Miền Trà Sơn Can Lộc – vùng đất xanh bốn mùa hoa trái
Trà Sơn được xác định là vùng kinh tế trọng điểm của huyện Can Lộc ( Hà Tĩnh). Nơi đây xưa rừng thiêng nước độc.
Trà Sơn nay hoa trái bốn mùa, như vẽ nên bức tranh một vùng nông thôn giàu đẹp, non nước hữu tình.
Từ buổi chân trần đi mở đất
Vùng núi Trà Sơn nằm ở phía Tây Nam của huyện Can Lộc, trải một vệt dài từ xã Thường Nga, qua các xã Phú Lộc, Gia Hanh, Thượng Lộc, Đồng Lộc, Mỹ Lộc đến Sơn Lộc. Đây là vùng bán sơn địa, rộng khoảng 6.000 ha, đất đai khá màu mỡ. Xưa nơi đây vốn rừng rú rậm rạp, hoang vắng. Thú dữ, rắn rết, vắt rừng, bọ chét và muỗi sốt rét đã ngăn bước chân người khai phá. Đầu thế kỷ trước, dọc phía tây Quốc lộ 15, hầu như chưa có nổi vài ba chục mái nhà…
Miền Trà sơn Can Lộc ngày nay trở thành “vựa” cam, bưởi nổi tiếng.
Bắt đầu từ những năm 1960 trở đi, huyện Can Lộc mới có chủ trương khai hoang vùng đất này. Các hợp tác xã vùng ven đều đưa xã viên lên xây dựng các trang trại tập thể để trồng khoai sắn, chè và chăn nuôi trâu bò. Các cán bộ, đảng viên trẻ được cử lên đây trước. Khi nông nhàn thì điều động thêm bà con xã viên tham gia sản xuất. Nhiều trại phát triển khá, trồng được nhiều hoa màu, thêm nhiều trâu bò được chăn thả.
Người nông dân Can Lộc vốn nuôi khát vọng xóa đói giảm nghèo, nay áo vải chân trần đi mở đất, lên với vùng kinh tế mới với tiềm năng rộng mở, mặc dù bước khởi đầu gặp muôn vàn gian lao, nhưng với sự cần cù, chịu khó, họ đã sớm chinh phục đất đai, đánh thức tiềm năng để phát triển kinh tế trên vùng đất mới.
Sau bước “khởi động” thuận lợi với hướng đi vững chắc, từ những năm 1970, huyện Can Lộc đề ra chủ trương di dân từ các xã lên làm ăn lâu dài ở vùng Trà Sơn, trong đó ưu tiên cho bà con các xã Hạ Can đất chật, người đông. Tuy nhiên, đến năm 1972, cũng chỉ có vài ba trăm hộ chịu ly quê, lên lập nghiệp ở vùng đất mới.
Thời kỳ Mỹ ném bom phá hoại (1965 – 1972), Quốc lộ 15A, đường chiến lược 70 chạy dọc Trà Sơn trở thành tọa độ lửa với những địa danh bất tử như: Cống 19, Cầu Bạng, Ngã ba Đồng Lộc, Khe Giao… Trong bom đạn, người Trà Sơn vẫn bám đất, bám làng, cùng bộ đội, thanh niên xung phong anh dũng chiến đấu, thông đường cho xe ra mặt trận.
Thời điểm sau năm 1975, phong trào di dân lên vùng Trà Sơn được phát động rộng khắp trên toàn huyện. Hàng ngàn hộ dân được chuyển lên sinh sống tại các khu đất đã được quy hoạch bài bản. Nhiều địa bàn xóm như: Lò Rèn, Vực Nâu (Sơn Lộc), Tân Bình (Gia Hanh), An Hùng (Thượng Lộc), Đất Đỏ (Thường Nga), Làng Lìm (Phú Lộc)… dần hình thành từ đây.
Khu du lịch sinh thái Cửa Thờ – Trại Tiểu đã được tỉnh phê duyệt với quy mô 198 ha.
