặc biệt, mặc dù Tòa án kết tội nhưng trong bản án kết tội lại tuyên miễn hình phạt đối với người phạm tội thì trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải chịu chỉ giới hạn ở phạm vi bị kết tội, tức là bị sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội mà người đó thực hiện thông qua bản án kết tội của Tòa án.
Cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ cơ sở của trách nhiệm hình sự, tức là hành vi phạm tội của người phạm tội, song do có những điều kiện mà luật định để có thể được miến trách nhiệm nên người phạm tội trong trường hợp dó được miễn trách nhiệm hình sự. Như vậy miễn trách nhiệm hình sự chỉ có thẻ áp dụng đối với người phạm tội. Không thể miễn trách nhiệm hình sự đối với người không phạm tội hoặc không đủ căn cứ để xác định được hành vi của người đó là hành vi phạm tội.
Miễn trách nhiệm hình sự có phải là không phạm tội không?
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự thì miễn trách nhiệm hình sự là việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho người phạm tội “nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”.
Video đang HOT
Miễn trách nhiệm hình sự còn được áp dụng đối với “trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm” hoặc “khi có quyết định đại xá”.
Như vậy, người được miễn trách nhiệm hình sự là người có hành vi phạm tội nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp nhất định chứ không phải người không phạm tội. Việc miễn trách nhiệm hình sự có thể do cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án áp dụng (tùy theo từng giai đoạn của vụ án).
Ngược lại với trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, theo quy định tại Điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự thì “đình chỉ vụ án” là một biện pháp tố tụng, do Viện kiểm sát áp dụng “khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự”.
Đó là các trường hợp: người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trong những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại; không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác…
Như vậy, người được đình chỉ vụ án có thể là người không phạm tội (không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm) hoặc cũng có thể là người có hành vi phạm tội nhưng vì những lý do khách quan nhất định (như chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự…) mà được đình chỉ các biện pháp tố tụng đối với hành vi mà họ đã thực hiện.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tử hình kẻ phóng hỏa giết 3 mạng người trong một gia đình
Sáng 24/9, tại UBND xã Trung Thành Tây (Vũng Liêm), TAND tỉnh Vĩnh Long mở phiên tòa sơ thẩm xét xử lưu động đối với Trần Quốc Gia (SN 1977, ngụ thị xã Bình Minh, Vĩnh Long) - hung thủ gây ra vụ phóng hỏa giết 3 mạng người gây xôn xao dư luận.
Ngay từ sáng sớm, tại Hội trường UBND xã Trung Thành Tây đã có hàng trăm người tập trung để xem xét xử vụ án phóng hỏa khiến 3 người trong gia đình chết cháy gây xôn xao dư luận ở địa phương.
Bà Nguyễn Thị Bé Bảy, ngụ xã Trung Thành Tây (Vũng Liêm, Vĩnh Long) cho biết: "Từ trước đến giờ, đây là lần đầu tiên ở địa phương xảy ra vụ án chấn động như vậy nên ai cũng bức xúc, muốn đến coi mặt hung thủ như thế nào. Tôi đến đây từ rất sớm nhưng đông quá nên phải đứng ở ngoài để theo dõi".
Người dân đứng kín cửa ra vào để theo dõi phiên xử
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long, vào khoảng năm 2012, bị cáo Trần Quốc Gia, SN 1977 (ngụ ấp Đông Hậu, Đông Bình, thị xã Bình Minh) quen biết với Nguyễn Thị Diễm Xuân, SN 1993 (ngụ ấp Trung Hậu, Trung Thành Tây, Vũng Liêm) và yêu thương nhau.
Trong thời gian này, Xuân có xảy ra mâu thuẫn với anh Nguyễn Đức Thắng (37 tuổi, anh ruột mình) nên lên TP Hồ Chí Minh làm việc. Những lần cự cãi đều có mặt của Gia nên Thắng cũng không thích, có lần chửi, dọa đánh. Vì vậy, Gia nảy sinh ý định giết anh Thắng.
