Miền núi Tây Nghệ tuyệt đẹp qua ống kính của nhiếp ảnh gia 9x Tương Dương
Những sườn núi mùa thay lá mơ màng trong sương trắng, con đường quanh co chạy vắt ngang ngàn xanh, khung cảnh Tương Dương, Kỳ Sơn qua ống kính của chàng trai trẻ xứ Nghệ bỗng trở nên khác lạ như ở một nước châu Âu.
Vang Thương (sinh năm 1991) là cái tên khá được chú ý với những bạn trẻ yêu nhiếp ảnh, du lịch xứ Nghệ. Chàng trai dân tộc Thái sinh ra và lớn lên ở Thạch Giám (Tương Dương), sở hữu tài khoản Instagram gần 18 nghìn lượt theo dõi với những hình ảnh tuyệt đẹp chụp phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ của miền Tây xứ Nghệ.
Quốc lộ 7A quanh co qua núi trên ảnh của chàng trai 9x bỗng mang dáng dấp của những khu du lịch nổi tiếng châu Âu.
Những đỉnh núi trùng điệp hùng vĩ mà nên thơ ở Kỳ Sơn.
Mặc dù hiện không còn sống ở Tương Dương, nhưng Thương vẫn thường xuyên về nhà. Mỗi lần về quê, nhiếp ảnh gia 9x lại khám phá nhiều địa điểm đẹp của miền Tây xứ Nghệ và chụp ảnh.
Thương gợi ý, một trong những điểm đến ở Tương Dương mà cậu thích nhất là cung đường vào thủy điện Bản Vẽ và các bản vùng cao trong xã Tam Thái, Tam Hợp.
Video đang HOT
Sông suối, sườn núi và ruộng bậc thang của Tương Dương qua ống kính của Thương trở nên đẹp khác lạ.
Những hình ảnh của Thương chụp phong cảnh Tương Dương, Kỳ Sơn trên đường về nhà nhận được nhiều lượt thích và bình luận khen ngợi trên mạng xã hội.
Một góc Mường Lống (Kỳ Sơn) nên thơ với mái nhà trầm mặc dưới tán đào vào xuân.
Những tấm ảnh du lịch của chàng trai 9x được yêu thích nhờ góc nhìn khác biệt, màu ảnh ấn tượng và chất thơ rất lãng mạn.
Là một người thích xê dịch, Thương mong muốn được khám phá hết mọi điểm đến xứ Nghệ và có thêm nhiều hình ảnh đẹp giới thiệu với bạn bè.
Theo baonghean.vn
Công ty thủy điện phải xây lại cầu, đền bù cho người dân
Tại phiên họp tháng 9/2018, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu công ty thủy điện Bản Vẽ, thủy điện Khe Bố làm lại cầu bị lũ cuốn trôi, hỗ trợ và đền bù cho các hộ dân bị thiệt hại nặng nề sau đợt lũ chồng lũ vừa qua.
Trong phiên họp trực tuyến với các địa phương của tỉnh Nghệ An về tình hình kinh tế xã hội quý III/2018, ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An cho biết, cơn bão số 3, số 4 đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Quá trình lập đoàn kiểm tra liên ngành xác định có việc một số nhà máy thủy điện xả lũ gây thiệt hại tại một số vùng ở các huyện miền núi như Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Kỳ Sơn. Rõ nhất là nhiều vùng dân cư bị ngập nước, sạt lở đường giao thông, trôi cầu cống, sạt lở đất đá, trôi nhà dân...
T hủy điện Bản Vẽ xả lũ ngày 31/8.
Đơn cử, vào 9h30 ngày 31/8, lượng nước đổ về hồ Bản Vẽ, xã Yên Na, huyện Tương Dương, đạt đỉnh 4.200m3/s. Để bảo đảm an toàn cho công trình, nhà máy phải tăng lượng xả lên 4.200m3/s. Đây cũng là mức xả lớn nhất trong 8 năm kể từ khi nhà máy vận hành.