Video đang HOT
Để giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên vùng đất mới, nhiều chủ trương, chính sách đã được huyện ban hành; nhiều kế hoạch kinh tế cụ thể được triển khai với tầm nhìn mới, cách làm quyết liệt, sáng tạo đã từng bước khơi dậy khát vọng vươn lên của người dân Trà Sơn.
Các công trình thủy lợi lớn như: Đập Khe Lang, đập Cơn Bạng, hồ Vực Trống, hồ Khe Thờ – Trại Tiểu… với sức chứa hàng chục triệu mét khối nước lần lượt được tiến hành xây dựng. Hàng chục tuyến đường vào khu kinh tế mới được hình thành, bê tông hóa, đường điện cũng được kéo vào tận các thôn xóm giúp người dân an cư lạc nghiệp.
Những năm từ 1990, huyện Can Lộc đã thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng cho các hộ dân. Từ đó, hàng ngàn vườn đồi, vườn rừng, trang trại lớn nhỏ trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi ra đời.
“Trà Sơn nay đất ấm chân người”
Từ buổi chân trần đi mở đất, nay Trà Sơn đã trở thành vùng đất ấm no, trù phú, là “thủ phủ” của các loại cây lâm nghiệp như: thông, cao su, keo lá tràm, cây ăn quả có múi như: cam, bưởi, chanh và hàng trăm khu trang trại chăn nuôi tổng hợp. Chúng tôi về thăm vùng Trà Sơn vào một ngày nắng đẹp. Xa xa đã thấy tháp chuông nhà thờ (thôn Tân Bình, xã Gia Hanh) sừng sững, tinh khôi màu sơn mới.
Kinh tế vườn đồi là thế mạnh của xã Thượng Lộc. Vùng đất này giờ đây không còn là cánh rừng cỏ dại hoang vu mà thay vào đó là những đồi cam vàng “bạc tỷ”. Ảnh: PV
Những ngôi nhà ngói khang trang ẩn hiện trong bạt ngàn màu xanh của cây trái. Đường làng xưa quanh co, lầy lội nay được thay bằng những con đường mới phẳng lỳ, sạch sẽ. Đất lành chim đậu, thôn Tân Bình với 35 hộ dân từ xã Bình Lộc di cư lên từ năm 1978, nay đã phát triển thành một khu dân cư trù mật với trên 100 hộ dân. Từ đói nghèo quay quắt, chặt củi đốt than chạy bữa từng ngày, nay nhà nhà thi đua làm vườn đồi, vườn nhà mà trở nên khá giả.
Như hộ ông Lê Xuân Hồng, được giao 30 ha đất rừng, gia đình ông tiến hành trồng keo, cứ năm sáu năm thu hoạch một lứa, bình quân thu về 50 triệu đồng/ha, tổng thu nhập 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra ông còn trồng hàng trăm cây cam và bưởi, mỗi năm cũng thu về hàng trăm triệu đồng. Ông Hồng tâm sự: “Nhờ tỉnh, nhờ huyện, gia đình tôi và bà con Tân Bình mới có cuộc sống đầy đủ như ngày hôm nay”.
Xã Thượng Lộc có tiềm năng đất đai dồi dào, thổ nhưỡng phong phú, khí hậu thuận hòa nên vài chục năm trở lại nay đã trở thành “thủ phủ cam” của vùng Trà Sơn. Cam Thượng Lộc nổi tiếng với sản phẩm cam đường ngọt lịm và cam giòn thơm ngon. Cả xã có trên 400 hộ trồng cam, ít thì dăm ba chục, nhiều thì đến cả hàng ngàn gốc. Mỗi năm sản lượng lên 500 – 600 tấn, doanh thu không dưới 15 tỷ đồng.
Điển hình như Hợp tác xã Gia Phúc của ông Lê Vạn Hải (thôn Đất Đỏ, xã Thường Nga) có diện tích lên đến 38 ha, được đầu tư lớn với số vốn hàng tỷ đồng theo hướng chuyên canh, bước đầu sản xuất trái cây đạt sản lượng cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động…
Khu chăn nuôi lợn tập trung 150 ha của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại tại thôn Làng Lìm (Phú Lộc), với quy mô trên 2.000 lợn nái bố mẹ, hàng vạn lợn thịt thương phẩm mỗi lứa, trở thành điểm sáng của công nghệ chăn nuôi tiên tiến, an toàn, hiệu quả. Nhiều trang trại, gia trại tổng hợp, vệ tinh đã tạo ra chuỗi cung ứng đa dạng, phong phú, dần thay thế lối chăn nuôi truyền thống, lạc hậu.
