Miền Tây đón mùa lũ mới: Những giai thoại về cá linh
Hồi nhỏ, mẹ tôi thường ngân nga mấy câu hò dân dã “Nước không chưn (chân) sao kêu nước đứng/ Con cò không nhát sao gọi cò ma/ Con cá không thờ sao gọi cá linh…” hay các câu ca dao “Muốn ăn bông súng cá linh (mắm kho)/ Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm”. Tuy nhiên vì sao loại cá này có tên “Linh” thì có rất nhiều giai thoại.
Nói đến mùa nước nổi miền Tây, người ta thường nhắc đến hai loại đặc sản truyền thống: cá linh non và bông điên điển.
Hồi nhỏ, mẹ tôi thường ngân nga mấy câu hò dân dã “Nước không chưn (chân) sao kêu nước đứng/ Con cò không nhát sao gọi cò ma/ Con cá không thờ sao gọi cá linh…” hay các câu ca dao “Muốn ăn bông súng cá linh (mắm kho)/ Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm”.
Tuy nhiên vì sao loại cá này có tên “Linh” thì có rất nhiều giai thoại. Đầu tiên là giai thoại cho rằng cá linh lúc đầu từ biển Hồ trôi xuống sông Tiền, sông Hậu sau đó lại quay về cố hương tức xứ chùa Tháp, hiện tượng đó gọi là “cá lên”, lâu ngày bà con đọc trại thành “cá linh” (?).
Lẩu cá linh, bông điên điển.
Giai thoại thứ hai cho rằng loài cá này có tánh linh thiêng đặc biệt, cứ đến ngày mùng 10 tháng 10 âl là chúng lại quay về nguồn cội. Chính vì vậy mà dân gian mới gọi là “cá linh”.
Giai thoại thứ 3 là vào tháng 6/1885, Nguyễn Ánh từ Vàm Nao định ra biển, nhưng vì thấy cá này nhảy vào thuyền nên sinh nghi không đi.
Sau rõ mới phát hiện nếu đi thì đã rơi vào binh phục của Tây Sơn tại Thủ Chiến Sai, vì vậy người đặt tên cá này là “cá linh” để tri ân (?).
Video đang HOT
Mùa lũ-mùa vớt cá linh ở miền Tây.
Nhiều bậc cao niên sống ven sông Tiền, sông Hậu kể rằng: Mỗi năm đến mùa nước nổi, cá linh từ thượng nguồn sông Mekong trôi dạt theo dòng nước rồi tràn trên các sông rạch và ruộng đồng.
Trong quá trình di chuyển, từ con cá mén chúng to bằng đầu ngón tay, ngón chân, để rồi đến nửa tháng 9 hoặc tháng10 âm lịch, chúng lại từ ruộng đồng, kinh rạch tuôn ra sông cái để quay về thượng nguồn.
Nhiều bậc lão nông tri điền kể rằng: Trước năm 1980, cá linh có rất nhiều. Cá bắt được, ăn không hết phải ủ làm nước mắm hoặc làm mắm dự trữ dành cho mùa khô hạn.
Cá linh đánh bắt ở miền Tây mùa lũ bao giờ cũng là sản vật có giá bán cao và luôn luôn “cháy” hàng, cung không đủ cầu trong những năm gần đây.
Nước mắm cá linh rất thơm ngon và phổ biến. Hiện nay, một số cư dân miền sông nước Cửu Long vẫn còn ủ cá linh để chế biến nước mắm truyền thống dùng quanh năm. Thời Pháp thuộc, nhiều người còn nấu cá linh để lấy mỡ thắp đèn.
Mùa sinh sản của cá linh thường bắt đầu từ tháng 5 âm lịch. Cá con nở ra sẽ lớn dần theo con nước và khi mùa mưa xuống mát mình, cá con lần theo các sông, rạch rồi tràn vào các biển lúa mênh mông.
Người bơi xuồng đụng phải luồng, xem cá nhảy lao xao mà đoán biết năm đó cá linh nhiều hay ít. Đến khi trời chuyển sang thu, tiết trời se lạnh, điên điển vàng đồng, mực nước rút dần cũng là lúc con cá trưởng thành, bụng đầy mỡ và lấp lánh ánh bạc, mọi người tha hồ đánh bắt.
