Miền Tây điêu đứng trong thiên tai lịch sử

Theo dõi VGT trên

Ngoài việc đảo lộn đời sống hàng triệu dân vì không có nước ngọt, các chuyên gia lo ngại tốc độ xâm nhập mặn tiếp diễn như hiện nay sẽ khiến nền nông nghiệp ở miền Tây kiệt quệ trong 3 năm tới.

Sau tình trạng hàng nghìn tấn hàu của bà con huyện Bình Đại chế.t sạch, thiệt hại gần 50 tỷ đồng, hiện người nuôi nghêu ở huyện ven biển của tỉnh Bến Tre cũng đứng ngồi không yên. Mấy ngày nay ông Lâm Văn Khởi (45 tuổ.i, ở xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú) và hàng trăm xã viên khác liên tục ra bãi nhặt xác nghêu đem bỏ.

“Cả mấy tuần rồi nắng gay gắt, độ mặn tăng cao chưa từng có khiến nghêu chế.t nhiều. Bà con góp vốn hàng chục tỷ đồng đổ vào đây. Hơn tháng nữa là thu hoạch mà gặp cảnh này ai cũng rầu”, ông Khởi giọng buồn bã.

Miền Tây điêu đứng trong thiên tai lịch sử - Hình 1

Giá rơm cho trâu, bò ăn ở Bến Tre từ 2.000 đến 2.500 đồng mỗi kg, bằng nửa giá lúa. Ảnh: Cửu Long

Cùng cảnh khổ, người nuôi trâu, bò ở Bến Tre đang lo “sốt vó” khi nguồn nước uống, thức ăn đang cạn kiệt. Hiện, 2 kg rơm có giá tương đương một kg lúa (4.000-5.000 đồng); nước giếng cho gia súc uống 100.000 đồng mỗi m3. Không có tiề.n nuôi, nhiều hộ phải bán trâu bò giá rẻ, lỗ cả chục triệu đồng một con.

“Hơn nửa tháng nay mỗi ngày tôi phải vượt gần 5 km đi mua nước ngọt về pha với nước mặn cho đàn bò uống cầm chừng, dù rất lo dịch bệnh xảy ra”, nông dân Nguyễn Văn Đỗ, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, nói.

Theo ông Nguyễn Thành Lâm – Phó phòng Nông nghiệp huyện Ba Tri – địa phương có hơn 80.000 trâu bò, lớn nhất miền Tây. “Mỗi con cần hàng chục lít nước ngọt mỗi ngày. Nhưng ngay cả con người còn không có nước để sinh hoạt thì nói gì đến gia súc”, ông Lâm nói

Tình trạng thiếu nước ngọt cũng khiến Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (lớn nhất Bến Tre) cả tháng qua phải xài nước nhiễm mặn. Bác sĩ Trần Văn Ân, Phó giám đốc bệnh viện cho hay, mỗi tháng đơn vị cần 16.000 m3 nước sạch phục vụ cho các khoa phòng, với sức chứa hơn 1.000 giường. Đặc biệt, hệ thống máy xét nghiệm và lọc thận buộc phải dùng nước ngọt hoạt động nhưng hiện nay nguồn cung cấp rất khó khăn.

“Chúng tôi đang rất lo ngại vì ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn, sự an toàn máy móc cũng như sinh hoạt của bệnh nhân. Nhất là nguy cơ dịch bệnh xảy ra”, ông Ân tỏ ra lo lắng.

Hiện, Bến Tre được đán.h giá là địa phương thiệt hại nặng nhất trong trận thiên tai lịch sử. Có 162/164 xã, phường, thị trấn trong tỉnh bị mặn bủa vây. Toàn bộ gần 20.000 ha lúa đông xuân, hơn 500 ha cây màu và 100.000 cây giống của bà con nông dân bị mất trắng…

“Khó nhất là hơn 353.000 dân ở các vùng nông thôn thuộc 3 huyện ven biển đang thiếu nước ngọt nghiêm trọng; phải mua nước giếng hoặc các xe bồn chở từ tỉnh khác đến với giá 100.000-200.000 đồng/m3″, ông Bùi Văn Lâm – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay.

