Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp có thể nảy sinh tư tưởng giữ đất dù bỏ hoang
Đó là ý kiến của một số đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận ngày 25/5 về dự thảo Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp: Lo ngại sử dụng đất lãng phí
Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho rằng chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sử dụng đất nông nghiệp nhưng mặt trái của chính sách là, việc không phải chịu thuế sử dụng đất sẽ làm giảm áp lực sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, đất đai manh mún.
Nhiều nông dân không còn mặn mà, bỏ hoang nhưng không phải chịu trách nhiệm vì đó là của cho không nên vẫn giữ mà không giao lại cho những tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực sự.
“Tôi đề nghị có giải pháp khắc phục vấn đề này, đặt tư liệu sản xuất đúng người, tránh lãng phí nguồn lực” – ông Lâm nói.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cũng cho rằng, nếu kéo dài chính sách sẽ mất đi chức năng của thuế sử dụng đất, trong đó có chức năng phân phối lại, bởi khi miễn phí, nhiều người dù không còn sản xuất vẫn giữ lại đất, không muốn giao cho những người có nhu cầu, từ đó, gây lãng phí nguồn lực.
Đối với việc chính sách miễn thuế sử dụng đất ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, đúng là số tiền 7/000 tỷ đồng/năm không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách nhưng cũng không có tác động nhiều đến sản xuất, vì chia đều cho số hộ nông dân thì mỗi hộ chỉ được 1 triệu đồng/năm, con số này chỉ mang ý nghĩa tinh thần. Đó là chưa kể, việc này có thể còn thúc đẩy tình trạng bỏ hoang đất.
“Chỉ có nguồn lực vô hạn thì mới áp dụng chính sách miễn phí, nguồn lực hữu bạn phải có phí, trong khi đất đai là nguồn lực hữu hạn, nhiều nước cũng có chính sách thuế. Do vậy, theo tôi, nếu kéo dài chính sách này sẽ không còn hiiệu quả vì đã kéo dài 20 năm, nên có chính sách mới để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp” – ông Cường nhấn mạnh
Video đang HOT
Nông dân được lợi 7.500 tỷ đồng/năm nhờ chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. (Trong ảnh: Nông dân Bạc Liêu chăm sóc lúa). Ảnh: Thanh Cường
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, việc tiếp tục miễn thuế SDĐNN là biện pháp khuyến nông thông qua thuế, góp phần tạo cơ sở cho tập trung đất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp hiện đại theo hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tỷ trọng lao động nông nghiệp ở nông thôn.
Việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025 sẽ không làm giảm thu ngân sách nhà nước do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế.
Đồng quan điểm, tại báo cáo thẩm tra về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, ông Nguyễn Đức Hải – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cũng cho rằng, việc ban hành chính sách miễn thuế SDĐNN giai đoạn 2021-2025 là cần thiết nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, giảm bớt khó khăn cho người nông dân, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp.
Tuy nhiên, theo ông Hải, cũng có ý kiến cho rằng, việc thực hiện miễn thuế SDĐNN trên thực tế còn một số tác động thiếu tích cực khi không tạo động lực thúc đẩy đối với nhiều đối tượng là tổ chức, cá nhân trong việc canh tác, sản xuất trên diện tích đất được giao, gây nên tình trạng hoang hóa, lãng phí nguồn lực đất đai…
“Do đó, đề nghị cần bổ sung các quy định chặt chẽ hơn trong dự thảo Nghị quyết để chính sách miễn thuế SDĐNN thực sự có tác động đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hạn chế việc bỏ hoang hóa ruộng đất, tránh lãng phí nguồn lực đất đai” – ông Hải đề nghị.
Cần đảm bảo sự minh bạch
Đồng tình, nhất trí cao với dự thảo Nghị quyết về miễn thuế SDĐNN, tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần đảm bảo sự minh bạch trong quá trình thực hiện.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, việc thực hiện chính sách miễn thuế SDĐNN sẽ góp phần thu hút đầu tư vào nông nghiệp. “Hiện có 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có khoảng 10.200 doanh nghiệp trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản. Để góp phần đạt mục tiêu về số lượng doanh nghiệp hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2030 và tăng tốc độ tăng trưởng nông – lâm – thủy sản đạt 3%/năm, trong thời gian tới, việc tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuế SDĐNN như quy định hiện hành là cần thiết” – ông Phương nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Phương cho rằng, phải xem xét kỹ lưỡng, công khai, minh bạch, chỉ đạo chặt chẽ trong việc quản lý thực hiện giảm thuế đúng đối tượng, nâng cao kết quả, hiệu quả quả sử dụng đất, hạn chế việc bỏ hoang hóa ruộng đất, không để lợi dụng vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm hoặc tham nhũng, lãng phí.
