Miền Tây có đến 23 hố sâu “tử thần” dưới lòng sông
Theo chuyên gia, vùng ĐBSCL hiện có đến 23 hố sâu dưới lòng sông. Những hố sâu này có thể sẽ bị dịch chuyển và gây ra những vụ sạt lở nghiêm trọng khó lường trước.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện – chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL cho biết, ở ĐBSCL có tổng cộng 23 hố sâu. Những hố sâu này hình thành theo tự nhiên trong nhiều năm qua. Theo nghiên cứu, những hố này có độ sâu từ mười mét đến hàng chục mét, rộng từ bốn ha đến hàng chục ha.
Vị trí các hố sâu ở ĐBSCL (Nguồn: Báo cáo kỹ thuật số 31 của Ủy hội sông Mê Công – MRC)
Vị trí thường có các hố sâu là nơi đoạn sông cong, nước đạp vào bờ phía lõm, bên dưới nơi hợp lưu của hai dòng chảy, nơi dòng chảy bị cù lao giữa sông tách ra làm hai và hợp lại ở bên dưới và nơi dòng sông bị thắt nút cổ chai ở một bên hoặc hai bên.
“Những hố sâu này trước đây vẫn ở yên nhưng khi có sự mất cân bằng động lực dòng chảy, nó sẽ bị dịch chuyển vị trí, ăn vào bờ và gây ra những vụ sạt lở nghiêm trọng. Nguyên nhân gây mất cân bằng động lực dòng chảy là do lượng cát từ thượng nguồn về ít trong khi đó ở hạ lưu ĐBSCL lại xảy ra tình trạng khai thác cát quá mức” – Chuyên gia về sinh thái ĐBSCL cho biết.
Vụ sạt lở nghiêm trọng trên sông Vàm Nao
Video đang HOT
Cũng theo Thạc sĩ Thiện, tình trạng sạt lở nghiêm trọng vừa mới xảy ra trên sông Tiền (đoạn qua địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) và sông Vàm Nao (đoạn thuộc xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) đều có sự xuất hiện của hố sâu.
Sau vụ sạt lở trên, những ngày cuối tháng 4, trên sông Tiền (đoạn qua xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) cũng xảy ra tình trạng sạt lở nguy hiểm (dài khoảng 210 mét, đe doạ sự an toàn của 217 hộ dân).Như Dân Việt đã đưa tin, trước đó, ngày 22.4 vừa qua, trên sông Vàm Nao (đoạn thuộc xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) bất ngờ xảy ra vụ sạt lở. Điểm sạt lở dài 160 mét, ăn sâu hơn 30 mét khiến 108 hộ dân phải di dời khẩn cấp, tổng thiệt hại ước tính khoảng 90 tỷ đồng.
Để có những biện pháp khắc phục, hỗ trợ kịp thời cho người dân, tỉnh An Giang và Đồng Tháp cũng đã ban bố khẩn cấp tình trạng sạt lở bờ sông tại 2 khu vực trên.
Theo Danviet
Miền Tây sạt lở gần 600 km bờ sông
Mất cân bằng lượng bùn cát, thay đổi phân lưu sông Tiền - sông Hậu, nạn chặt phá rừng, khai thác cát sỏi trái phép... là nguyên nhân sạt lở ngày càng nghiêm trọng tại miền Tây.
Tỉnh An Giang muốn được hỗ trợ hơn 800 tỷ đồng để xây các khu dân cư phục vụ di dời 20.000 hộ dân ra khỏi những vùng sạt lở nguy hiểm. Ảnh: A.X
Chiều 15/5, tại An Giang, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng các bộ ngành làm việc với một số tỉnh thành miền Tây bị sạt lở nghiêm trọng, bàn giải pháp phòng chống, đảm bảo tính mạng và tài sản người dân.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, miền Tây hiện có 406 đoạn sạt lở, với tổng chiều dài 891 km (cả bờ sông và bờ biển), đe doạ cuộc sống hàng nghìn hộ dân cùng nhiều công trình hạ tầng, kho bãi, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trong đó, nhiều nơi sạt lở đặc biệt nguy hiểm như tại sông Vàm Nao (xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) khiến 108 hộ dân phải dời khẩn cấp. Sạt lở 600 m tại bờ sông Tiền (đoạn qua xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) uy hiếp hơn 100 nhà dân và Quốc lộ 30 nối trung tâm tỉnh này với khu vực biên giới Campuchia. Kè Gành Hào ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) bị xói lở hơn 800 m...