Miền Tây điêu đứng trong thiên tai lịch sử - Hình 2

Các chuyên gia cho rằng, nếu diễn biến xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra như hiện nay, trong 3 năm tới nền nông nghiệp miền Tây sẽ kiệt quệ. Ảnh: Cửu Long

Trong khi đó, Trà Vinh là địa phương thứ 8 ở miền Tây công bố thiên tai. Hàng chục nghìn ha lúa đông xuân và tôm nuôi bị hư hại vì hạn mặn khốc liệt chưa từng có. Hộ ông Nguyễn Văn Thông (huyện Cầu Ngang) thả 400.000 con tôm giống được 2 tuần, giờ chế.t sạch vì nắng nóng và độ mặn quá cao.

Video đang HOT

“Toàn bộ vốn liếng cả trăm triệu đồng đổ vào đây, coi như mất hết rồi. Từ nhỏ đến giờ tôi mới thấy thời tiết lạ lùng như thế”, lão nông 60 tuổ.i nói.

Sông cạn kiệt, đồng nứt nẻ, nhiều nông tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng rơi nước mắt khi phải bán đi phần lúa mới được gieo trồng trước khoảng 2 tuần tuổ.i cho những người có điều kiện hơn. “Tôi buộc phải bán 12/25 công lúa non khi đạt 15 ngày tuổ.i để lấy 4,5 triệu đồng đầu tư cứu phần diện tích còn lại”, ông Hùng, ngụ xã Tân Hưng, nói.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Long Phú, mức độ thiệt hại đang tăng lên trên cả cấp số nhân. Toàn huyện xạ 6.300 ha lúa đông xuân. Cuối tháng 2, diện tích lúa bị mất trắng có 78 ha, nay tăng lên 1.000 ha; chiếm 1/4 toàn tỉnh.

Trước thiên tai nghiêm trọng này, các chuyên gia lo ngại ảnh hưởng nặng nề đến ngành nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa, trái cây, thủy sản lớn của cả nước. “Nếu tốc độ xâm nhập mặn vẫn tiếp diễn như hiện nay, trong 3 năm tới nền nông nghiệp ở ĐBSCL có thể sẽ bị kiệt quệ”, PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa (Đại học Cần Thơ) nhận định.

Theo ông Anh, khi đó, đất nông nghiệp, lương thực trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn. Diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cỏ cho gia súc, ngành chăn nuôi sẽ sụt giảm mạnh, đồng thời tăng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi…

Tiếp nước cấp bách cho dân vùng hạn mặn

Toàn miền Tây có 155.000 hộ (gần 600.000 nhân khẩu) đang thiếu nước ngọt sử dụng. Nặng nề nhất là tỉnh Bến Tre, gần như toàn bộ diện tích bị nước mặn xâm nhập.

Công ty cấp thoát nước Bến Tre cho biết, nước sạch cung cấp cho người dân, các cơ quan đơn vị bị nhiễm mặn vượt ngưỡng cho phép (trên 250 mg mỗi lít). Để giảm thiểu tình trạng này, chính quyền địa phương cho đắp đậ.p tạm chặn sông Cái Cỏ ngăn nước mặn từ dòng Hàm Luông vào.

Miền Tây điêu đứng trong thiên tai lịch sử - Hình 3

Xe bồn đưa nước sạch về vùng nông thôn phục vụ người dân. Ảnh: A.X

Mỗi ngày trạm bơm Cái Cỏ lấy 35.000 m3 nước bị mặn 1 từ sông Tiề.n đưa về nhà máy nước Sơn Đông (TP Bến Tre) để pha loãng với nguồn nước lấy trên sông Hàm Luông (4-5) xử lý, cung cấp cho dân xài. Tình trạng này cũng diễn ra ở 3 trạm còn lại của tỉnh.

“Đối với các bệnh viên, chúng tôi ưu tiên dùng xe bồn qua Tiề.n Giang mua nước sạch từ nhà máy BOO Đồng Tâm về phục vụ, nhưng cũng chỉ đủ sử dụng cho các máy móc chuyên dụng”, bà Nguyễn Thị Diễm Phượng, Tổng giám đốc Công ty cấp thoát nước Bến Tre cho biết.