Trong khi đó, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) kiến nghị Chính phủ nghiên cứu các đối tượng còn lại thuộc diện nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác trực tiếp sản xuất, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nhà nước mà nhà nước giao cho đơn vị vũ trang quản lý, sử dụng cũng đề nghị giảm 100% thay vì chỉ 50%.
Đại biểu Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) lại đề nghị kéo dài thời gian miễn thuế SDĐNN đến hết ngày 31/12/2030, tức là 10 năm, để vừa là đảm bảo tính ổn định nhưng thể hiện tính nhất quán về chủ trương, chính sách của Đảng đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sẽ tạo động lực tốt hơn.
Quá trình 20 năm thực hiện chính sách miễn, giảm thuế SDĐNN cho thấy, tổng số thuế miễn, giảm giai đoạn 2003-2010 trung bình khoảng 3.268,5 tỷ đồng/năm; giai đoạn từ 2011-2016 trung bình khoảng 6.308,3 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2017-2018 và dự kiến đến hết năm 2020 khoảng 7.438,5 tỷ đồng/năm.
Cần quan tâm hơn nữa công tác tiết kiệm, chống lãng phí nguồn lực của xã hội
Sáng 22-4, tại phiên họp lần thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019.
Quang cảnh phiên họp.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực tiếp tục có những chuyển biến tích cực, có đóng góp quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; qua đó tạo thêm và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của đất nước để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh, bảo đảm an sinh xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
Bên cạnh đó, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong từng lĩnh vực cũng còn những khó khăn, hạn chế; vẫn còn tình trạng thực hiện chưa nghiêm túc ở một số đơn vị, địa phương.
Nguyên nhân chủ yếu là do người đứng đầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, tập đoàn, tổng công ty chưa quan tâm đúng mức, chưa giao trách nhiệm cụ thể cho cơ quan tham mưu giúp việc làm đầu mối triển khai, thực hiện quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Cho ý kiến về báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, công tác phòng, chống tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính, tinh giản bộ máy đã góp phần lớn vào công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nêu quan điểm, việc chậm ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí diễn ra khá phổ biến chứ không phải chỉ ở một vài đơn vị, địa phương.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng nhận định, thực tế việc cách ly xã hội phòng, chống dịch Covid-19 cũng góp phần tiết kiệm chi thường xuyên, nhưng Chính phủ cần có hướng dẫn, chỉ đạo để tránh sau khi hết thời gian cách ly thì nảy sinh hiện tượng các đơn vị, địa phương "chi bù".
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, việc lãng phí có thể xảy ra ngay từ khâu lập chủ trương cho tới khâu thực hiện. Bên cạnh đó, cần lưu ý nâng cao vai trò thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nguồn lực xã hội trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chứ không chỉ nhấn mạnh ở lĩnh vực công.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần lập lại trật tự trong việc tổ chức lễ hội, bởi dù lễ hội không sử dụng ngân sách nhà nước nhưng việc huy động nguồn lực xã hội cũng gây tốn kém của doanh nghiệp, nhân dân.
"Lẽ ra nguồn lực đó nên để dùng xây dựng các công trình thiết yếu, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, ứng phó biến đổi khí hậu", Chủ tịch Quốc hội nêu.
Kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019 tích cực hơn năm 2018. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng kiến nghị Quốc hội nghiêm khắc phê bình các bộ, ngành chưa có báo cáo chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đồng thời, đề nghị Chính phủ quyết liệt hơn trong việc khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở một số lĩnh vực.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, thời gian tới, cần thực hiện hiệu quả, công khai, minh bạch, chống lãng phí nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tiến Thành
700.000 doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ sẽ được miễn, giảm thuế thu nhập Từ ngày 1- 7 tới, thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sẽ giảm còn 15-17%, thay vì mức 20% như hiện nay. Đặc biệt, những doanh nghiệp được thành lập mới từ hộ kinh doanh sẽ được miễn 2 năm thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi có lãi. Ngân sách sẽ giảm thu khoảng 15,5 nghìn tỉ đồng...