Thành công của vùng kinh tế Trà Sơn đã khẳng định bài học lớn về vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở Can Lộc, sự năng động, sáng tạo của các cấp chính quyền và tính hiệu quả thiết thực của các cơ chế, chính sách.
Doanh nhân trẻ Trần Đình Duẩn (SN 1990) đầu tư vườn lan quy mô 1,5 ha ở thôn Đô Hành, xã Mỹ Lộc, Can Lộc với mong muốn, vườn lan không chỉ tạo cảnh quan đặc sắc, giải quyết việc làm cho người lao động mà còn là điểm du lịch trải nghiệm của người dân. Ảnh: PV
Để nâng tầm vùng kinh tế Trà Sơn theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, an toàn, bền vững, hiệu quả, huyện Can Lộc đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã củng cố, nâng cao chất lượng các mô hình, gắn chuyên canh với thâm canh, bám sát thị trường, lấy hộ nông dân làm chủ thể, khai thác mạnh mẽ tiềm năng lợi thế, để cùng với sản xuất lúa, tạo thế hai chân vững chắc cho nền kinh tế thuần nông vươn lên tầm cao mới.
Rời Trà Sơn sau một ngày tham quan, tìm hiểu, chúng tôi thực sự vui mừng trước sức vươn mạnh mẽ của một vùng kinh tế mới và ấn tượng mãi với câu nói đầy tự hào của lão nông Lê Xuân Hồng: “Trà Sơn xưa chân trần đi mở đất, Trà Sơn nay, đất đã ấm chân người”.
Triệt xóa đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia từ "Tam giác vàng" vào Việt Nam (kỳ 9)
Trong thời gian qua, mặc dù các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã nỗ lực rất lớn trong phòng, chống ma túy trên tuyến biên giới và các địa bàn nội địa, song do nhiều nguyên nhân nên Điện Biên vẫn được đánh giá là tỉnh trọng điểm, phức tạp, nóng bỏng về tội phạm và tệ nạn ma túy.
Đối tượng phạm tội về ma túy ở Điện Biên thường là người dân tộc thiểu số. Công an tỉnh Điện Biên đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, kế hoạch đấu tranh triệt xóa những đối tượng được xem là "trùm" ma túy tại vùng biên ải này.
Nhận diện "trùm" ma túy vùng biên
Ngày 15/5/2019, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Điện Biên, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Điện Biên đã xây dựng kế hoạch số 140 về phòng ngừa, đấu tranh tội phạm lợi dụng hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu hợp pháp để mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia. Công an tỉnh Điện Biên đã triển khai các lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy nắm phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy từ khu vực "Tam giác vàng" qua Lào, Thái Lan, Campuchia đưa vào Việt Nam, tập kết tại các cơ sở kinh doanh, kho hàng thuê sẵn. Đồng thời, triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả các phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy.
Qua công tác nghiệp vụ, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy đã phát hiện thông tin đối tượng Vàng Nhìa Vảng (SN 1990, quốc tịch Lào) trú tại huyện Nam, tỉnh Luông Pha Băng, Lào, núp bóng doanh nghiệp kinh doanh hàng nông, lâm sản nhiều lần đến tỉnh Điện Biên để tìm kiếm đối tác làm ăn, mở rộng thị trường. Bí mật theo dõi những đối tượng mà Vảng tiếp xúc, trinh sát phát hiện thấy nổi lên đối tượng Thào A Bình (SN 1991, trú tại bản Gia Phú B, xã Na Tông, huyện Điện Biên). Gia đình Bình có nhiều người tham gia các hoạt động mua bán ma túy. Bố đẻ của Thào A Bình cũng bị bắt quả tang khi vận chuyển 2 bánh heroin. Anh trai ruột của Bình là Thào Vàng Ly bị truy nã về tội ma túy.