Sắp tới, tình hình căng thẳng hơn, nhà máy sẽ đưa xà lan lên thượng nguồn sông Tiề.n lấy nước thô về xử lý cung cấp cho các bệnh viện. “Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi cố gắng tối đa và mong được người dân thông cảm, chia sẻ”, bà Phượng nói. Ngoài ra, chính quyền các địa phương trong tỉnh đang huy động xà lan chở nước ngọt phục vụ người dân các huyện ven biển.

Trong khi đó, tỉnh Sóc Trăng cũng đang huy động xe bồn đưa nước về phục vụ miễn phí cho người dân 80 xã bị xâm nhập mặn. “Chúng tôi cố gắng bằng mọi cách phải đưa nước sạch đến tận tay người dân để ổn định cuộc sống cho họ; hạn chế tối đa tình trạng dịch bệnh xảy ra”, ông Nguyễn Thành Dũng – Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh, khẳng định.

Tỉnh Tiề.n Giang cũng đang triển khai phương án đắp đậ.p tạm ngăn sông Sáu Hầu – Xoài Hột để lấy nước ngọt từ kinh Nguyễn Tất Thành cung ứng cho Nhà máy nước BOO Đồng Tâm, cách đó khoảng 500 m hoạt động, đảm bảo mỗi ngày cung ứng 70.000 m3 nước sạch. Ngoài ra, địa phương còn khoan giếng lấy nước ngầm phục vụ người dân, đặc biệt là vùng bán đảo Gò Công và huyện đảo Tân Phú Đông…

Cửu Long

Theo VNE

'Giải cứu' ĐBSCL trước thiên tai hạn, mặn

Nhiều tỉnh ĐBSCL đang đồng loạt triển khai các biện pháp trước thiên tai khô hạn, xâm nhập mặn chưa từng có nhiều năm qua.

&'Giải cứu' ĐBSCL trước thiên tai hạn, mặn - Hình 1

Ông Lê Hữu Tâm (xã Hưng Yên, H.An Biên, Kiên Giang) mất trắng 25 công lúa vì nước bị nhiễm mặn - Ảnh: Tây Hồ

Khoan giếng ngầm

Kiên Giang đang là tỉnh hứng chịu hậu quả nặng nề nhất bởi hạn, mặn. Tính đến nay, diện tích thiệt hại trong vụ lúa mùa và đông xuân 2015 - 2016 Kiên Giang đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của hơn 18.000 hộ nông dân. Hạn hán cũng làm hàng chục ngàn hộ dân thiếu nước ngọt cho sinh hoạt. Theo các chuyên gia, những tác động "kép" đầy tai hại trên chắc chắn còn tăng bởi đây mới là đầu mùa khô, nắng nóng, xâm nhập mặn sẽ còn kéo dài và ngày càng gay gắt hơn.

&'Giải cứu' ĐBSCL trước thiên tai hạn, mặn - Hình 2

Giếng nước ngầm vừa được khoan thêm để dự phòng nguồn nước sinh hoạt cho người dân TP.Rạch Giá - Ảnh: Xuân Lam

Ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết ngay lúc này, ngoài giải pháp tình thế như khoan thêm giếng ngầm, chủ động nguồn nước ngọt cho các nhà máy, tỉnh đã chỉ đạo các huyện thị khẩn cấp hoàn thành các công trình thủy lợi còn dang dở, công trình ngăn mặn "chữa cháy" như nghiên cứu đắp các đậ.p ngăn cao su, đậ.p vải kỹ thuật; tuyệt đối không để cục bộ ở các huyện xung đột lợi ích với nhau.

Hiện Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang đang khoan 16 giếng nước ngầm để bổ sung nguồn nước dự trữ khi nước mặt bị nhiễm mặn. Mỗi giếng sâu từ 85 - 115 m, tổng chi phí khoảng 15 tỉ đồng. Khi hoàn thành, 16 giếng sẽ cung cấp thêm khoảng từ 16.000 - 20.000 m3 nước/ngày đêm. "Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế nhằm đối phó tình hình hiện nay. Về lâu dài, công ty đã lập dự án xây dựng thêm một hồ chứa nước ngọt ở TP.Rạch Giá và một hồ ở Sóc Xoài (thuộc H.Hòn Đất) với sức chứa mỗi hồ khoảng 1 triệu m3", ông Nguyễn Hữu Hoài Phương, Giám đốc Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang, nói.