Phương tiện đánh bắt cá linh phổ biến nhất là lưới giật, chài, đặt dớn và đóng đáy. Cá “linh mén” còn gọi là linh non, linh sữa rất thơm ngon và bán giá cao nên bà con tích cực khai thác để tăng thêm thu nhập. Ngày nay, cá linh đã trở thành đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn sang trọng khắp mọi nơi. Hấp dẫn nhất là các món cá linh lăn bột chiên, cá linh nấu lẩu mắm, nấu canh chua, kho lạt,…
Năm nay, theo dự báo khí tượng thủy văn Nam Bộ, lũ sẽ về sớm, mực nước sẽ lên cao khiến cho nhiều ngư dân ở An Giang, Đồng Tháp, Long An vô cùng phấn khởi. Nhiều người đang chuẩn bị xuồng ghe, ngư cụ để đánh bắt, hy vọng sẽ có một mùa bội thu cá linh. Thú vị lắm khi được ăn món ngon này với vài xị rượu đế chính tông, trong những cơn mưa tầm tã, nhất là ngồi trên những chiếc ghe chòng chành vì nước lũ và được nghe kể nhiều giai thoại về cá linh trên sông nước miền Tây.
Theo Phương Anh (Báo Vĩnh Long)
Không phải chờ tới mùa lũ, An Giang vẫn có bông điên điển quanh năm
Xưa, mỗi năm cây điên điển chỉ gắn bó với người dân vào mùa lũ. Nay, điên điển trở thành cây sinh kế của nhiều gia đình, thu hoạch quanh năm, muốn ăn mùa nào cũng có. Thật khó tin khi cây điên điển trở thành cây trồng chính của hàng trăm hộ ở các xã Hòa Lạc, Phú Bình, Phú Thành, huyện Phú Tân (An Giang)
Chỉ tính tại ấp Hòa Bình 2 (xã Hòa Lạc), hiện nay đã có hơn 50 hộ trồng điên điển.
Không phải hoa điên điển mà là bông điên điển, đến cách gọi cũng rất Nam Bộ, thân thương như thế! Bông điên điển có vị nhẫn, bùi, ngọt, ăn giòn nên hòa quyện với món nào cũng ngon. Từng chùm bông tươi rói được tuốt nhẹ, nâng niu, trộn ghém ăn sống hay nhúng lẩu, nấu canh chua, đổ bánh xèo, ăn kèm bún... đều hấp dẫn. Người miền Tây khéo ở chỗ, thực phẩm nào nhiều, ăn không hết thì nghĩ đến việc làm khô, đem muối để ăn lâu dài. Bông điên điển trông mong manh vậy mà cũng muối chua được, biến hóa thành món ăn mới, ngon đáo để. Khi những món dự trữ ăn không hết, người ta lại nghĩ đến việc bán để đổi lấy tiền chợ.
Vậy là, bông điên điển muối chua được làm cầu kỳ hơn, thêm rau muống, củ cải, đóng hộp lịch sự bán cho khách vãng lai. Chỉ những người xa quê, xa vùng sông nước mới nhớ bông điên điển, chứ sống ngay tại đây, loại hoa thân thuộc này quen đến nỗi mọi người suýt quên đi nét đặc trưng của nó, vốn được mệnh danh là "mai vàng của mùa lũ". Ngày xưa, đến mùa nước nổi, cây điên điển cũng cựa mình vươn cao, khi nước tràn đồng cũng là lúc điên điển trổ bông, oằn cành khoe sắc vàng rực rỡ. Từ bông điên điển gợi nhớ đến từng tháng xuất hiện những loại cá ngon, rau sạch ngoài đồng, ai nấy lại háo hức chờ đợi để thưởng thức vô số đặc sản thiên nhiên ban tặng.
Xưa, mỗi năm cây điên điển chỉ gắn bó với người dân vào mùa lũ. Nay, điên điển trở thành cây sinh kế của nhiều gia đình, thu hoạch quanh năm, muốn ăn mùa nào cũng có. Thật khó tin khi cây điên điển trở thành cây trồng chính của hàng trăm hộ ở các xã Hòa Lạc, Phú Bình, Phú Thành (Phú Tân).