Thời gian gần đây, Thào A Bình có nhiều biểu hiện bất minh về thời gian, có nhiều tiền ăn chơi, 2 xe ôtô, làm hộ chiếu từ năm 2018 và nhiều lần xuất cảnh sang Lào. Căn cứ vào tài liệu trinh sát thu thập được và tính chất đặc biệt phức tạp, nguy hiểm, liều lĩnh, manh động của các đối tượng trong đường dây khi thực hiện phạm tội, ngày 30/9/2019, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy đã báo cáo Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên xác lập chuyên án, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo chuyên án gồm 9 thành viên, trong đó Đại tá Tráng A Tủa, Phó Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên là Trưởng ban; các đồng chí Trưởng phòng CSĐT tội phạm về ma túy là Phó trưởng Ban. Thành viên Ban chuyên án gồm các đồng chí Trưởng phòng một số phòng nghiệp vụ...
Đối tượng Thào A Bình cùng các đồng phạm bị tòa tuyên án tử hình.
Sau 2 tuần thu thập thông tin tài liệu, kết hợp các biện pháp nghiệp vụ, Ban chuyên án xác định đối tượng Thào A Bình móc nối với một số đối tượng ở Lào, trong đó có Thào A Sá ở tỉnh Bo Kẹo; Thào Nhìa Vảng ở tỉnh Luông Pha Bang; Ly A Chư và Vàng A Cậy ở Viêng Chăn, Lào, thường xuyên liên lạc giao dịch mua bán, vận chuyển ma túy qua điện thoại di động và mạng xã hội, với số lượng rất lớn. Quá trình dựng đường dây, Ban chuyên án xác định vị trí, vai trò, mối quan hệ của các đối tượng trong chuyên án. Lực lượng trinh sát rất khó khăn trong quá trình xác minh, thu thập thông tin, tài liệu bởi các đối tượng rất ranh ma, xảo quyệt, luôn cảnh giác cao độ, có nhiều thủ đoạn để che giấu, xóa dấu vết. Mỗi chuyến chúng vận chuyển hàng trăm bánh heroin, do đó chúng rất cảnh giác, có trang bị vũ khí nóng để chống trả lại lực lượng chức năng. Chúng tổ chức từng tốp nhỏ, cho ma túy vào ba lô đi băng rừng, lội suối, những đường mòn mà gia súc đi qua, sau đó tập kết vào một địa điểm bí mật.
Để lần ra được dấu vết của các đối tượng, các trinh sát và Bộ đội Biên phòng đã nhiều lần đi khảo sát thực địa. Đối tượng Thào A Chư được giao lái xe vận chuyển ma túy đi tiêu thụ. Chư bị AIDS giai đoạn cuối không sống được lâu, nếu bị phát hiện đối tượng sẵn sàng liều mạng tấn công, chống trả lực lượng vây bắt. Chúng còn đặt cho nhau những biệt danh để tiện liên lạc cũng như che giấu tung tích. Ngoài ra, nhằm che giấu tội phạm, tạo yếu tố thuận lợi cho việc buôn ma túy, chúng tạo cho mình một vỏ bọc là doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm nghiệp từ Lào vào Điện Biên. Sẵn có tiền, các đối tượng vung ra để tạo những mối quan hệ nhằm che giấu thân phận là "trùm" buôn ma túy.
"Điểm huyệt" sói trắng
Để chủ động ngăn chặn và đấu tranh hiệu quả với nhóm tội phạm ma túy ở Điện Biên do Thào A Bình điều hành, Ban Chuyên án chỉ đạo Phòng CSĐT tội phạm về ma túy tiến hành rà soát hàng chục đường mòn thuộc các xã biên giới mà các đối tượng trong đường dây trên lợi dụng để hoạt động. Qua công tác nghiệp vụ, Ban Chuyên án xác định 5 đối tượng có liên quan đến vận chuyển ma túy thuê cho Thào A Bình.
