Miền Tây có một loại bánh mang tên rất lạ, nhưng ăn thì dễ “nghiện”
Từ lâu miền Tây là nơi nổi tiếng với nhiều đặc sản và món ăn ngon. Trong đó có những món bánh tên rất lạ mà nhiều người còn chưa nghe đến bao giờ, ví dụ như bánh cúng.
Từ lâu miền Tây là nơi nổi tiếng với nhiều đặc sản và món ăn ngon. Trong số đó có nhiều loại bánh ngon, độc lạ chỉ có ở miền sông nước này. Có những món bánh rất lạ nhiều người còn chưa nghe tên bao giờ, ví dụ như bánh cúng.
Nói về cái tên độc đáo của món bánh này, nhiều giả thuyết cho rằng, ngày xưa tên bánh là bánh cuốn do cách làm bánh là phải cuốn lá chuối lại.
Nhưng sau này dễ nhầm lẫn với món bánh cuốn nóng nhân thịt nên mới đọc chệch sang thành bánh cúng. Cũng có người cho rằng đây là loại bánh dùng để cúng ông bà tổ tiên, cúng giỗ, cúng rằm nên mới có tên như vậy.
Bánh cúng tuy mang vẻ ngoài mộc mạc, bình dân, nhưng để có được những chiếc bánh thơm ngon là cả một nghệ thuật của người làm bánh. Với tiêu chí, bánh phải dai, có vị béo, ngọt, vừa miệng, khi ăn không ngán, đặc biệt màu sắc bắt mắt, mùi vị hấp dẫn, các công đoạn làm bánh diễn ra công phu.
Bánh có màu trắng trong, dai giòn, được gói trong lá chuối, thơm mùi bột gạo
Phần nguyên liệu chỉ gồm bột gạo pha với nước cốt dừa, đường, nước cốt lá dứa. Muốn bánh ngon, gạo được dùng phải chọn loại gạo ngon, còn nguyên hạt đem đi ngâm nước và xay thành bột. Bột xay xong đổ vào thau nhựa, bắt đầu pha với nước cốt dừa, nước lá dứa, cùng một ít muối, đường cho vừa khẩu vị và dùng vá đảo đều, hòa tan bột sao cho bột không quá loãng hoặc quá đặc là được.
Đến công đoạn gói bánh, tàu lá chuối (chuối sứ hay chuối hột) dùng phải tươi, rọc lấy lá, đem phơi hơi héo (không được quá tươi hay quá khô), rồi xé thành từng miếng bề ngang cỡ hơn lòng bàn tay, đem lau sạch hai mặt trong ngoài.
Video đang HOT
Tiếp đó, dùng một thanh tre dài cỡ hơn gang tay, đường kính cỡ một phân rưỡi để cuộn lá nhằm định hình thành những chiếc ống dài (bằng gang tay người lớn). Khi cuộn, bắt đầu từ mép lá, cuộn sao cho các lớp lá xếp chồng, hiện vân đẹp mắt; gấp mép ở cuối đầu rồi dùng dây chuối khô xé nhỏ buộc lại, phần gấp mép này rất quan trọng, nếu không khéo, có thể làm mép gãy, khi đổ bột vào sẽ bị chảy; các mép gấp cũng nên vừa phải, vì mép gấp cao quá, cuốn bánh sẽ bị ngắn.
Bánh cúng ngon là phải dai, có vị béo, ngọt, mặn vừa miệng, khi ăn không ngán, đặc biệt màu sắc bắt mắt, mùi vị hấp dẫn, các công đoạn làm bánh diễn ra công phu
Kế đến, dùng dây chuối buộc tiếp ở thân ống khoảng một, hai sợi, rồi rút lá ra để có những chiếc ống lá phẳng phiu. Phần lá được định hình xong, cho phần bột đã pha vào một cái ca có miệng nhọn để rót bột không chảy ra ngoài. Canh bột đổ vừa phải, vì ít quá bánh sẽ không tròn, nhiều quá bột sẽ trào. Cuối cùng, gấp mép lá lại và cột chặt bằng dây lạt để lúc đổ bột vào ống lá không bị chảy ra.
Bánh cúng sau khi hấp chín có mùi thơm của gạo nếp, của các gia vị và quan trọng là mùi thơm của lá chuối quyện vào bánh. Nhiều người hay đùa rằng, bánh cúng càng ăn càng “nghiện”, nhiều khi ăn một cái nhưng lại muốn ăn liền 10 cái.
Miền Tây không chỉ có trái cây nổi tiếng từ nhà vườn mà còn có nhiều loại ngon lành, không trồng vẫn hái
Trái bần, bình bát hay cà na vốn là những loại trái dân dã của vùng miền Tây sông nước. Nhưng chính những thức trái này lại góp phần tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ của người con miền Tây xa quê hay du khách ghé thăm nơi đây.