Việc xả này không làm tăng lũ tự nhiên, nhưng đã làm co hẹp dòng chảy và xả từ trên cao xuống thành lưu tốc lớn làm biến đổi dòng chảy, gây sạt lở cho vùng hạ du.
Theo đoàn kiểm tra, công tác dự báo lưu lượng nước đổ về hồ Bản Vẽ vẫn sai số lớn; hành lang thoát lũ chưa đảm bảo an toàn khi hạ mực nước hồ thủy điện Bản Vẽ; chưa có bản đồ ngập vùng hạ du của các nhà máy thủy điện;...
Cầu Bản Vẽ bị lũ cuốn trôi.
Riêng với thủy điện Khe Bố, xã Tam Quang, huyện Tương Dương, ở hạ du so với thủy điện Bản Vẽ, việc dự báo và cung cấp thông tin, số liệu còn thiếu.
Do đó thủy điện Khe Bố xả không kịp, tạo độ dềnh lớn khu vực lòng hồ nên xảy ra ngập lụt nghiêm trọng ở lòng hồ. Với những bất cập đó, việc xả lũ đã ảnh hưởng một phần tới khu vực hạ du.
Mặt khác, việc triển khai các dự án thủy điện gây ra nhiều hệ lụy: Người dân di dời tái định cư có cuộc sống không ổn định; nhiều khu tái định cư xuống cấp, dang dở; một số dự án quy hoạch "treo" kéo dài... Vì vậy rất nhiều người đã phải trở về nơi ở cũ.
Lòng hồ tràn ngập rác, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Đoàn kiểm tra của tỉnh Nghệ An đã làm rõ các nguyên nhân tác động của thủy điện đến người dân, khẳng định khi các nhà máy thủy điện xả lũ đã gây ngập lụt nhiều khu vực ở vùng hạ du. Thiệt hại cho vùng hạ du là rất rõ ràng, các nhà máy thủy điện phải có trách nhiệm đền bù cho các hộ dân.
Cho đến thời điểm hiện nay, tại nhiều địa phương miền núi trong tỉnh, công tác khắc phục lũ quét vẫn chưa thể hoàn thành. Vì vậy, tỉnh Nghệ An đã đề nghị và yêu cầu các nhà máy thuỷ điện bồi thường thiệt hại cho các hộ dân bị ảnh hưởng từ việc vận hành xả lũ của các hồ thủy điện gây lũ lụt tại một số địa phương trong thời gian qua.
Tuy nhiên, ngay cả việc dọn rác, công ty CP thủy điện Bản Vẽ cũng chỉ mới thực hiện ở lòng hồ. Còn khối thực vật trôi nổi ở nơi khác không phải trách nhiệm của thủy điện. Bởi nguyên nhân gây rác là do thiên tai, nên thuộc trách nhiệm giải quyết là của... chính quyền địa phương.
Biên bản thiệt hại do ngập lụt của 1 trong số các hộ dân ở bản Khe Bố.
Còn lãnh đạo nhà máy thủy điện Khe Bố lại cho rằng, việc người dân bị ngập lụt, hư hỏng tài sản nguyên nhân không phải do nhà máy xả lũ. Khi người dân làm đơn kiện thì Nhà máy Thủy điện Khe Bố cho hay phải chờ các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An xác định rõ nguyên nhân có phải do xả lũ hay không rồi mới có cơ sở để giải quyết.
Theo báo cáo của sở Công Thương Nghệ An, tỉnh này có 32 dự án với tổng công suất 1.359,9MW đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, 13 nhà máy đã vận hành phát điện, 2 nhà máy đang chạy thử; 9 dự án đang triển khai thi công; 5 dự án đã có chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai; 3 dự án đã có trong quy hoạch được phê duyệt nhưng chưa có chủ trương đầu tư.
Theo nguoiduatin
Nghệ An: Nước lũ lên nhanh, nhiều nhà cửa bị cuốn trôi Sáng ngày 31.8, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết: "Hiện nước từ Lào đổ về rất nhanh, cùng với việc xả lũ của một số thủy điện trên địa bàn khiến cho hàng chục bản làng nơi đây bị ngập chìm trong nước lũ. Chúng tôi đang bám sát...