Miền tây xứ Nghệ nát tan vì quặng tặc
Miền tây xứ Nghệ mấy năm trở lại đây đang phức tạp bởi tình trạng khai thác quặng gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Tình trạng này đã và đang làm đau đầu các nhà chức trách.
Len lỏi theo con đường độc đạo mà người dân địa phương chỉ dẫn, mất hơn 1 giờ đồng hồ trèo đèo, lội suối chúng tôi mới tiếp cận được “đại công trường” khai thác quặng trái phép tại Thung Kềm. Thung Kềm là địa bàn giáp ranh giữa hai xã Văn Lợi, huyện Quỳ Hợp và Tân Hợp, huyện Tân Kỳ (Nghệ An). Người dân địa phương cho biết, khu vực này đã tồn tại quặng tặc từ lâu nhưng dường như chính quyền “bó tay”!
Quặng tặc ngang nhiên đào bới, khai thác quặng trái phép.
Rửa quặng.
Đột nhập Thung Kềm
Người dẫn đường chúng tôi là một thanh niên bản xứ có “máu mặt”. Suốt chặng đường đưa chúng tôi vào Thung Kềm, chàng thanh niên này liên tục cảnh báo về sự nguy hiểm một khi đã dám bước chân vào “đại bản doanh” của những quặng tặc băm trợn. Chúng tôi quyết định đột nhập theo đường vòng, hướng từ trung tâm xã Châu Lý qua bản Bồn rồi vượt qua nhiều dốc núi đá, vào thung lũng Thung Kềm.
Gặp chúng tôi, sau phút đầu dò xét, biết là các nhà báo, ông Vi Văn C., người dân bản Bồn, mới mạnh dạn cho biết: “Tôi đã vào sống tại đây gần 50 năm nay, trước đây làm ăn thuận lợi, an ninh trật tự rất tốt nhưng kể từ vài năm trở lại đây khi phát hiện khu vực này có nhiều quặng thì các đối tượng khai thác trái phép lũ lượt kéo nhau đến để tranh giành địa bàn, chém giết nhau khiến cho cuộc sống của chúng tôi ở đây không được yên ổn”.
Cũng theo người dân, thời gian gần đây có một người ở thị trấn Quỳ Hợp đưa quân vào khai thác lậu tại Thung Cát, bị một nhóm quặng tặc khác dùng dao, kiếm và súng đến đe dọa khiến nhóm này sợ hãi rút chạy. Người dân nơi đây được một phen hú vía.
Chúng tôi men theo đường mòn đi vào điểm nóng Thung Kềm. Tại đây, hai chiếc máy xúc đang đào từng vỉa đất quặng múc lên xe tải. Nhìn từ xa thấy một vài bóng người thoắt ẩn thoắt hiện tại các lùm cây ven đường, mặt mũi bặm trợn, tay lăm lăm vũ khí.
Video đang HOT
Một vùng tan hoang
Cực kì manh động
Để tìm cách tiếp cận nơi khai thác, chúng tôi quyết định cải trang thành những người làm cỏ mía rồi cùng hai người dẫn đường tiến về phía khu mỏ quặng mà các đối tượng khai thác chui đang làm việc.
Từ phía xa, chúng tôi nhìn thấy 2 chiếc lán trại phủ bạt màu xanh, được biết đó là “đại bản doanh” của quặng tặc. Trên đường tiếp cận chiếc máy múc đang gầm rú, chúng tôi bắt gặp những hố khai thác quặng thiếc sâu hoắm, nham nhở. Bất ngờ người dẫn đường rỉ tai nói bọn quặng tặc đã phát hiện có người lạ xâm nhập. Chiếc máy xúc lập tức ngừng đào, quặng tặc ngừng hoạt động.
Trước đây khu vực này là cánh đồng lúa của bà con Châu Hồng, nhưng bây giờ là vùng đào quặng thiếc của một công ty lớn. Vùng đất này bị máy đào, múc sâu từ 10-12m để lấy quặng.
Từ xa, hai nam thanh niên mặt mũi bặm trợn phóng xe máy tới, hất hàm hỏi chúng tôi: “Bọn mày đi mô?”. Không đợi câu trả lời, 2 nam thanh niên khác tiến đến với kiếm trên tay, yêu cầu chúng tôi lập tức ra khỏi khu vực này với lý do: “không phải chỗ để các ông vô chơi”. Khi chúng tôi rút lui, hai tên còn lại còn phi xe máy theo sau, đảm bảo rằng chúng tôi sẽ ra khỏi “khu vực cấm”.
Qua ghi nhận của PV, đây là khu vực khai thác quặng trái phép có quy mô lớn với hàng chục quặng tặc cùng sự hỗ trợ máy móc như máy xúc, ô tô, máy khoan, máy nổ… Những hố quặng rộng hàng trăm m2 có độ sâu hàng chục mét nhan nhản khắp đồi Thung Kềm. Một vùng rộng hàng nghìn m2 tan hoang theo dấu của quặng tặc. Và với quy mô khai thác như vậy, mỗi ngày số quặng thiếc mà bọn quặng tặc “rút ruột” Thung Kềm là không hề nhỏ.