Còn tại Hậu Giang, ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy, cũng đã chỉ đạo khoan nước ngầm để khai thác nước ngọt bổ sung cho các nhà máy nước khi mặn kéo dài. Theo đó, tại TP.Vị Thanh sẽ khoan 2 giếng bổ sung khoảng 5.800 m3nước/ngày đêm. Ở TX.Ngã Bảy, TX.Long Mỹ, H.Châu Thành mỗi điểm khoan 1 giếng để bổ sung khoảng 2.900 m3 nước ngọt/ngày đêm...

Nạo vét kênh, xây cống ngăn mặn

Tỉnh Cà Mau lên kế hoạch nạo vét các tuyến kênh chứa nước ở khu vực rừng U Minh Hạ, đầu tư hệ thống hồ chứa nước ngọt phục vụ nước sinh hoạt cho dân và kết hợp phục vụ phòng cháy rừng.

Đặc biệt, Cà Mau cũng kiến nghị T.Ư xem xét hỗ trợ địa phương dự án đầu tư dẫn nước ngọt từ vùng Nam sông Hậu về Cà Mau để hạn chế tối đa tình trạng khoan nước ngầm ở vùng đất bị nhiễm mặn. Các tỉnh khác như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiề.n Giang cũng đang ráo riết thực hiện các biện pháp chủ động nguồn nước ngọt sinh hoạt cho dân.

Ở Kiên Giang những năm trước đã chủ động xây dựng hệ thống cống ngăn mặn, cống lấy nước ngọt để sản xuất.

Tuy nhiên, nhiều cống không phát huy được tác dụng, có cống xây dang dở, thiếu vốn, có cống khi xong lại không còn phù hợp với tình hình sản xuất thực tế... Theo ông Hồng, hiện tại UBND tỉnh đã cho rà soát lại hiện trạng sử dụng của các cống để có sự điều chỉnh cho phù hợp; đồng thời chỉ đạo Sở NN-PTNT phối hợp các địa phương triển khai phương án ngăn mặn - giữ ngọt, tập trung ở vùng ven biển An Biên - An Minh và một số khu vực cục bộ ở TP.Rạch Giá, các huyện Châu Thành, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành. Đây đều là các huyện đang gặp khó bởi hệ thống cống ngăn mặn chưa được xây dựng đồng bộ.

Hiện tại toàn tỉnh mới chỉ hoàn thành 82/89 đậ.p ngăn mặn và cần phải đắp thêm 12 đậ.p ở vùng bị ảnh hưởng của H.Giang Thành. "Với các công trình thủy lợi, công trình ngăn mặn lâu dài cần nguồn vốn lớn thì có kế hoạch cụ thể trên cơ sở tính toán, cân đối trên toàn tỉnh. Riêng các công trình tạm thời, các địa phương cần tính toán sử dụng các đậ.p như đậ.p cao su, đậ.p vải địa kỹ thuật vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí", ông Hồng nói.

Chọn giống lúa phù hợp

Một số địa phương ở Kiên Giang cũng đã tính đến chuyển đổi mô hình sản xuất. Đặc biệt ở H.An Minh, lần đầu tiên ngành nông nghiệp sẽ phát hàng chục ngàn phiếu thăm dò, lấy ý kiến người dân xem mô hình nào phù hợp, hiệu quả có thể áp dụng được ở những vùng đất bị nhiễm mặn không trồng được lúa. Còn H.An Biên đang chuẩn bị thí điểm vùng nuôi chuyên canh tôm và phát triển thêm mô hình nuôi thủy sản nước lợ.

&'Giải cứu' ĐBSCL trước thiên tai hạn, mặn - Hình 3

Cống ngăn mặn ở ấp Xẻo Quao (xã Đông Hòa, H.An Minh) đang được đầu tư xây dựng - Ảnh: Tây Hồ

Tại Cà Mau, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh, cũng đã chỉ đạo các địa phương thực hiện một loạt giải pháp phòng chống hạn, mặn như tuyên truyền cho người dân về mùa vụ, diễn biến thời tiết, chuyển giao kỹ thuật mô hình lúa tôm phù hợp với điều kiện thực tế, hướng dẫn lịch thời vụ và bố trí cây trồng phù hợp...

