Miễn phí khách tham quan trong Ngày Quốc tế bảo tàng 18/5
Cục Di sản văn hóa đã có văn bản gửi các bảo tàng trong hệ thống bảo tàng Việt Nam đề xuất các bảo tàng Việt Nam miễn phí cho khách tham quan trong Ngày Quốc tế bảo tàng 18/5/2019.
“Bảo tàng là trung tâm văn hóa: Tương lai của truyền thống” được Hiệp hội Bảo tàng quốc tế (ICOM) chọn làm chủ đề kỷ niệm Ngày Quốc tế bảo tàng 18/5 năm nay. Chủ đề Ngày Quốc tế bảo tàng năm 2019 nhằm nâng cao vai trò tích cực của các bảo tàng, cùng cộng đồng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Bên cạnh nhiệm vụ truyền thống như nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, hệ thống bảo tàng ngày nay còn nỗ lực tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề của xã hội, hòa giải và gắn kết cộng đồng.
Nhiều bảo tàng trong đó có Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam
Video đang HOT
mở cửa miễn phí cho du khách trong Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5/2019
Thông qua hoạt động tại địa phương, các bảo tàng cùng góp phần vào việc giải quyết những vấn đề toàn cầu, chủ động đáp ứng thách thức của xã hội hiện nay; thể hiện vai trò là trung tâm của các hoạt động xã hội, chủ động thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa các cộng đồng văn hóa, xây dựng cầu nối hòa bình và định hướng cho một tương lai hòa bình bền vững.
Trên cơ sở đó, các bảo tàng tại Việt Nam sẽ nghiên cứu và phối hợp triển khai một số hoạt động gồm: Miễn phí cho khách tham quan trong Ngày Quốc tế bảo tàng 18/5/2019; nghiên cứu, sáng tạo các hình thức giới thiệu, trưng bày, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể và tổ chức các sự kiện văn hóa trong và ngoài bảo tàng; chủ động phối hợp với ngành giáo dục để giới thiệu các di sản văn hóa, đặc biệt là các di sản văn hóa phi vật thể tới đối tượng công chúng là học sinh, sinh viên; đẩy mạnh hoạt động truyền thông của bảo tàng, quan tâm tới các nội dung truyền thông số trên các ứng dụng website, mạng xã hội hoặc các ứng dụng cho điện thoại thông minh.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có 162 bảo tàng trong đó gồm 126 bảo tàng công lập, 36 bảo tàng ngoài công lập với gần 3 triệu hiện vật đang được lưu giữ./.
Theo DCSVN
Cục Di sản văn hóa chỉ đạo xác minh việc phá dỡ nhà thờ Bùi Chu
Cục Di sản văn hóa đề nghị các ban ngành liên quan của tỉnh Nam Định đề xuất phương án bảo vệ, tu bổ nhà thờ Bùi Chu, báo cáo Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch trước ngày 6/5.
Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Đình Thành, Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch (Bộ VHTT&DL) cho biết ngày 2/5 Cục đã gửi văn bản đến Sở VHTT&DL tỉnh Nam Định yêu cầu Sở khẩn trương kiểm tra thông tin liên quan đến việc phá dỡ nhà thờ Bùi Chu (Xuân Trường, Nam Định) để xây nhà thờ mới.
Nhà thờ chính tòa Bùi Chu. Ảnh: Hoàng Đông.
Cục Di sản đề nghị Sở báo cáo UBND tỉnh Nam Định giao các cơ quan liên quan của tỉnh đề xuất phương án xử lý, báo cáo UBND tỉnh Nam Định và Bộ VHTT&DL trước ngày 6/5.
Ông Thành cho biết công trình nhà thờ Chính tòa Bùi Chu đã được đưa vào danh mục kiểm kê để xét công nhận di tích. Về nguyên tắc công trình được đưa vào danh mục kiểm kê sẽ được bảo vệ theo luật di sản văn hóa.
"Tuy nhiên Sở Xây dựng tỉnh Nam Định đã cấp phép xây dựng (nhà thờ mới) trước khi Sở Văn hóa đưa công trình vào danh mục kiểm kê. Vì có việc trước việc sau nên tỉnh Nam Định phải xem xét xử lý cho phù hợp", ông Thành chia sẻ.
Trước phản ứng của nhiều kiến trúc sư và giới bảo tồn đề nghị trùng tu nhà thờ thay vì phá dỡ, Tổng đại diện Giáo phận Bùi Chu, Linh mục Giuse M. Nguyễn Đức Giang đã lên tiếng khẳng định việc đại tu công trình này là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn, đồng thời phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của bà con ở các xứ đạo, họ đạo trong Giáo phận.
"Nếu tiếp tục để như vậy sử dụng sẽ rất nguy hiểm. Tại đây, đã từng xuất hiện sự cố khi bà con giáo dân đang hành lễ trong thánh đường, bất ngờ một mảng vật liệu trên trần Nhà thờ bong ra rơi xuống, rất may không trúng ai", Linh mục Nguyễn Đức Giang nói.
Thông tin tháo dỡ nhà thờ Bùi Chu bắt nguồn từ một bài đăng trên website Giáo phận Bùi Chu với nhan đề "Lễ Truyền dầu năm nay sẽ được tổ chức ở đâu?". Theo nội dung bài đăng, nhà thờ Chính toà Bùi Chu dự kiến sẽ được hạ giải vào ngày 13/5, do đó lễ truyền dầu sắp tới sẽ là buổi lễ cuối cùng được tổ chức tại nhà thờ này.
Ngay sau thông tin này, hơn 20 kiến trúc sư đã ký tên vào "đơn đề nghị cứu xét" gửi Thủ tướng, Bộ trưởng VHTT&DL, UBND tỉnh Nam Định để kiến nghị dừng phá dỡ nhà thờ Bùi Chu để chờ đánh giá toàn diện của Hội đồng Di sản quốc gia.
Theo Zing
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Niềm tin gắn kết dân tộc Nét độc đáo nhất của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được Giáo sư sử học Hà Văn Tấn đúc kết. "Không nơi nào trên thế giới, mà ở đó tất cả mọi người đều tin rằng họ có một ngôi mộ tổ tiên chung, một đền thờ tổ tiên chung, để vào một ngày hàng năm, họ lại hành hương đến tưởng...