Ngày 1/10/2019, đối tượng Thào A Bình điều khiển xe ôtô Fortuner màu trắng, BKS 30F-935.70 đi lên TP Điện Biên Phủ nhận giấy đăng ký xe ôtô, đăng ký mang tên Thào A Chư (SN 1988, quê gốc Yên Bái) và đang có nhà tại Hà Đông, Hà Nội. Ban chuyên án cử tổ công tác xuống Hà Nội xác minh có địa chỉ trên nhưng không có ai là Thào A Chư có hộ khẩu tại tỉnh Yên Bái. Qua điều tra, trinh sát xác định các đối tượng đã giả mạo địa chỉ, nhân thân nhằm che giấu hành vi phạm tội. Những phương tiện này khi được sử dụng xong đều được các đối tượng ngụy trang, thay BKS để không cho ai phát hiện ra rồi cất giấu trong gara.
Ngày 3/10/2019, Thào A Bình và Thào A Chư điều khiển xe ôtô Fortuner BKS 30F-935.70 đi lên cửa khẩu quốc tế Tây Trang để xuất cảnh sang Lào. Hai ngày sau, Bình giao nhiệm vụ cho Chư ở lại, còn đối tượng về Việt Nam để giao dịch với các đối tượng đặt mua hàng ở tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, đồng thời chỉ đạo tay chân vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam tập kết tại khu vực biên giới giáp với bản Gia Phú, xã Mường Nhà, huyện Điện Biên. Trong khoảng thời gian từ ngày 6-25/10/2019, đối tượng Thào A Bình thường xuyên liên lạc với các anh chị em trong gia đình chuẩn bị cơm nắm, công cụ, súng để vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam. Để tránh bị lực lượng chức năng phát hiện, đối tượng rất tinh quái khi đi bằng đường mòn qua lại giữa Lào và Việt Nam.
Ngày 26/10/2019, Thào A Bình đi sang Lào bằng đường tiểu ngạch. Hai ngày sau, Thào A Bình và Thào A Chư điều khiển xe ôtô nhãn hiệu Fortuner đi theo cửa khẩu Chiềng Khương thuộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La để về nhà mà không qua cửa khẩu Tây Trang nhằm tránh sự để ý của lực lượng Công an, Hải quan và Bộ đội Biên phòng. Khi về đến Điện Biên, Bình cất xe tại nhà Thào A Dế là em trai của Bình tại bản Na Tông 2, xã Na Tông, huyện Điện Biên. Ngôi nhà do Bình xây dựng nhưng đứng tên của em trai và đây là địa chỉ để Bình giao dịch, mua bán ma túy. Về chiếc xe ôtô ở bên Lào, Ban Chuyên án nhận định các đối tượng đã gia cố, chế tạo khoang để chứa ma túy và chúng có thể vận chuyển hàng về Việt Nam bất kể khi nào. Nhất cử nhất động của Bình đều nằm trong tầm ngắm của các trinh sát.
Từ chiều 8/11/2019, các tổ đội được phân công phá án đã vào vị trí phục bắt. Đồng chí Nguyễn Hữu Thái, Phó trưởng Ban Chuyên án có mặt tại hiện trường chỉ huy 2 tổ công tác tấn công bắt giữ đối tượng Thào A Bình. Theo kế hoạch, khoảng 4h30 ngày 9/11/2019, các tổ công tác sẽ tấn công vào nhà đối tượng Thào A Bình đang ẩn nấp ở xã Na Tông. Tuy nhiên, sau khi tính toán lại, để đảm bảo an toàn, Ban Chuyên án đã chuyển kế hoạch. Theo đó, các tổ công tác sẽ lợi dụng khi đối tượng mở cửa nhà, đi xe ôtô ra ngoài sau đó khống chế, nhằm tạo sự bất ngờ khiến đối tượng Bình trở tay không kịp.