Những sườn đồi nham nhở
Xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Nước thải đỏ ố tại xã Châu Tiến.
Một người dân nơi đây cho biết, tình trạng khai thác quặng thiếc trái phép tại khu vực Thung Kềm diễn ra từ vài năm trở lại đây và lực lượng chức năng cũng đã đôi lần tổ chức lực lượng tiến hành truy quét nhưng rồi đâu lại vào đấy. Khi lực lượng chức năng rút đi, quặng tặc lại quay vào tiếp tục hoạt động.
Thực trạng khai thác quặng thiếc trái phép tại khu vực Thung Kềm không chỉ khiến nguồn tài nguyên quốc gia bị thất thoát, gây ô nhiễm môi trường mà còn làm tình hình an ninh trật tự của khu vực bị ảnh hưởng, người dân có đất canh tác ở khu vực này cũng luôn trong trạng thái lo âu.
Một chiếc xe của nhóm đối tượng theo dõi nhóm phóng viên. Trên xe có gài cả gươm và dao
Vẫn còn nhiều điểm hoạt động khoáng sản trái phép Ngày 24/8/2012, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định số 2636/QĐ của UBND tỉnh về kiểm tra, xử lý các hoạt động khoáng sản trái phép. Tại hội nghị, CA tỉnh Nghệ An cho biết, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 113 vùng mỏ lớn, nhỏ và 171 điểm quặng chủ yếu là than, thiếcm bauxite, đá vôi, đá ốp lát và một số khoáng sản khác. Nhiều loại khoáng sản có giá trị như: barit, kaolin, đá marble-grannit, sắt mangan… Đến thời điểm ngày 24/8, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có khoảng 330 doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Théo đó, tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến, mua bán vận chuyển khoáng sản diễn biến phức tạp, nhất là các hoạt động khoáng sản trái phép… Tại hội nghị cơ quan CA cũng nói rõ, vấn đề “nóng” nhất hiện nay mà các doanh nghiệp đang lợi dụng để khai thác là: Việc cấp khai thác các mỏ khoáng sản chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm chưa được xử lý triệt để… Cũng tại hội nghị này, lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An chỉ rằng vẫn còn tồn tại nhiều thứ trong thời gian qua: Các địa phương chưa thực sự vào cuộc quyết liệt, thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ chưa đưa ra được chiến lược, giải pháp lâu dài để xảy ra tái vi phạm tranh chấp khai thác khoáng sản do cấp phép còn mang tính quan liêu… đặc biệt tính bảo mật thông tin của các đoàn công tác còn hạn chết. Theo đó, UBND tỉnh cũng chỉ đạo các ngành liên quan trong thời gian tới phải xứ lý dứt điểm các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép xử lý nghiêm tình trạng vi phạm và Chủ tịch các huyện, xã phải chịu trách nhiệm về các hoạt động sai phạm trên địa bàn Đồng thời UBND tỉnh cũng sẽ kiện toàn lại đoàn liên ngành tiếp tục phối hợp với các huyện triển khai công tác kiểm tra, phát hiện xử lý sai phạm. Theo VNN
Bão đôi diễn biến phức tạp
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, chiều 23.8, tâm bão Tembin cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 200 km về phía đông đông nam, sức gió mạnh cấp 13-14 (134-166 km/giờ), giật cấp 15-16.
Trong 1-2 ngày tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ khoảng 5-10 km, quét qua miền nam Đài Loan vào đông bắc biển Đông và sẽ là cơn bão số 6 trên biển Đông trong năm nay. Trong khi đó, bão Bolaven đang hoạt động cách bão Tembin khoảng 1.400 km về phía đông đông nam và di chuyển về biển Hoa Đông (Trung Quốc).
Bản đồ dự báo đường đi của bão Tembin (nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư)
Dự báo, bão Bolaven mạnh lên khi di chuyển tiếp cận đất liền. Hai cơn bão này sẽ có sự tương tác với nhau nên diễn biến của chúng ngày càng phức tạp. Dự báo, sau khi vào biển Đông bão số 6 sẽ suy yếu khoảng 2-3 cấp và sẽ bị "dẫn dắt" bởi bão Bolaven nên quanh quẩn ở vùng biển đông bắc biển Đông khoảng 2-3 ngày rồi lại đổi hướng từ tây nam sang đông bắc, di chuyển ngược lại, hướng ra Thái Bình Dương.
Đường đi của bão Tembin sẽ tạo thành một "nút thắt" trên biển. Trước mắt, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía đông bắc biển Đông từ đêm 23 đến ngày 26-27.8 có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 12-13 biển động dữ dội.
Theo Thanhnien
Tệ nạn cờ bạc, số đề, cá cược: Phức tạp và nhiều hệ lụy Ba năm tăng cường ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn cờ bạc, số đề, cá cược bóng đá trên địa bàn, các lực lượng chức năng của TP Hà Nội đã tích cực vào cuộc, thu được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tệ nạn này vẫn rất phức tạp, chưa có lời giải hữu hiệu. Ngày 29-12-2008,...