Trong khi đó, Cục Trồng trọt khuyến cáo ngoài việc ưu tiên cho sản xuất giống lúa phù hợp với cơ cấu mùa vụ, thị trường thì cần chú ý tới phù hợp với diễn biến tình hình xâm nhập mặn, nhất là các tỉnh Long An, Tiề.n Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Hậu Giang. Cục Trồng trọt cho rằng những vùng khó khăn về nước tưới, chịu ảnh hưởng phèn, mặn thì nông dân nên sử dụng một số giống: OM 5464, AS 996, OM 2517, OM 5451, OM 6677, OM 6976; vùng ven biển Nam bộ sử dụng các giống: IR 50404, OM 576, OM 5476, OM 4900, OMCS 2000, Jasmine 85, RVT, VD 20, ST5; vùng bán đảo Cà Mau sẽ phù hợp với các giống: OM 4900, OM 2517, GKG 1, OM 7347, RVT, OM 5954.

Rửa đất nhiễm mặn

Hiện nay, hơn 40% diện tích trồng lúa vùng ĐBSCL, tương đương gần 300.000 ha đất sản xuất bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Vì vậy, việc cải tạo diện tích đất bị nhiễm mặn là hết sức quan trọng và cấp bách. Theo GS-TS Nguyễn Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nếu đất nhiễm mặn thì nông dân cần áp dụng thêm kỹ thuật dùng lượng nước ngọt rửa mặn 1 - 2 lần trước khi xuống giống.

Đối với những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi nung, riêng đất mặn không phèn nên bón vôi thạch cao (CaSO4) với liều lượng khoảng 30 - 50 kg/1.000 m2. Sau khi rải vôi cần cày hoặc sục cho vôi trộn đều trong đất, ngâm nước từ 1 - 2 ngày rồi rút nước.

Đình Tuyển - Xuân Lam

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024

Tin đang nóng

Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Sau concert "Anh Trai Say Hi" là đại hội xin lỗi!
18:53:19 29/09/2024
Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?
16:25:20 29/09/2024
Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?
19:44:00 29/09/2024

Tin mới nhất

Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích

18:08:30 29/09/2024
Tính đến 15 giờ chiều nay, lũ quét và sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích, 6 người bị thương và nhiều ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Có thể bạn quan tâm

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Concert "Anh trai say hi": Erik gặp sự cố trang phục, MC xin lỗi vì làm ồn

Nhạc việt

21:22:31 29/09/2024
Sau khi concert đầu tiên của Anh trai say hi khép lại, chương trình đã nhận được nhiều phản ứng bùng nổ trên mạng xã hội.

"Đảo thiên đường": Nữ MC xứ Hàn bất ngờ tỏ tình DJ Wukong

Tv show

21:16:13 29/09/2024
Sau phần bỏ phiếu trái tim, tâm lý của Hooyeon cũng thay đổi bất ngờ, cô thừa nhận sẽ thành thật với chính bản thân, đồng thời tiết lộ đối tượng hướng đến là DJ Wukong.

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

Thế giới

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường

Sao châu á

19:48:18 29/09/2024
Xuất hiện trước ống kính team qua đường , Hyun Bin diện một bộ đồ thể thao với áo phông 3 lỗ kết hợp quần short khỏe khoắc, khoe cơ bắp săn chắc.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.

Chú chó Chopper gây sốt vì chinh phục 7 đỉnh núi khó trèo ở Việt Nam

Lạ vui

19:34:02 29/09/2024
Nguyễn Thị Hà Mai là người đam mê leo núi. Mỗi lần đi leo núi, chị phải mang Chopper đi gửi. Lúc về, chị Mai thấy cún cưng của mình có dấu hiệu stress và đôi lần còn bị nhiễm chéo bệnh từ các bạn chó khác.

Vụ xuất hiện chàng trai giống hệt nam thần Ji Chang Wook ở Việt Nam: Lộ bằng chứng photoshop, "mượn ảnh" người khác về sống ảo

Netizen

19:27:17 29/09/2024
Chàng trai có gương mặt giống Ji Chang Wook này đã gây sốt cõi mạng suốt thời gian qua nhưng nhanh chóng bị bóc trên khắp các nền tảng MXH.