Nguyên nhân gây ra do mất cân bằng bùn cát, thay đổi tỷ lệ phân lưu sông Tiền - sông Hậu; chặt phá rừng, khai thác cát sỏi trái phép; nước biển dâng; lún sụp đất do khai thác nước ngầm...
Tỉnh An Giang hiện có 51 đoạn bờ sông cảnh báo sạt lở với tổng chiều dài hơn 162 km, ảnh hưởng 20.000 hộ dân. Trong đó, gần 5.400 hộ cần sớm di dời khỏi khu vực nguy hiểm. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh kiến nghị: "Chính phủ ưu tiên hỗ trợ 820 tỷ đồng đầu tư các cụm tuyến dân cư để di dời các hộ dân vào nơi an toàn".
Bộ Trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đề nghị Chính phủ sớm xem xét phê duyệt danh mục các dự án thuộc chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, hoặc cho phép triển khai trước dự án chống sạt lở sông Hậu.
Các bộ cùng địa phương thuộc lưu vực sông Tiền, sông Hậu khảo sát, đánh giá tổng thể và khoa học tất cả các nguyên nhân sạt lở. Từ đó xác định cụ thể những khu vực xung yếu, đề xuất các giải pháp.
Cù lao Long Phú Thuận nằm giữa sông Tiền, thuộc huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp nhiều năm qua là điểm nóng sạt lở. Ảnh: Cửu Long.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhìn nhận tình trạng sạt lở bờ sông, biển đang xảy ra ở nhiều nơi đã ảnh hưởng đến nhiều người dân cũng như hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.
"Trước mắt cần tập trung vào làm những công trình cấp bách, bảo vệ khu vực sạt lở, xây dựng các khu tái định cư ổn định chỗ ở cho người dân", ông nhấn mạnh và lưu ý tại những nơi có nguy cơ sạt lở cao phải được theo dõi chặt chẽ, sẵn sàng kế hoạch sơ tán nhanh nhất để đảm bảo tính mạng, tài sản, học hành của người dân.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu thường xuyên kiểm tra việc khai thác cát sỏi ven sông, ven biển; đặc biệt xử lý nghiêm tình trạng khai thác trái phép, không đúng quy hoạch. Các địa phương rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn, tái cơ cấu phát triển ngành gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, chống sạt lở.
Các bộ, ngành chức năng tập trung lập quy hoạch bờ sông, bờ biển; điều tra, đánh giá, hằng năm về tổng lượng bùn cát đã về và tổng lượng khai thác ở miền Tây; đưa ra các giải pháp chống sạt lở đồng bộ...
Sáng cùng ngày, đoàn công tác đã đến khảo sát, thăm hỏi, tặng quà các hộ dân bị ảnh hưởng bởi vụ sạt lở bờ sông Vàm Nao tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang...
Cửu Long
Theo VNE
Kiến nghị hoãn dự án thủy điện ở Lào để bảo vệ 20 triệu dân ĐBSCL Cho rằng những nghiên cứu đánh giá về dự án thủy điện Pắc - Beng của Lào thời gian qua chưa đầy đủ, các nhà khoa học khu vực ĐBSCL đã có ý kiến đề xuất hoãn xây dựng dự án trên. Sáng nay (12.5), tại TP.Cần Thơ, Ủy hội sông Mê Công Việt Nam (Bộ TNMT) đã tổ chức hội thảo tham...