Miền Tây thật gần trong mắt tôi!
Miền Tây hay vùng Tây Nam bộ là vùng đất hương phù sa châu thổ với vị “ mặn chát” nhưng đầy ắp nghĩa tình.
Nổi tiếng với các điệu hò lý dân ca ngọt ngào da diết. Nơi bình dị dung hòa với cuộc sống toàn là nước, hầu như nước có ở mọi nơi. Nơi tiếng cười vang vọng cả dòng sông.
“Ở miền Tây tụi tui có thể nghèo vật chất, tiền bạc nhưng về cái nghĩa cái tình thì bao la như chín nhánh Cửu Long vậy”
Trên bản đồ du lịch Việt Nam, một trong những nét đặc trưng nổi tiếng về miền Tây đó là về con người, về ẩm thực và về văn hóa lúa nước. Vậy người miền Tây trong mắt người miền Tây có sự khác biệt hay không? Sau đây là cảm nhận của một người miền Tây chính hiệu về quê hương mình .
1. Con người – (Bà con miền Tây): Những mối quan hệ chằng chịt
Bạn có thể là “Con cháu trong nhà của cả xã”. Quan hệ người thân ở miền quê rất gần, từ thời chống giặc đồng bào miền Nam gắn kết keo sơn đùm bọc nhau đến tận ngày nay và luôn xem nhau như “những người trong nhà”. Ở quê, cả xã đều có họ hàng với nhau, dù xa hay gần thì mọi người đều hỏi thăm nhau bằng những câu thân thuộc hàng ngày khi gặp ở ngoài chợ, trong nhà hay chạy xe ngoài đường cũng cười chào nhau.
Một hình ảnh quen thuộc của con nít miền Tây. Ảnh Internet
Người miền Tây nức danh là thật thà chất phác và “đẹp” như chính vùng đất nơi này!
Lúc nhỏ có cái tật hễ giờ ăn trưa là hay đi khắp xóm để chơi để ăn chung với tụi bạn, cứ đi đến đâu là lại được “nhét” cho một miếng đồ ăn đến khi no căng thì về nhà.
Tuổi thơ tôi là những ngày trưa hè nóng bức trên cánh đồng mùa gặt lúa, nằm thả diều bắt chuột đồng và rong chơi quên đường về. Tuổi thơ gắn liền với con sông, bến nước, cây cầu và những con đường làng nhỏ xíu. Tuổi thơ lại một lần nữa được thổn thức nơi Sài Gòn bộn bề này!
Ở nơi mà trưa hè nóng bức, bạn sẽ bị “làm phiền” bởi tiếng cười đùa inh ỏi của đám con nít. Con nít ở miền Tây “lì” lắm nhưng ngoan ngoãn và lễ phép. Con nít có thể quậy làng trên xóm dưới nhưng hễ bị la, bị đánh là khóc vang trời.
Video đang HOT
2. Một thoáng miền Tây – “Chẳng phải đẹp hùng vĩ, mà mộc mạc bình dị”
Miền Tây không nhiều địa điểm thiên nhiên nổi tiếng vang danh thế giới, nhưng những nơi nổi tiếng ở miền Tây luôn do nhiều yếu tố tạo thành.
Chợ nổi là một trong những nét đẹp tiêu biểu ở miền Tây sông nước.
Các cảnh đẹp nổi tiếng ở miền Tây có thể kể đến là:
Buổi sớm chợ xuân ngập sương mù. Ảnh Internet
Tả ngạn trên sông. Ảnh Internet
Vườn quốc gia Tràm Chim nổi tiếng với hình ảnh Sếu đầu đỏ. Ảnh Internet
Chiếc xuồng ba lá chở cô em gái áo bà ba đội nón lá trên dòng nước rừng tràm Trà Sư mùa bèo nở. Ảnh Internet
Đồng lúa bát ngát chiều hoàng hôn ở vùng giáp ranh biên giới. Ảnh Internet
Hình ảnh quen thuộc của bà con miền sông nước. Ảnh Internet
Mẻ cá lớn của bà con miền biển. Ảnh Internet
“Một miền Tây rất đỗi bình dị và thân thuộc đến lạ thường, mà hiếm gặp ở nơi nào khác”
3. Văn hoá sống – “Tình thiệt bằng nụ cười”.
Bà con miền Tây sống vì cái tình cái nghĩa là chính. Cái “tình thiệt” hình như nó đã in sâu trong máu rồi. Hình ảnh quen thuộc nhất trong tâm trí tôi là “Hỏi đường” dù bạn đi lạc hay đang tìm đường, thì cứ hỏi bất kỳ ai, bà con sẽ chỉ một cách “nhiệt tình” nhất có thể hoặc họ không biết họ sẽ tìm người chỉ bạn. Có nhiều lần, ông bà nội hay lôi cả nhà ra chỉ để… chỉ đường người khác.
Sống bằng nụ cười để đổi lấy “mười thang thuốc bổ”. Thằng bạn hay hỏi tôi, “Tại sao người miền Tây mình cười nhiều vậy mậy?” Tôi bảo “Bởi vì họ gặp khách quý”, “Ai?”, “Là tao với mày đó”, rồi nó cười.
Khắp mảnh đất hình chữ S, mỗi vùng miền sẽ chứa đựng mỗi văn hoá sống khác nhau. Nhưng ở cái đất hương phù sa này, nó đặc biệt bởi sự chất phác và mến khách như những vị khách quý đường xa.