Đặt chân đến với miền Tây sẽ thấy rất nhiều điều thú vị mà bạn chẳng bao giờ có thể tìm thấy ở những nơi khác. Những loại trái "rặt" miền Tây cũng là một trong số đó. Thứ khiến du khách phương xa cảm thấy lạ lẫm nhưng lại vô cùng thích thú khi thử qua và sẽ lưu luyến mãi rồi tìm cách mua về bằng được. Chỉ là những loại cây trái dân dã mọc dài mọc dại cũng có thể tạo nên nhiều câu chuyện thú vị của tuổi thơ mỗi người con miền Tây.
Trái cà na
Cà na từng là loại cây hoang dại với giá trị kinh tế không cao nhưng cho trái rất nhiều, nhìn trái xếp lớp trên cành sai trĩu có vẻ giống với cây táo xanh của miền Bắc mỗi lần vào ngay vụ. Trái cà na sống vừa chua vừa chát rất khó để ăn nhưng khi chín sẽ rất thơm và chỉ cần ngửi thấy sẽ dậy cơn thèm, tìm ngay chén muối ớt đâm rồi xử sạch.à
Trái cây miệt vườn miền Tây- cà na. Ảnh minh họa: IT
Tuy nhiên ở miền Tây sẽ thường chế biến cà na sống để dễ bảo quản và ăn được lâu hơn với rất nhiều cách chế biến như cà na đập giập trộn muối ớt hay cà na ngào đường, cà na ngâm đường,... Dù có làm kiểu gì cũng không qua nổi vị giác của những người con miền phù sa.
Trái bình bát
Cho đến giờ trái bình bát vẫn là loại cây mọc dại ở các bờ kênh bờ mương nhưng sẽ ít khi nhìn thấy trái chín, vì trái chưa kịp chín đám nhóc đã canh me bẻ hết rồi. Trái bình bát có hình tim, khi chín sẽ có màu vàng và mùi hương rất thơm.
Trái bình bát ven sông đầy hấp dẫn. Ảnh minh họa: IT
Trái bình bát có nhiều múi giống như mãng cầu nên có người hay gọi mãng cầu rừng. Khi chín sẽ thường đánh đá đường hoặc có thêm chút sữa cho vị béo ngậy hơn. Mỗi khi trời nắng có được tô bình bát đánh đá đường là hết sảy.
Trái bần
Lại một đặc trưng miền Tây, cây mọc ven bờ nước và miệt Cà Mau Bạc Liêu hay kêu trái "bằn" theo ngữ điệu địa phương một cách thật thà dân dã.
Muốn ăn mắm sặc bần chua/ Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm. Ảnh minh họa: IT
Trái bần đặc trưng có màu xanh, hình tròn, dẹt, vị chua và chát nhẹ, bần có nhiều dòng khác nhau như bần ổi, bần chua, bần dĩa nhưng loại nào cũng không qua được... dĩa muối ớt đâm vừa mặn vừa nồng. Cắn miếng bần chấm muối ớt đủ vị chua cay mặn chát sẽ thấy cả bầu trời tuổi thơ, nhớ cả nồi canh chua trái bần của mẹ.
Trái thanh trà
Điểm tô thêm cho sự đa dang của trái cây miền quê sông nước còn có mặt trái thanh trà, mỗi lần vào vụ đi dọc đường sẽ thấy từng chùm từng chùm cột đầy đặn được bày bán. Có những người nơi khác tới không biết, nhìn từ xa nghĩ giống chùm trái tắc mùa Tết của người miền Bắc vậy, chín vàng đẹp mắt.
Thanh trà chấm muối ớt thôi cũng làm người ta thòm thèm. Ảnh minh họa: IT
Trái thanh trà cứ để vậy lột vỏ chấm muối ớt cũng ngon hoặc cầu kỳ hơn chút sẽ xay chung với đường và đá sẽ có ngay món giải nhiệt tuyệt vời ngày hè.
Mới chỉ một vài loại cây trái dân dã miền quê nhưng đủ làm say mê du khách và còn gợi nỗi nhớ quê da diết của bao người con xa xứ, mỗi khi vô tình thấy được là vui như thấy quê nhà trước mắt vậy.
Về miền Tây sông nước, nhớ con cá he béo ngậy Bên cạnh cá linh, cá he còn là món đặc sản của vùng miền Tây sông nước. Cá he có thể chế biến theo nhiều cách, món nào cũng ngon và đều rất "bắt cơm". Về miền Tây sông nước có đủ loại thức ngon, nhưng đã là sông nước thì không thể nào bỏ qua các món ăn đặc sản từ cá,...