Người dân ngồi nghe bên ngoài phòng xét xử
Ngày 25/5, Gia ra chợ Đông Bình mua 1 can nhựa 10 lít, 1 xô nhựa rồi mua 4 lít xăng cho vào can để đem ra rẫy cất giấu. Đến tối cùng ngày, Gia ra tiệm tạp hóa mua quẹt gas, bông gòn rồi thuê xe ôm chở đến xã Trung Thành Tây, huyện Vũng Liêm.
Phòng xử án chật kín người theo dõi
Khi đến xã Trung Thành Tây, Gia mang thùng nhựa, bông gòn... theo bờ đê để vào nhà anh Thắng. Đến khoảng 1h30 ngày 26/5, Gia đổ xăng từ can ra xô nhựa, dùng cây quấn bông gòn rồi phóng hỏa đốt nhà anh Thắng sau đó bỏ chạy.
Khoảng 1h50, người dân ấp Trung Hậu nghe tiếng kêu cứu từ chòi của anh Thắng nên chạy đến và phát hiện căn nhà đang bốc cháy. Lúc này, anh Thắng chạy ra khỏi đám cháy trên người bị bỏng nặng đứng bên ngoài kêu cứu và nói còn vợ con ở trong nhà nhờ mọi người cứu.
Gia đình bị hại khóc nức nở đem di ảnh 3 nạn nhân đến dự phiên tòa
Sau khi dập tắt được lửa, mọi người phát hiện chị Đặng Thị Thúy (SN 1982, vợ anh Thắng) và cháu Nguyễn Ngọc Hân (SN 2011, con anh Thắng) đã chết bên trong. Riêng anh Thắng được mọi người đưa đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) nhưng đã tử vong vào sáng 27/5.
Quá trình điều tra, Gia đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình phù hợp với hiện trường và kết quả điều tra.
Tại phiên tòa, bị cáo Gia thừa nhận hành vi phạm tội của mình và xin lỗi gia đình 2 bên bị hại về những gì đã gây ra, đồng thời muốn giảm nhẹ tội để có cơ hội khắc phục hậu quả mà mình đã gây ra để trở thành công dân tốt cho xã hội.
Gia đình ông Nguyễn Văn Ni (cha ruột anh Thắng) yêu cầu bồi thường chi phí mai táng, tổn thất tinh thần hơn 225 triệu đồng và tiền thiệt hại tài sản hơn 11,2 triệu đồng; ông Đặng Bá Nghiệp (cha ruột chị Thúy) đại diện hợp pháp cho con gái yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần 69 triệu đồng. Ngoài ra, ông Nghiệp yêu cầu tòa xử bị cáo gia hình phạt cao nhất của luật hình sự là tử hình.
Bị cáo Gia tại phiên tòa
Đại diện Viện kiểm sát đưa quan điểm cần xét xử nghiêm minh để tạo công bằng cho xã hội. Bởi vì đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng gây bất ổn tình hình an ninh trật tự xã hội ở địa phương, gây phẫn nộ trong nhân dân nên hội đồng xét xử cần đưa ra mức án cao nhất là tử hình với 2 tội danh hủy hoại tài sản và giết người.
Xử vụ án hung thủ đốt chết 3 mạng người
Sau phần nghị án, TAND tỉnh Vĩnh Long tuyên phạt Trần Quốc Gia 1 năm tù về tội hủy hoại tài sản, tử hình về tội giết người, tổng mức hình phạt chung là tử tình.
Ngoài ra, bị cáo Gia còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tổn thất tinh thần cho gia đình 2 bên bị hại với số tiền gần 300 triệu đồng.
Minh Giang
Theo Dantri
Tử hình kẻ phóng hỏa giết 3 mạng người 1 trong gia đình Sáng 24/9, tại UBND xã Trung Thành Tây (Vũng Liêm), TAND tỉnh Vĩnh Long mở phiên tòa sơ thẩm xét xử lưu động đối với Trần Quốc Gia (SN 1977, ngụ thị xã Bình Minh, Vĩnh Long) - hung thủ gây ra vụ phóng hỏa giết 3 mạng người gây xôn xao dư luận. Ngay từ sáng sớm, tại Hội trường UBND xã...