Chỉ tính tại ấp Hòa Bình 2 (xã Hòa Lạc), hiện nay đã có hơn 50 hộ trồng điên điển. Những hàng điên điển đều tăm tắp, cây vươn cao quá đầu người, vàng rực bông to, bông nhỏ nổi bật giữa đồng ruộng xanh tươi là lựa chọn của người dân nhiều năm nay. Không phụ mong mỏi của người nông dân, điên điển vươn mình phát triển giúp đời sống ổn định. Trồng điên điển thì dễ mà thu hoạch cực công.
Gia đình anh Võ Văn Quang tận dụng hết 6 thành viên hái điên điển mỗi ngày từ 23 giờ đến sáng để giao cho bạn hàng. Với 4 công đất, anh trồng điên điển xen kẽ thời điểm, hái tàn đám này thì đám khác vừa mọc cao, trổ bông liên tục. Ban đêm hái điên điển, ban ngày anh Quang đi đặt lợp kiếm cá đồng, trong nhà nuôi thêm vài con bò làm vốn dài hạn để nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn học. Ban ngày, nhìn những mái nhà thưa thớt lọt thỏm giữa đồng hiu quạnh thế thôi, đêm đến, đâu đâu cũng sáng đèn, nhà nhà ra hái điên điển xôm tụ hẳn.
Anh Nguyễn Văn Dũng thuê 2 công đất trồng điên điển xen vụ, một mùa kiếm được 12-13 triệu đồng. Anh cho biết, trồng điên điển rất ít vốn, quanh năm chỉ cần bón phân, ngắt đọt cho cây đẻ cành. Đúng mùa này điên điển năng suất đạt rất cao, một đêm hái được tầm 20kg. Cứ như vậy, "đêm sống cùng điên điển, ngày đi làm đồng xa", hàng chục gia đình dựa vào cây điên điển mà no đủ.
Sâu trong những con kênh thuộc xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú), đồng ruộng bây giờ đã được bao đê sản xuất lúa, chẳng còn chỗ cho cây điên điển tự mọc sinh sôi. Thay vào đó, người dân tự trồng điên điển để mùa nước nổi về vẫn có bông hái ăn. Bà Nguyễn Thị Lan từ thời trẻ đã đi hái điên điển cho đến giờ vẫn chọn trồng điên điển làm nguồn sống. Bà Lan kể, hơn chục năm trước, điên điển tự nhiên vẫn còn nhiều; đến mùa, mạnh ai nấy chèo xuồng ra đồng hái bông về bán. Lựa cây nào trổ bông dài, trái lớn thì chừa lại để lấy hạt phơi khô, làm giống gieo quanh nhà. Cây điên điển trông mảnh khảnh, yếu ớt mà nhánh nào cũng trổ từng chùm bông nặng trĩu.
Tuy gọi là trồng nhưng bà Lan cũng như các hộ khác đều gieo ở cặp bờ kênh, bờ đê, chủ yếu tận dụng chỗ ngập nước để điên điển phát triển tự nhiên. Bông điên điển trổ nhanh đến nỗi, nếu hôm trước hái không kịp, hôm sau hoa đã tàn, kết thành trái nên việc hái bông rất cực công, tranh thủ từ buổi tối hoặc khuya, lúc những cánh bông chưa nở thì đem ra chợ bán mới được giá. Bù lại, loại cây dân dã này đã trao tặng cho con người nguồn sống lý tưởng, nuôi biết bao đứa trẻ miền quê lớn lên, hương vị của loại bông quê nhà vì thế đậm đà cả vị ngọt lòng và tình yêu thương.
Theo Mỹ Hạnh (Báo An Giang)
Hoà Bình: Gian nan khắc phục hậu quả mưa bão Thời gian qua, các tỉnh Tây Bắc nói chung, TP. Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) nói riêng, mưa lớn kéo dài từ hệ lụy từ cơn bão số 3 đã gây ảnh hưởng nặng nề, tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn. Nhiều nhà ở của dân bị sập đổ, lún sụt; đường giao...