“Bằng lòng đi em quê miền Tây quen khói lam chiều
Cầu tre lắc lẻo bướm ong, phượng hồng ve kêu
Giếng nước gàu khua tình yêu, chim líu lo chuyền cành điều
Ngô lúa say quằn mĩ miều
Nè bằng lòng đi em quà cưới anh nhiều”
Khép lại bài viết bằng câu hát của nam ca sĩ Quốc Đại, 4 câu hát gói gọn bằng tình yêu thương đậm đà không chỉ một mình chàng trai mà là của cả… làng dành cho cô gái. Cả một “dựa” tình thương đang chào đón các bạn ở miền Tây bất cứ lúc nào bạn đến!
Về An Giang khám phá thủ phủ mắm của miền Tây Nam Bộ
Một trong những nơi được nhiều du khách tìm đến vào mỗi buổi sáng khi đến An Giang chính là chợ Châu Đốc.
Chợ Châu Đốc nằm ngay trung tâm thành phố, là nơi tập kết các mặt hàng đặc sản hấp dẫn nhất khu vực như: mắm, trái cây, rau củ quả và tất tần tật các món ăn địa phương được chế biến ngay tại chỗ.
Ngoài tên gọi chợ Mắm, chợ Châu Đốc còn có nhiều biệt danh khác nhau "Thiên đường của các loại mắm", "Thế giới mắm", "Vương quốc của mắm", "Thủ phủ mắm"... Tất cả những biệt danh này đều cho thấy sự phong phú các mặt hàng mắm tại đây mặc dù trên thực tế, chợ Châu Đốc không phải chỉ bán mỗi mắm.
Được xem là chợ đầu mối về mắm và các loại khô của miền Tây Nam Bộ, các loại mắm, khô ở chợ mắm Châu Đốc - An Giang đều có giá rẻ hơn mua tại các vùng khác. Ảnh: TQ
Ở chợ mắm Châu Đốc, du khách có thể dễ dàng tìm thấy những loại mắm đã nổi tiếng từ rất lâu của miền Tây như mắm cá linh, mắm cá sặc, mắm cá lóc, ba khía, mắm cá mè... Những loại mắm khác như mắm Thái, mắm trèn, mắm chốt... cũng được bày bán phổ biến trong chợ.
Rất nhiều loại mắm trong chợ Châu Đốc được làm từ các loại hải sản đánh bắt từ sông Tiền, sông Hậu hoặc nuôi trong các làng bè của ngã ba sông Hậu.
Đi chợ Châu Đốc, đứng cách xa hàng trăm mét, bạn đã ngửi thấy mùi đặc trưng phát ra từ những sạp hàng ở khu chợ mắm. Ảnh: TQ
Là người con trong gia đình có 6 anh chị em, anh Phan Thanh Hải (phường châu phú B, TP Châu Đốc, An Giang) cùng 3 người anh chị em tiếp nối nghề làm mắm của ba mẹ là vợ chồng bà giáo Thắm. Theo lời kể của anh Thanh Hải, ngày anh còn nhỏ, mẹ anh làm nghề dạy học trong làng. Vì thế, mọi người gọi mẹ anh là bà giáo Thắm.
Chợ Châu Đốc còn có một tên khác, người dân địa phương quen dùng, là chợ Mắm. Ảnh: TQ
Tuy nhiên, do nhà đông con, ba mẹ anh phải tìm nghề khác để có thu nhập nuôi gia đình. Ngày đó, ở Châu Đốc, cá ở sông nhiều, mọi người thường bắt cá về để chế biến, cá bự làm khô, cá nhỏ làm mắm rồi sau đó đem ra chợ bán, thấy bán được, phát triển thành sạp hàng. Cũng từ đó, ba mẹ anh chuyển sang làm mắm là nghề chính.
Trao đổi với Lao Động, anh Hải cho hay, bà giáo Thắm bắt đầu làm mắm từ khoảng năm 30 tuổi, đến nay đã làm được 40 năm. Để làm ra được những mẻ mắm ngon, bí quyết đầu tiên là cá phải muối mặn, tiếp đó lấy ra rửa sạch, trộn cá với thính rồi ủ lại.
Thông thường, các tiểu thương mở hàng từ rất sớm, khoảng độ 5h00 - 5h30 là đã diễn ra hoạt động buôn bán, trao đổi. Ảnh: TQ
Khoảng 5 tháng sau đem ra rửa lại. Anh Hải cho biết, trong quá trình làm mắm, công đoạn khó khăn nhất là đem cá về đánh vẩy, làm sạch. Bởi con cá có sạch thì mắm mới ngon.
Trong những ngày lễ, ngày hội, khách du lịch đến mua nhiều, thậm chí những ngày Thứ bảy, Chủ Nhật cũng bán được vài trăm ký. Không chỉ riêng cơ sở của anh Hải, bà con nơi đây, ai cũng làm ăn khấm khá.
Khám phá nét đặc sắc riêng của 5 chợ nổi nức tiếng miền Tây Những đặc trưng nổi bật giúp các khu chợ nổi miền Tây thu hút lượng lớn du khách ghé thăm. Chợ nổi được xem là "linh hồn" của vùng miền Tây Nam Bộ. Nơi đây hấp dẫn du khách không chỉ vì nét đẹp sông nước hữu tình, mà còn bởi những trải nghiệm buôn bán, ăn uống trên ghe xuồng nhộn nhịp,...