Được sự đồng ý của Đại tá Tráng A Tủa, Phó Giám đốc, Trưởng Ban Chuyên án, rạng sáng 9/11/2019, đồng chí Nguyễn Hữu Thái chỉ đạo một tổ công tác bí mật rút khỏi xã Mường Nhà để di chuyển đến xã Núa Ngam, huyện Điện Biên vây bắt Thào A Chư. Các trinh sát phát hiện Thào A Chư điều khiển xe ôtô bán tải đang di chuyển về hướng tổ công tác phục kích. Hai mũi trinh sát tạo thành thế gọng kìm khiến cho Thào A Chư không thể tiến, lùi, buộc phải thúc thủ.
Tổ công tác thu giữ được chiếc chìa khóa cửa cuốn nhà của đối tượng Thào A Bình. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ công tác bắt giữ được Thào A Bình, đảm bảo an toàn lực lượng vây bắt. Đến khoảng 12h cùng ngày, tổ công tác khống chế thành công đối tượng Thào A Chư và đưa đối tượng về nhà Thào A Bình để mở cửa. Đối tượng Bình thấy xe ôtô của mình trở về nhà nên không nghi ngờ gì. Khi chiếc xe vào trong sân nhà, tổ công tác đồng loạt bật cửa xe nhảy ra, ập vào khống chế bắt giữ Thào A Bình. Đối tượng Bình bị bất ngờ không thể chống trả, chỉ kịp vòng chạy ra phía sau nhà nhưng đã bị các lực lượng trong chuyên án truy bắt. Kiểm tra trong gara ôtô có xe BKS 30F-935.70 bên trong khoang được khoét rỗng, dưới sàn nhét 220 bánh heroin. Ban Chuyên án đã khống chế bắt giữ Thào A Bình, lập biên bản thu giữ tang vật vụ án.
Căn cứ vào kết quả điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên đã khởi tố 4 bị can gồm Thào A Bình, Thào A Chư, Sủng A Na, Sủng Sáu Dơ về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Cơ quan CSĐT đã thu giữ 77,47kg heroin, 2 xe ôtô, 2 xe máy và nhiều tài liệu có liên quan. Qua đấu tranh, các đối tượng đã khai báo hành vi phạm tội. Nguồn gốc của ma túy được các đối tượng mua từ khu vực Tam giác vàng. Các đối tượng có quan hệ họ hàng, người thân móc nối để mua bán, vận chuyển qua biên giới vào tỉnh Điện Biên. Chúng thuê những đối tượng vận chuyển bằng đường mòn qua biên giới vào Việt Nam trong thời điểm đêm khuya, ngày mưa bão, có người cảnh giới, đi dò đường trước. Sau khi ma túy được tập kết tại điểm đã quy ước, các đối tượng giấu vào khoang bí mật trên xe ôtô, có kích thủy lực tạo nắp mở, sau đó sơn, sửa phủ đệm, bạt, bỉ cách âm như xe mới. Trên xe, chỉ có một công tắc điện mới có thể mở được ngăn chứa ma túy ra. Từ ngày 30/9/2020 đến 1/10/2020, TAND tỉnh Điện Biên đã mở phiên tòa xét xử vụ án Thào A Bình cùng đồng phạm mua bán trái phép chất ma túy. 3 bị can đã bị tuyên án tử hình, còn Sủng Sáu Dơ bị tuyên án chung thân.
Thông tin với PV, đại diện lãnh đạo Công an tỉnh Điện Biên cho biết: Chuyên án đấu tranh với đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào vào Việt Nam qua tỉnh Điện Biên là một chuyên án tội phạm ma túy xuyên quốc gia có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, điển hình của tội phạm ma túy trong thời gian qua được Công an tỉnh Điện Biên đấu tranh thành công.
Qua đấu tranh chuyên án, Công an tỉnh Điện Biên cũng đã làm rõ được phương thức, thủ đoạn mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Ban chuyên án cũng làm rõ, từ năm 2011 đến khi bị bắt giữ, đối tượng Thào A Bình đã 17 lần mua bán trót lọt 737 bánh heroin, thu lợi bất chính 18 tỷ 865 triệu đồng.
Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án đường giao thông trọng điểm Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa chỉ đạo các Bộ, địa phương liên quan triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án đường giao thông. Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án đường giao thông trọng điểm. Ảnh: TTXVN. Ngày 23/6, Văn phòng Chính phủ đã...